Sở hữu trí tuệ
Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020 (Chương trình 68 giai đoạn 3) đã hỗ trợ bảo hộ, khai thác sáng chế, đã thúc đẩy đổi mới sáng tạo, gia tăng nguồn tri thức, tài sản trí tuệ (TSTT) cho xã hội, đồng thời, đã minh chứng cho xu hướng của các nhà khoa học, nhà sáng chế Việt Nam hiện nay là hoạt động nghiên cứu đã dần tiếp cận, giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống, có tính ứng dụng cao.
Công tác bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam không ngừng phát triển, góp phần bảo đảm quyền lợi cho các đối tượng liên quan, thúc đẩy hoạt động thương mại, đầu tư, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh. Tuy nhiên, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã và đang ngày càng quy mô hơn, gây lo ngại, bức xúc cho xã hội. Để giải quyết tốt vấn đề này đòi hỏi cần phải có sự phối hợp từ nhiều phía.
Ngày 4/11, tại Hà Nội, Chương trình hợp tác phòng chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Chương trình Hành động 168) giai đoạn III đã tổ chức phiên họp lần thứ nhất và Tọa đàm triển khai chương trình phối hợp thực thi quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn 2020 – 2022.
Đến nay toàn tỉnh đã có 429 tổ chức, cá nhân được cấp tổng cộng 1.080 văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (4 sáng chế, 4 giải pháp hữu ích, 4 chỉ dẫn địa lý, 83 kiểu dáng công nghiệp, 985 nhãn hiệu).
Sáng ngày 28/10, UBND huyện Văn Quan tổ chức lễ đón nhận văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Trám đen Văn Quan, Lạng Sơn”.
Trong khuôn khổ Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020, trong năm 2019, Chương trình đã hỗ trợ bảo hộ chỉ dẫn địa lý và công tác kiểm soát nguồn gốc, quản lý chất lượng và khai thác, phát triển quyền sở hữu trí tuệ sau khi được bảo hộ cho 20 sản phẩm chủ lực, đặc thù của địa phương trong cả nước như cam Cao Phong, gạo Điện Biên, gạo Séng Cù...
Tập huấn về các nội dung về bảo hộ quyền SHTT cho các sản phẩm và các chủ thể tham gia chương trình; quản lý, nâng cao chất lượng sản phẩm được bảo hộ để phát triển theo chuỗi giá trị và các công cụ, giải pháp quản lý, truy xuất nguồn gốc, chất lượng sản phẩm.
Một trong những yếu tố then chốt giúp Dabaco phát triển và đạt được thành tựu như hiện nay, chính là việc Dabaco nhận thức rõ tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ cũng như đặc biệt quan tâm xây dựng phát triển thương hiệu trên nền tảng của sở hữu trí tuệ, gắn sở hữu trí tuệ với chiến lược sản xuất, kinh doanh của Dabaco.
Trong giai đoạn 2011-2019, đã có 5.000 số phát sóng về sở hữu trí tuệ (SHTT) trên các kênh truyền hình ở trung ương và địa phương, 37.000 người được tập huấn, 10.000 lượt người được đào tạo về SHTT
Ngày 2.10, UBND tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2017 – 2020, công bố quyết định cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu cho sản phẩm tiêu biểu của tỉnh.
Kỳ họp lần thứ 61 Đại hội đồng các quốc gia thành viên của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) năm 2020 diễn ra từ ngày 21-25/9/2020, tại Giơ-ne-vơ, Thụy Sỹ.
Cục Sở hữu trí tuệ vừa cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Lúa sinh thái Cà Mau” cho tỉnh Cà Mau. Đây là cơ hội để quảng bá, giới thiệu sản phẩm thế mạnh, nâng cao hơn giá trị thương hiệu cây lúa của tỉnh này.
 

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Video  
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner