Sở hữu trí tuệ
Luật Sở hữu trí tuệ có 7 chính sách lớn cần sửa đổi, dự kiến sửa 44 điều trên tổng số 222 điều của Luật. Dự thảo Luật Sở hữu trí tuệ dự kiến sẽ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp tháng 10 năm 2021 và trình Quốc hội thông qua vào Kỳ họp tháng 5 năm 2022.
Hội thảo trực tuyến “Cơ quan Sở hữu trí tuệ với vai trò Cơ quan đổi mới sáng tạo” do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) phối hợp với Dự án hợp tác Singapore (SCP) tổ chức dưới sự hỗ trợ của Cơ quan Sở hữu trí tuệ Singapore (IPOS) đã diễn ra vào ngày 24/8/2020.
Nhóm nhà nghiên cứu Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học, ĐHQG Hà Nội đã phân lập thành công chủng mới của vi khuẩn Bacillus subtilis thuần khiết về mặt sinh học, có khả năng sản sinh ra các enzyme với hoạt tính cao và có tính khảng khuẩn để sản xuất probiotic với giá thành thấp.
Từ đầu năm 2019, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) đã cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích số 2-0001976 (công bố ngày 25/2/2019) cho giải pháp kỹ thuật “Xi măng composit có độ bền chịu sulfat và chịu nước biển” được đăng ký bởi Viện Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) của nhóm tác giả Lương Đức Long và các cộng sự.
Các doanh nghiệp phải chú trọng nâng cao nhận thức về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, trong đó có các quy định pháp luật sở hữu trí tuệ của EU, cũng như không ngừng đổi mới sáng tạo, cải thiện năng lực công nghệ nội tại và năng lực hấp thụ công nghệ mới, tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm của mình.
Thương hiệu “Bưởi Phúc Trạch” (Hương Khê, Hà Tĩnh) vừa được EU bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Đây là 1 trong 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam đã được EU cam kết bảo hộ từ ngày 1/8/2020.
Hoạt động hỗ trợ và phát triển tài sản trí tuệ đã giúp nhiều tổ chức, cá nhân và địa phương phát huy được lợi thế cạnh tranh. Trong khuôn khổ Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016 - 2020 (gọi tắt là Chương trình 68), năm 2019 là năm bản lề của việc thực hiện Chương trình để cơ quan quản lý và các đơn vị thụ hưởng kết thúc các dự án vào năm 2020.
Năm 2020 được kỳ vọng là năm có nhiều đột phá trong lĩnh vực bảo hộ dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý, xuất phát từ việc thay đổi phương pháp tiếp cận về mặt lý luận đến áp dụng phù hợp với thực tiễn phát triển của các địa phương.
16 dự án phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm đặc thù sau khi được bảo hộ đã tăng giá trị bước đầu từ 5-15%, góp phần mở rộng sản xuất, khẳng định được thương hiệu và nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm đặc trưng của Ninh Bình.
Mới đây, Cục Sở hữu trí tuệ ban hành Quyết định số 2653/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00082 cho tỏi An Thịnh. Đây là sản phẩm đầu tiên ở Bắc Ninh được bảo hộ chỉ dẫn địa lý. UBND huyện Lương Tài, Bắc Ninh là tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý này.
Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) đã đồng hành cùng doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ quyền SHTT, đưa SHTT trở thành công cụ quan trọng trong đổi mới sáng tạo.
Tỏi Lý Sơn được trao bảng chứng nhận Chỉ dẫn địa lý có ý nghĩa rất lớn, nâng cao giá trị tỏi Lý Sơn, tạo công ăn việc làm cho người dân. Tỏi Lý Sơn không chỉ được người dân trong nước biết đến mà còn vươn xa hơn ra quốc tế.
 

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Video  
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner