Báo chí đồng hành cùng khoa học để tuyên truyền những thành tựu KHCN nước nhà, đồng thời qua đó cũng để xã hội học tập, giới quản lý nhận thức được vai trò của KH - CN. Đó là những chia sẻ của Bộ trưởng Bộ KH - CN Nguyễn Quân tại buổi giao ban báo chí về sự phát triển KHCN.
Dùng máy gặt đập liên hợp (GÐLH) và dụng cụ sạ lúa theo hàng có tác dụng kép: không chỉ tăng năng suất, chất lượng lúa gạo và hạ giá thành, mà còn góp phần chuyển dịch hàng triệu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp.
Hiện nay có 350 đơn vị đã đăng ký tham gia Chợ công nghệ và Thiết bị quốc tế 2012 (Techmart 2012). Đây là thông tin được ban tổ chức cho biết tại cuộc họp Tiểu ban nội dung ban tổ chức Techmart 2012 diễn ra tại trụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) ngày 22/8.
Báo Hànộimới đã có loạt bài "Hoạt động khoa học và công nghệ: "Đổi" từ đâu để "mới"?" đăng trên các số báo ra ngày 22, 23, 24-7, đề cập nhiều hạn chế của hoạt động khoa học, công nghệ (KHCN) nước nhà hiện nay. Để làm rõ hơn vấn đề này, phóng viên Báo Hànộimới có cuộc đối thoại với ông Nguyễn Quân - UVTƯ Đảng, Bộ trưởng Bộ KHCN, về những bất cập và định hướng phát triển KHCN nước nhà thời gian tới.
Tại Hội thảo “Đánh giá những tác động của hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân đối với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi” ngày 18/8. Thứ trưởng bộ KH&CN Nguyễn Văn Lạng yêu cầu UBND tỉnh Quảng Ngãi, huyện Ba Tơ và các cơ quan chuyên môn, các nhà khoa học phải xác định được nguyên nhân gây bệnh, từ đó tìm ra giải pháp điều trị, giải pháp phòng bệnh giúp người dân yên tâm sinh sống và sản xuất
Đó là một trong những chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân tại Hội nghị “Ứng dụng KH&CN phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế của các sản phẩm chủ lực vùng Đồng bằng sông Hồng” do Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), UBND tỉnh Hà Nam phối hợp tổ chức, ngày 18/8, tại Hà Nam.
Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN) là quốc sách hàng đầu, tuy nhiên trên thực tế trong bối cảnh cạnh tranh và phát triển giữa các quốc gia thì KH&CN vẫn chưa được đặt đúng vị trí để có thể trở thành động lực cho sự phát triển của đất nước. Hiện nay, hàng năm nhà nước vẫn dành khoảng 2% chi ngân sách cho KH&CN nhưng khoản đầu tư này lại chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Vậy chúng ta cần phải làm gì để tạo ra sự phát triển đột phá trong nghiên cứu và ứng dụng KH&CN vào cuộc sống.
Thiết bị đóng cửa tự động; Nghiên cứu chế tạo hợp kim nha khoa phục hình răng; Đông trùng hạ thảo 'made in Việt Nam'; Chế tạo máy hút lúa bằng phương pháp khí động học... là một số thông tin khoa học và công nghệ đáng chú ý đăng trên các báo trong tuần từ 11-17/8.
Ngành nông nghiệp nước ta nhiều năm qua luôn duy trì tăng trưởng ở mức 4-5% nhưng các đóng góp cho tăng trưởng chủ yếu là do các yếu tố "đầu vào" như đất đai, nước tưới, lao động, vật tư... Đến nay, hầu hết các nguồn lực này đã tới hạn và đang bị rút ra khỏi lĩnh vực nông nghiệp. Không còn cách nào khác để ngành nông nghiệp tăng trưởng là phải dựa vào khoa học, công nghệ (KHCN) để có thể phát triển bền vững.
"Nhà nước bỏ tiền ra nghiên cứu, đánh giá nghiệm thu xong là được, còn sản phẩm có đi vào được cuộc sống hay không, ít người quan tâm. Nhưng doanh nghiệp (DN) bỏ tiền ra, chắc chắn họ đòi hỏi các nhà khoa học phải giao cho họ sản phẩm cuối cùng, và họ phải dùng được sản phẩm ấy." - Bộ trưởng Nguyễn Quân trao đổi với Chất lượng Việt Nam về hiệu quả đầu tư vào KH&CN.
Đổi mới cơ chế quản lý các nhiệm vụ KH&CN, cơ chế tài chính, tổ chức hoạt động KH&CN và sử dụng nguồn nhân lực, vốn đầu tư phát triển,… là những vấn đề lớn được đưa ra trao đổi, thảo luận tại Hội nghị giao ban KH&CN vùng đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) lần thứ XXII diễn ra ngày 10/8 do Bộ KH&CN phối hợp với UBND tỉnh Hậu Giang.