Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Giao lưu trực tuyến Thứ hai, 30/12/2024 , 10:54 pm
Cập nhật : 10/09/2010 , 13:09(GMT +7)
Giao lưu trực tuyến về dán tem CR với đồ chơi trẻ em và thiết bị điện, điện tử
Các vị khách mời đã có mặt tại tòa soạn, sẵn sàng giao lưu cùng độc giả.
Vào hồi 9h sáng nay, Báo Đất Việt phối hợp với Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng thực hiện buổi giao lưu trực tuyến nhằm giúp độc giả cũng như các tổ chức kinh doanh có thêm thông tin về công tác "Quản lý chất lượng đồ chơi trẻ em và thiết bị điện - điện tử".

Khách mời tham gia giao lưu trực tuyến gồm: Ông Trần Văn Vinh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng; Ông Nguyễn Văn Sơn, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu ứng dụng công nghệ bảo vệ người tiêu dùng và Ông Nguyễn Xuân Hùng, Phó cục trưởng Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Sau đây là nội dung buổi giao lưu trực tuyến với chủ để “Dán tem CR với đồ chơi trẻ em và thiết bị điện, điện tử”.


- Thiết bị điện kém chất lượng đã và đang được sản xuất, kinh doanh tràn lan trên thị trường. Nó không chỉ gây mất an toàn cho người sử dụng mà còn là nguyên nhân thất thoát điện năng, tăng gánh nặng chi trả tiền điện cho người sử dụng vài chục phần trăm. Chúng ta cứ kêu gọi tiết kiệm điện, an toàn trong sử dụng điện và chống hàng giả, hàng nhái... nên phải dán tem. Tuy nhiên cách làm đó kém hiệu quả bởi nó không khác gì việc chạy theo gian thương. Tại sao ngành chức năng không có giải pháp hữu hiệu ví dụ như có chế tài cho phép ngành điện được phép phát hiện, kiểm tra, mời cơ quan chức năng lập biên bản thu hồi, tiêu hủy sản phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thiết bị điện kém chất lượng (bao gồm cả cáp điện, ổ cắm, vật tư phụ kiện lắp đặt hệ thống điện, kể cả các loại bóng đèn trang trí...), và ngược lại, sẽ xử lý nghiêm bất kỳ tổ chức, cá nhân nào kể cả cán bộ ngành điện mua bán, sử dụng thiết bị không đảm bảo chất lượng. - (Trương Đức Thắng, 47 tuổi, Nam, Đà nẵng)

- Ông Trần Văn Vinh, Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng: Xin chào quý vị độc giả báo Đất Việt. Xin cảm ơn quý vị đã quan tâm và gửi câu hỏi đến chương trình. Tôi xin trả lời câu hỏi của anh Thắng như sau:

Việc xử lý các vi phạm pháp luật về hàng giả, hàng kém chất lượng được Nhà nước giao cho các cơ quan quản lý khác nhau như thanh tra, quản lý thị trường... Hiện nay các cơ quan này đang thực hiện xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật. Ngành điện là một cơ quan kinh doanh, không phải cơ quan quản lý Nhà nước, do đó không thể thực thi các biện pháp xử lý vi phạm hành chính mà phải giao cho các cơ quan quản lý thực hiện.

Ông Trần Văn Vinh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đang trả lời câu hỏi của bạn đọc.



- Tính đến thời điểm này, đã có bao nhiêu phần trăm số lượng đồ chơi trẻ em được thực hiện dán tem hợp quy (CR)? Việc khó khăn nhất trong quá trình thực hiện triển khai quản lý đối với đồ chơi trẻ em còn tồn là gì?

Ông Trần Văn Vinh: 
Hiện nay, 17 doanh nghiệp sản xuất, 119 doanh nghiệp nhập khẩu đã thực hiện việc chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và gắn dấu hợp quy trên đồ chơi trẻ em trước khi đưa ra lưu hành trên thị trường.

Khó khăn lớn nhất là việc quản lý đồ chơi trẻ em đã lưu thông trên thị trường, không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng buôn lậu, hàng giả, hàng nhái. Các cơ sở kinh doanh các mặt hàng này không sẵn sàng tham gia chứng nhận hợp quy vì đối tượng hàng hóa đó đã vi phạm pháp luật.


- Đồ chơi trẻ em từ siêu thị cao cấp đến các chợ bình dân lúc nào cũng phong phú, đa dạng... Song, phong phú là vậy, nhưng vẫn có không ít điều phải e ngại. Vậy làm thế nào để chọn được đồ chơi an toàn cho trẻ em? - (Hoàng Văn Kỷ, 58 tuổi, Nam, Đà Nẵng).

- Ông Nguyễn Văn Sơn, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu ứng dụng công nghệ bảo vệ người tiêu dùng: Đồ chơi rất đa dạng phong phú, từ siêu thị đến chợ bình dân, đâu đâu cũng có đồ chơi. Muốn chọn được đồ chơi an toàn thì bạn phải có định hướng, suy nghĩ về sản phẩm bạn định mua: Mua sản phẩm của ai, của nước nào, ở cửa hàng nào và có phù hợp với điều kiện kinh tế của mình. Sau đó bạn cần chọn sản phẩn có tem CR. Hơn nữa, trước khi mua hàng bạn nên xem kỹ và xem các hướng dẫn của sản phẩm. Việc chọn lựa đồ chơi cũng phụ thuộc nhiều vào sự hiểu biết của bạn.

 

- Khả năng an toàn của các thiết bị điện gia đình luôn là việc nên được quan tâm, nhất là các loại thiết bị điện có phát sinh ra nhiệt cao như: Nồi cơm điện, ấm điện, bình thủy điện, máy nước nóng. Làm thế nào để lựa chọn được một sản phẩm an toàn điện khi sử dụng? - (Trần Trọng Thanh, 43 tuổi, Nam, Long Biên - Hà Nội )

- Ông Nguyễn Văn Sơn: Theo quy chuẩn QCVN 4:2009/BKHCN của nhà nước thì có 13 loại sản phẩm thiết bị điện và điện tử phải đảm bảo yêu cầu về an toàn. Những sản phẩm bạn đặt vấn đề ở trên đều nằm trong quy chuẩn này. Bạn nên chọn các sản phẩm có dán nhãn CR, bởi nó là những sản phẩm đã được các cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra theo đúng các quy định.

Ông Nguyễn Văn Sơn, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu ứng dụng công nghệ bảo vệ người tiêu dùng



- Không chỉ chống hàng giả từ trong nước mà mỗi năm số lượng đồ chơi trẻ em và thiết bị điện và điện tử nhập lậu vào nước ta rất lớn, vậy nguồn này sẽ được kiểm soát như thế nào, thưa ông? -Đối với những trường hợp dán tem CR giả sẽ xử lý như thế nào? - (Lê Thị Tuyết Nhung, 38 tuổi, Nữ , Tp. Ninh Binh )

- Ông Nguyễn Xuân Hùng, Phó cục trưởng Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa: Có hai nguồn thiết bị điện và điện tử nhập vào nước ta. Nguồn thứ nhất bằng con đường chính ngạch. Nguồn này sẽ được quản lý từ cơ quan nhập khẩu, khi cơ quan nhập khẩu,nhập khẩu các thiết bị điệnvà điện tử vào nước ta phải đăng ký và kiểm tra nhà nước theo quyết định 50 của Thủ tướng Chính phủ về hàng hóa phải kiểm tra nhà nước. Như vậy, bằng con đường chính ngạch, hàng hóa nhập khẩu (thiết bị điện và điện tử) sẽ được quản lý chặt chẽ. Nguồn thứ hai bằng con đường tiểu ngạch (không chính thức). Việc quản lý nguồn hàng này phải có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan: Hải quan, quản lý thị trường, biên phòng, công an tại những nơi có cửa khẩu. Tuy nhiên, số lượng hàng hóa này khi lưu thông trên thị trường vẫn có sự quản lý của các cơ quan nhà nước như Quản lý thị trường, Cục quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa, các chi cục tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng tại các địa phương. Những nơi này sẽ phối hợp sẽ kiểm tra về công bố hợp quy, kiểm tra nhãn hàng hóa, kiểm tra về chất lượng.

Theo quy định trên dấu CR có đơn vị chứng nhận, số giấy chứng nhận. Đối với thiết bị điện và điện tử nhập khẩu, trên dấu CR được xác định tổ chức chứng nhận. Khi cơ quan chức năng kiểm tra nhãn hàng hóa mà không có nguồn gốc xuất xứ thì dấu CR đó là giả và sẽ được xử lý vi phạm QCVN4:2009/BKHCN.


 

- Xin cho biết quy trình chứng nhận hợp quy cho sản phẩm đồ chơi trẻ em? Các sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ, Nhật Bản, châu Âu…đã được áp dụng theo tiêu chuẩn quốc tế khi nhập vào Việt Nam có phải áp dụng theo QCVN 3:2009/BKHCN hay không? - (Mai Văn Thằng , 47 tuổi, Nam, Chợ Đồn- Bắc Cạn )

- Ông Trần Văn Vinh: Quy trình cụ thể có thể tham khảo trên website của Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng, thể hiện trong quyết định 401/QĐ-TĐC ngày 25/3/2010. Tuy nhiên có thể tóm tắt như sau:

Đối với hàng hóa đang sản xuất thì được chứng nhận theo phương thức 5, cụ thể là đánh giá hệ thống đảm bảo chất lượng, lấy mẫu thử nghiệm. Nếu đạt kết quả sẽ được chứng nhận hợp quy, có giá trị trong ba năm. Trong ba năm đó, định kỳ 6 - 9 tháng doanh nghiệp phải được giám sát bằng việc đánh giá hệ thống đảm bảo chất lượng và lấy mẫu thử nghiệm. Trường hợp không đạt yêu cầu theo quy định có thể bị cắt chứng chỉ.

Đối với hàng nhập khẩu, nếu chưa được đánh giá theo phương thức 5 thì được chứng nhận theo lô, theo phương thức 7, tức lấy mẫu thử nghiệm.

Đối với hàng nhập khẩu từ các quốc gia khác nhau đều phải tuân thủ QCVN 3:2009/BKHCN, nếu được chứng nhận hợp quy theo các yêu cầu quy định ở trên tại nước ngoài hoặc được Việt Nam ký thỏa ước thừa nhận lẫn nhau thì sẽ được thừa nhận và không phải chứng nhận hợp quy tại Việt Nam.

Ông Nguyễn Văn Sơn trao đổi với biên tập viên Báo Đất Việt về nội dung giao lưu.



 

- Hiện nay có bao nhiêu tổ chức được chỉ định chứng nhận hợp quy thiết bị điện và điện tử phù hợp quy chuẩn kỹ thuật QCVN 4:2009/BKHCN? Danh sách cụ thể của các tổ chức đó? - (DucChung1945@gmail.com, 34 tuổi, Nam , Cầu Giấy- Hà Nội )

- Ông Trần Văn Vinh: Hiện nay có 5 tổ chức chứng nhận được chỉ định, đó là:
- Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 1,2,3
- Trung tâm chứng nhận phù hợp (QUACERT)
- Văn phòng chứng nhận chất lượng (BQC)


 

- Hiện nay, nhiều doanh nghiệp vẫn còn đang lúng túng trong việc triển khai dán tem CR trên từng sản phẩm vậy Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đã có những biện pháp tháo gỡ cho doanh nghiệp như thế nào? - (Hoàng Thị Hải, 32 tuổi, Nữ, Lạng Sơn)

- Ông Trần Văn Vinh: Từ khi quy chuẩn ra đời, Tổng cục đã tuyên truyền, ban hành các quy định, hướng dẫn các chi cục địa phương và các doanh nghiệp liên quan thực hiện việc chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và gắn dấu hợp quy. Các thông tin cụ thể có thể truy cập vào website của Tổng cục www. tcvn.gov.vn (chuyên mục "Quy chuẩn và hướng dẫn thực hiên") để biết hoặc tải về.



 

- Khi doanh nghiệp nhập khẩu đồ chơi trẻ em, thiết bị điện và điện tử đã thực hiện chứng nhận hợp quy đạt về chất lượng nhưng không phù hợp quy định về nhãn hàng hoá thì được xử lý như thế nào? - (Hồ Thị Thanh Hà@gmail.com, 33 tuổi, Nữ , Điện Biên )

- Ông Trần Văn Vinh: Doanh nghiệp thực hiện việc ghi nhãn lại theo quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 cho phù hợp thì được thông qua.

 

- Ngày 15/9 tới, các mặt hàng đồ chơi trẻ em sẽ buộc phải dán tem CR. Vậy, biện pháp xử lý đối với những cửa hàng không dán tem là gì ? - (Đinh Thị Thắng, 29 tuổi, Nữ , Hà Nội )

- Ông Nguyễn Xuân Hùng: Đến ngày 15/9, các văn bản quy định của nhà nước khẳng định, tất cả các đồ chơi trẻ em phải được dán tem CR. Việc này đã có sự chuyển đổi (hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu tại Công văn 564 TĐC - HCHQ ngày 17/5/2010 về việc quản lý chất lượng đối với đồ chơi trẻ em, thiết bị điện và điện tử khi Quy chuẩn Việt Nam có hiệu lực thi hành). Như vậy, các mặt hàng đồ chơi trẻ em đến ngày 15/9 không được dán tem CR sẽ bị xử lý theo hình thức không công bố và chứng nhận hợp quy theo điều 16 của nghị định 54/2009 NĐ - CP.

Ông Nguyễn Xuân Hùng, Phó cục trưởng Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa.


- Hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện một số sản phẩm điện, điện tử và đồ chơi trẻ em có gắn dấu CR nhưng số lượng sản phẩm này rất ít mà đa số là không có dấu chất lượng CR. Vậy những sản phẩm chưa được mang dấu chất lượng có phải là vi phạm quy định về chất lượng không? - (Đỗ Thị Hằng, 28 tuổi, Nữ, Hải Phòng )

Ông Trần Văn Vinh: Các sản phẩm đó sau ngày 15/9 nếu không được gắn dấu hợp quy thì là vi phạm.


- Có ý kiến cho rằng, thời gian doanh nghiệp nộp hồ sơ đến khi đuợc cấp giấy chứng nhận phù hợp QCVN 3:2009/BKHCN quá lâu (từ 1 - 1,5 tháng), gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp. Ý kiến của ông như thế nào về vấn đề này? - (Nguyễn Đức Thịnhtbd@gmail.com, 36 tuổi, Nam, Đồng Nai)

- Ông Trần Văn Vinh: Đối với sản xuất, các doanh nghiệp đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng thì việc đánh giá chỉ phụ thuộc vào thời gian thử nghiệm mẫu. Đối với doanh nghiệp nhập khẩu, nếu đã được chứng nhận hợp quy ở nước ngoài hoặc được Việt Nam thừa nhận thì việc thông quan trong thời gian ngắn (1 - 2 ngày). Tuy nhiên, hàng hóa nhập khẩu có nhiều chủng loại khác nhau, nhiều nhà sản xuất khác nhau mà lại chưa được chứng nhận hợp quy, thừa nhận thì khi vào Việt Nam bắt buộc phải được lấy mẫu thử nghiệm, do đó, thời gian thử nghiệm là quá trình cơ quan quản lý Nhà nước không thể rút ngắn được.
Doanh nghiệp nhập khẩu tốt nhất yêu cầu nhà sản xuất ở nước ngoài thực hiện các quy định pháp luật của Việt Nam như chứng nhận hợp quy... thì khi nhập khẩu sẽ không tốn thời gian, chi phí như hiện nay.



 

- Với những loại mặt hàng mà doanh nghiệp, người bán hàng cố tình dán không đúng sẽ xử lý thế nào? - (Nguyễn Văn Tân, 26 tuổi, Nam , Cái Bè, Tiền Giang)

- Ông Nguyễn Xuân Hùng: Với câu hỏi này, người bán hàng cố tình dán không đúng có thể là dán tem CR giả thì sẽ bị xử phạt theo nghị định 54/2009 - CP về công bố hợp quy. Nếu người bán hàng không hiểu về dán tem CR thì liên hệ ở các chi cục tiêu chuẩn đo lường lượng địa phương hoặc các đơn vị chứng nhận (Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng khu vực 1,2,3; Trung tâm chứng nhận hợp chuẩn hợp quy trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng để được sự hướng dẫn).


- Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 4:2009/BKHCN, thiết bị điện và điện tử phải được kiểm tra chất lượng như thế nào? - (Phan Thị Hảo , 45 tuổi, Nữ , Phan Thị Hảo)

- Ông Trần Văn Vinh: Các hàng hóa này khi lưu thông trên thị trường phải có nhãn hàng hóa theo quy định, phải được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và gắn dấu hợp quy CR.


- Khi thực hiện gắn dấu CR cho 06 thiết bị điện và điện tử trong công tác phối hợp, quá trình thực hiện có thuận lợi gì cần phát huy và những khó khăn cần khắc phục? Phản ứng của các doanh nghiệp đối với việc dán tem đồ chơi trẻ em và thiết bị điện, điện tử như thế nào? - (Hà Thị Hồng Hạnh, 60 tuổi, Nữ, Trùng Khánh - Cao Bằng)

- Ông Trần Văn Vinh: Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lớn, có uy tín.... thì coi đây là một cơ hội để khẳng định sản phẩm hàng hóa của mình vượt trội so với sản phẩm hàng hóa cùng loại khác. Do vậy họ rất quan tâm, thực hiện để khẳng định với cộng đồng xã hội và người tiêu dùng. Tuy nhiên, còn một số doanh nghiệp đặc biệt là các cơ sở kinh doanh các sản phẩm hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả, hàng nhập lậu... thì không hợp tác và đây là một rào cản đối với họ.

Các cơ sở sản xuất lớn trong nước, đặc biệt là nhập khẩu chính ngạch thì sản phẩm hàng hóa loại này đã được quản lý tốt theo quy định.

Toàn cảnh buổi giao lưu trực tuyến



 

- Một số sản phẩm điện, điện tử ghi trên nhãn “Made by (tên nhà sản xuất)” hay “Chế tạo bởi (tên nhà sản xuất)” thay xuất xứ hàng hoá hoặc ghi “Xuất xứ (tên nhà sản xuất)” có được không? Vậy ghi xuất xứ trên nhãn hàng hoá nói chung và sản phẩm điện, điện tử thế nào là đúng? - (Trần Quang Minh, 47 tuổi, Nam, Cần Thơ)

- Ông Nguyễn Xuân Hùng: Theo nghị định số 19/2006 - NĐCP ngày 20/2/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa và Nghị định số 89/2006 - NĐCP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hoá "Xuất xứ hàng hóa" là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa, trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia quá trình sản xuất hàng hóa đó. Cách ghi "xuất xứ hàng hóa" được quy định như sau: ghi sản xuất tại, hoặc "chế tạo tại" hoặc "xuất xứ" kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa đó (Nghị định 89). Như vậy, trên hàng hóa ghi "chế tạo bởi nhà sản xuất" không thể hiện được xuất xứ hàng hóa là trái quy định về xuất xứ hàng hóa và ghi nhãn hàng hóa.

Ông Trần Văn Vinh.
- Theo quy định, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận hợp quy cho đồ chơi trẻ em mỗi lần chỉ thực hiện cho từng loại sản phẩm chứ không phải cả lô hàng và đối với hàng nhập khẩu, dù là mẫu cũ vẫn phải xin cấp giấy chứng nhận mới. Có ý kiến cho rằng, đây là một sự lãng phí? - (Bùi Hoài Nam, 47 tuổi, Nam , TP.HCM)

- Ông Trần Văn Vinh:
Như trả lời ở trên, tùy thuộc điều kiện cụ thể sẽ được chứng nhận cho cả lô hoặc từng loại sản phẩm. Đối với hàng mẫu cũ thì doanh nghiệp nhập khẩu có thể yêu cầu nơi sản xuất chứng nhận hợp quy và chứng nhận này có giá trị trong ba năm, hoặc yêu cầu tổ chức chứng nhận trước đó thừa nhận kết quả cũ đã chứng nhận khi nhập khẩu lần trước.


 

- Từ thời điểm 01/6/2010 sẽ gắn dấu CR đối với 06 loại thiết bị điện và điện tử đầu tiên, sau đó 07 loại sản phẩm khác cũng sẽ phải gắn dấu CR từ thời điểm 01/01/2011, vì sao có sự phân tách như vậy? - (Trần Thị Kim Chung, 55 tuổi, Nữ, Hà Nội )

- Ông Trần Văn Vinh: Có rất nhiều lý do, trong đó có lý do cùng một lúc 13 sản phẩm được đưa vào quản lý sẽ rất dồn dập cho cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý, không có thời gian để rút kinh nghiệm, do vậy, cần tách ra làm hai giai đoạn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện giai đoạn một, cũng có thể Tổng cục sẽ kiến nghị Bộ KH - CN chỉnh sửa Thông tư để đưa ra nhiều giai đoạn hơn cho phù hợp với điều kiện thực tế.



 

-Trước đây, một thời xôn xao việc dán tem cho mũ bảo hiểm, nhiều người tiêu dùng mới biết tới việc dán tem cho các sản phẩm tiêu dùng. Tuy nhiên, đến nay, mũ bảo hiểm không nhãn mác, kém chất lượng vẫn tràn lan trên thị trường. Vậy tôi xin hỏi, việc dán tem có tác dụng thế nào đến việc bảo vệ người tiêu dùng? Và để loại bỏ những sản phẩm kém chất lượng ra khỏi thị trường, ngoài việc dán tem còn cần sự phối hợp của các cơ quan nào? Việc phối hợp đó hiện nay được thực hiện ra sao? 

Với đồ chơi trẻ em, hiện nay có nhiều cảnh báo về việc đồ chơi trẻ em có xuất xứ từ Trung Quốc gây hại cho sức khỏe trẻ em. Vậy cơ quan chức năng có hướng dẫn nào cho người tiêu dùng phân biệt được đâu là hàng Trung Quốc và đâu là hàng VN chất lượng cao?

 Cũng xin cho biết việc dán tem thực sự có hiệu quả đến thế nào hay chỉ là hình thức? Vì có tình trạng một số cơ sở mua tem thật về dán vào các sản phẩm kém chất lượng và đàng hoàng bán ra thị trường với giá cao cho người tiêu dùng...
- (Bảo Bảo, 29 tuổi, Nữ, CMT8, Q.3 - TP.HCM)

- Ông Nguyễn Văn Sơn: Việc dán tem, ví dụ trên mũ bảo hiểm, là để khẳng định sản phẩm này đảm bảo chất lượng và đảm bảo an toàn theo đúng các quy định của nhà nước. Để đảm bảo hoạt động này có hiệu quả thì tất cả mọi người tiêu dùng chúng ta phải ủng hộ, nghĩa là phải mua và sử dụng những loại có dán tem CR thì nó mới có hiệu quả.

Nếu chúng ta chưa nhận thức đầy đủ giá trị của việc dán tem và chọn những sản phẩm khác thì không một cơ quan, không một ai có thể làm được. Vì có nhận thức chưa đầy đủ, một bộ phần người tiêu dùng sử dụng mũ bảo hiểm không dán tem mang tính đối phó, tìm mua những sản phẩm giá rẻ, kém chất lượng, không đảo bảo an toàn nên những loại sản phẩm trôi nổi vẫn còn tồn tại.

Chính những người tiêu dùng đó đã tạo ra mặt xấu của thị trường, vì vậy các sản phẩm có dán tem gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ, khó khăn cho các nhà sản xuất nghiêm chỉnh.

Về vấn đề này, cần sự phối hợp của các cơ quan như: quản lý thị trường, quản lý chất lượng, Bộ KH - CN, ngành Công an... Những sản phẩm không đảm bảo yêu cầu phải không được phép lưu hành trên thị trường. Tuy nhiên, việc phối hợp giữa các cơ quan quản lý như thế nào thì các bạn có thể tự đánh giá và chúng tôi sẽ gửi ý kiến của bạn đến các cơ quan có liên quan như quản lý thị trường, quản lý chất lượng...

2. Câu hỏi này rất khó, vì đây là vấn đề liên quan đến nhiều khía cạnh trong đó có liên quan đến tài chính, mong muốn cũng như sở thích của bạn. Hiện nay nhà nước đã có các quy chuẩn QCVN 3 : 2009/BKHCN về an toàn đồ chơi trẻ em. Trong đó, đã quy định rất rõ các yêu cầu kỹ thuật đối với đồ chơi trẻ em như yêu cầu về cơ lý, về chống cháy, về hóa học, về Formalaldehyt... Vì vậy, bạn nên lựa chọn các sản phẩm có dán tem CR.

3. Đây là câu hỏi có mang tính đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp, bởi thế việc đầu tiên là các doanh nghiệp phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của nhà nước về việc dán tem đối với các sản phẩm bắt buộc phải dán tem CR. Về chuyện mua tem dán cho các sản phẩm kém chất lượng đem ra thị trường thì đó là hành vi gian lận thương mại. Hành vi này sẽ bị xử lý theo pháp luật. 



 

- Ông/bà có thể cho biết về tình hình triển khai việc chứng nhận hợp quy đối với thiết bị điện và điện tử hiện nay, một vài con số cụ thể? -Phía cơ quan đã có những biện pháp như thế nào để tránh tình trạng tem giả như mặt hàng mũ bảo hiểm gặp phải? - (Phạm Thị Khánh Huyền, 65 tuổi, Nam , Vĩnh Phúc)

- Ông Trần Văn Vinh: Hiện nay, Tổng cục đã chỉ định 5 tổ chức chứng nhận thực hiện việc chứng nhận hợp quy. 67 doanh nghiệp sản xuất, trong đó có hai doanh nghiệp sản xuất ở nước ngoài (Nhật Bản và Malaysia) và 108 doanh nghiệp nhập khẩu đã thực hiện việc chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy.

Về cơ bản, không có khái niệm tem giả. Dấu hợp quy là dấu hiệu để nhận biết sản phẩm hàng hóa phải tuân thủ quy định pháp luật. Sản phẩm hàng hóa gắn tem hợp quy được gọi là tem giả tức là giả chứng nhận, hàng hóa này được xử lý vi phạm như hàng giả. Do vậy, phải tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, đặc biệt của cơ quan quản lý thị trường.


 

- Thông tin về tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá trên nhãn đồ chơi và thiết bị điện, điện tử theo quy định là gì? Đối với các sản phẩm nhỏ, làm thế nào để ghi đúng và đủ các nội dung theo quy định trên sản phẩm? - (Bùi Đức Toàn, 56 tuổi, Nam , TP HCM).

- Ông Nguyễn Xuân Hùng: Thông tin về tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa đồ chơi trẻ em và thiết bị điện, điện tử thực hiện theo nghị định số 89/2006/NĐCP ngày 30/8/2006.

Đối với câu hỏi này, tôi đánh giá rất hay. Trong công tác quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa. Tuy nhiên, đối với những sản phẩm nhỏ (đồ chơi trẻ em) không thể hiện được các thông tin quy định, ta có thể làm theo cách làm của một số nước trong việc quản lý đồ chơi trẻ em với kích thước nhỏ, đính kèm theo nội dung thông tin: như ghi nhãn hàng hóa, dấu CR. 

Hình ảnh minh hoạ cho việc đính kèm các thông tin với các đồ chơi có kích thước nhỏ (trong ảnh là những mẫu đồ chơi có kích thước chỉ bằng hai đốt ngón tay). Ảnh do Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng cung cấp.



- Với những sản phẩm nhập qua đường tiểu ngạch, lậu có thể xin cấp tem CR được không? (Trần Thị Sáng, 34 tuổi, Nữ ,Trần Thị Sáng)

- Ông Trần Văn Vinh: Sản phẩm hàng hóa của một cơ sở sản xuất, kinh doanh tham gia chứng nhận hợp quy nếu đạt yêu cầu chất lượng, phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng thì được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và gắn dấu hợp quy.

 

- Tôi là người bán lẻ, hiện trong cửa hàng tôi còn một số quạt không nhập trước ngày 15/4 mà doanh nghiệp không chịu thu về, vậy xin hỏi tôi có bị xử phạt không? - (Lưu Hồng, 32 tuổi, Nữ , P5, Q.6 – TPHCM)

- Ông Nguyễn Xuân Hùng: Với câu hỏi này của bạn, khẳng định nguồn gốc của số quạt này được xác định. Trong thời gian đến ngày 15/9/2010, bạn phải làm việc với cơ sở cấp số quạt cho bạn để kinh doanh và yêu cầu cơ sở đó tiến hành các thủ tục dán dấu CR. Như vậy, đến ngày 15/9, số quạt trên vẫn chưa được dán CR thì số quạt đó bị xử lý theo nghị định 54/2009 - NĐCP.

 

- Theo Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn về tiêu dùng (Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng VN) mới đây đã công bố kết quả kiểm nghiệm 36 mẫu dây, cáp điện bọc nhựa PVC lấy ngẫu nhiên trên thị trường. Theo đó, có 64% vi phạm về việc ghi nhãn hàng hóa, 25% vi phạm về vật liệu ruột dẫn, 56% vi phạm về kết cấu ruột dẫn, 64% không đạt về tiêu chuẩn điện trở... Hội Bảo vệ người tiêu dùng có chính sách cụ thể gì để giúp người tiêu dùng tự bảo vệ trước hàng gian, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng... ? - (Nguyễn Thu Mai, 27 tuổi, Nữ , , P6, Bình Thạnh, TP HCM).

- Ông Nguyễn Văn Sơn: Qua những thông tin bạn đã nêu về kết quả cuộc điều tra về những sản phẩm dây cáp điện bọc nhựa PVC (do Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn về tiêu dùng (Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng VN) thực hiện) Hội tiêu chuẩn bảo vệ người tiêu dùng có khuyến cáo với người tiêu dùng như sau: Để đảm bảo sản phẩm bạn mua có chất lượng đúng như yêu cầu, bạn cần phải chọn mua các sản phẩm của các hãng có uy tín và địa chỉ mua đáng tin cậy. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá tin vào những lời chào hàng mà cần phải tự xem xét kỹ các nhãn, loại, hình dáng sản phẩm... Hãy trở thành một người tiêu dùng hiểu biết.

 



- Xin hỏi ông Trần Thanh Vinh, ông có tin thị trường “sạch” ngay sau ngày 15/9, hay cần phải thêm một thời gian nữa? - (Lê Thọ Vinh, 44 tuổi, Nam , Đống Đa, Hà Nội)

- Ông Trần Văn Vinh: Trước tiên phải hiểu "sạch" là gì, và như thế nào là "sạch". Một quy định sau khi ban hành không thể chờ đợi ngay lập tức mọi thứ "đen" trở thành "trắng" hoặc ngược lại.


- Doanh nghiệp tôi đã được cấp chứng nhận CE, xin hỏi có hợp lệ không, hay phải xin chuyển cấp lại CR và cách làm như thế nào? - (Tống Thành Công, 35 tuổi, Nam , Ba Đình, Hà Nội)

- Ông Trần Văn Vinh: Trước tiên phải biết anh là thuộc doanh nghiệp nhập khẩu hay sản xuất tại VN. Nếu sản xuất và xuất khẩu sang châu Âu thì có CE là đủ. Trường hợp sản xuất, nhập khẩu vào thị trường VN thì bắt buộc phải tuân thủ pháp luật VN. Hàng hóa nhập từ nước ngoài đạt chất lượng và được thừa nhận của VN thì sẽ không phải chứng nhận hợp quy nhưng vẫn phải gắn dấu CR khi đưa vào VN.


- Tôi đi mua lồng đèn cho con, thấy tất cả các loại đồ chơi này đều không được dán tem CR, vậy xin hỏi nếu sau ngày 15.9 vẫn không có tem thì cơ quan quản lý sẽ thu hồi hay vẫn để cho các cháu chơi trung thu? - (Lê Thu Mai, 43 tuổi, Nữ , Đà Lạt, Lâm Đồng)

- Ông Nguyễn Xuân Hùng: Với câu hỏi này của bạn, tôi xin trả lời như sau. Sau ngày 15/9, tất cả các đồ chơi trẻ em chưa được dán dấu CR sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Đối với trường hợp bạn mua lồng đèn cho con, không được dán tem CR thì chứng tỏ sản phẩm này không đảm bảo chất lượng, bạn hãy thể hiện rõ sự thông thái của người tiêu dùng khi chọn lựa đồ chơi trẻ em cho con để đảm bảo sức khỏe.


- Theo tin trên báo chí, Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho biết: đầu tháng 9/2010, Cục Quản lý Chất lượng sản phẩm, hàng hóa sẽ phối hợp với Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội thành lập đoàn kiểm tra ĐCTE trên thị trường và “từ sau 15/9, ĐCTE chưa gắn dấu hợp quy sẽ bị tịch thu”... Cục sẽ có kiên quyết với các sản phẩm không có tem CR như đã nói? - (Nguyễn Văn Thanh, 36 tuổi, Nam , Tây Hồ, Hà Nội)

- Ông Nguyễn Xuân Hùng: Thực hiện chủ trương của Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng, với chức năng kiểm tra và phối hợp kiểm tra của cục quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa trước ngày 15/9 và sau ngày 15/9/2010, Cục sẽ phối hợp với chi cục quản lý thị trường, chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng thành lập các đoàn kiểm tra về đồ chơi trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Đối với những đồ chơi trẻ em chưa được dán dấu CR (hợp quy), Cục sẽ kiên quyết phối hợp với các đơn vị chức năng xử lý theo đúng các quy định của pháp luật.


- Xin hỏi ông Trần Văn Vinh, theo ông bằng cách nào để chúng ta làm hiệu quả nhất việc dán tem CR với loại sản phẩm đồ chơi và thiết bị điện? Dường như cho đến nay, việc nhập tiểu ngạch vẫn còn rất phổ biến. Đồ chơi các loại, nhất là hàng Trung Quốc dù chất lượng kém nhưng thường rẻ tiền, thích hợp với túi tiền của người có thu nhập thấp... Qua việc dán tem, có thể loại bỏ được hoàn toàn hàng kém chất lượng không? - (Lý Văn Thành, 54 tuổi, Nam , Hà Giang)

- Ông Trần Văn Vinh: Việc quản lý chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường, đặc biệt là hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả, nhập lậu .v.v.. như trả lời ở trên là việc khó trong thời gian vừa qua, vì các đối tượng sản xuất kinh doanh này đã vi phạm pháp luật nên né tránh việc quản lý chất lượng hàng hóa, cụ thể là né tránh việc chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy.

Việc ban hành các quy định này sẽ dần loại bỏ sản phẩm hàng hóa kém chất lượng, không an toàn. Cần tuyên truyền hơn nữa để người tiêu dùng nhận thức tốt, tự bảo vệ mình bằng cách không mua những sản phẩm vi phạm trên.


 

- Tại sao cũng một mặt hàng (mã số, model) giống nhau mà tôi thấy bán trong siêu thị có tem, còn ngoài cửa hàng bán lẻ họ khẳng định không thể có tem? - (Trương Thị Mai, 31 tuổi, Nữ , Hoàn Kiếm, Hà Nội)

- Ông Trần Văn Vinh: Như trả lời ở trên, những cơ sở kinh doanh lớn, có uy tín đã phối hợp rất tốt với các chi cục tiêu chuẩn do lường chất lượng địa phương thực hiện các quy định pháp luật, do vậy hàng hóa của họ đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và gắn dấu hợp quy.

 

Dấu hợp quy CR
- Việc mỗi doanh nghiệp tự in tem bằng nhiều chất liệu, mẫu mã, màu sắc khác nhau… không thống nhất, gây rối cho người tiêu dùng và thật giả khó nhận biết, vậy Tổng cục TC-ĐL-CL có nghĩ đến việc thống nhất hình thức, mẫu mã tem này? (Phương Khanh, Q.11-TPHCM) - (Phương Khanh, 33 tuổi, Nam , Q.11-TPHCM)

- Ông Trần Văn Vinh: Hình thức, mẫu mã tem đã được quy định trong quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28/9/2007 của Bộ KHCN. Ví dụ, màu sắc của tem không thể quy định được vì mỗi loại sản phẩm có một màu khác nhau, do đó Bộ đã quy định phải có màu tương phản để dễ nhận biết.

 

- Tôi là một cơ sở sản xuất đồ chơi trẻ em nhỏ, vốn không nhiều, rất quan tâm đến kinh phí xin tem CR, xin hỏi lệ phí để được cấp tem như thế nào? (Một doanh nghiệp đề nghị không nêu tên)

- Ông Trần Văn Vinh: Lệ phí cấp tem không mất tiền, tuy nhiên, để được gắn dấu hợp quy, doanh nghiệp phải chi trả tiền cho tổ chức chứng nhận thực hiện việc đánh giá hệ thống đảm bảo chất lượng, thử nghiệm mẫu. Chi phí này phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp và số lượng mẫu thử nghiệm.

 

- Được biết, Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa phối hợp với các lực lượng Công an, Quản lý thị trường… thường thực hiện kiểm tra hàng hóa theo kế hoạch, có thể đột xuất hoặc theo chuyên đề. Cục có nhận định gì về tình hình hàng giả, hàng nhái trên thị trường hiện nay? Còn những lổ hổng nào khiến hàng gian, hàng giả, hàng nhái vẫn còn xuất hiện nhiều trên thị trường? - (Trần Bá Thông, 40 tuổi, Nam , Quận 5, TPHCM)

- Ông Nguyễn Xuân Hùng: Với chức năng kiểm tra và phối hợp kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa được phân công. Chúng tôi nhận định tình trạng hàng giả (giả về chất lượng, giả về nhãn hàng hóa, giả về công bố) và hàng nhái trên thị trường còn có. Với hàng giả và hàng nhái chủ yếu đi theo con đường tiểu ngạch (không chính thức).

Việc quản lý với hàng hóa không chính thức phải có sự phối hợp của nhiều cơ quan chức năng: quản lý thị trường, hải quan, công an... Hiện nay, theo chỉ đạo, Cục quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa tập trung tăng cường kiểm tra và phối hợp kiểm tra (nhất là sau ngày 15/9) các cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu chính ngạch, các đại lý lớn và các siêu thị.

Đồng thời, tổ chức phổ biến tuyên truyền các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa cho người tiêu dùng và các cơ sở sản xuất, kinh doanh và nhập khẩu, hiểu và thực hiện đúng.



 

Ông Nguyễn Văn Sơn
- Chúng tôi nghe nói, ở nước ngoài, định kỳ, những hội bảo vệ người tiêu dùng phối hợp với các phòng thí nghiệm uy tín để đánh giá chất lượng một số mặt hàng đang bán trên thị trường. Sau đó, họ cho công bố rộng rãi kết quả đánh giá cùng với nhãn hiệu của sản phẩm một cách công khai, minh bạch. Ở ta, việc làm này có vẻ hạn chế? Cũng ít nghe Hội bảo vệ người tiêu dùng hoặc cơ quan chức năng công bố dang tính những doanh nghiệp, hoặc sản phẩm kém chất lượng? - (Lý Công Thái, 34 tuổi, Nam , đường Lũy Bán Bích, P13, Tân Bình, TPHCM)

- Ông Nguyễn Văn Sơn: Những vấn đề bạn phản ánh cũng là điều mong muốn của Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam. Trong nhiều năm qua, mặc dù nguồn lực còn hạn chết nhưng Hội chúng tôi cũng đã triển khai thực hiện việc điều tra khảo sát, công bố các kết quả về nhiều vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm như: Sữa nghèo đạm, 3MCPD, thuốc lá, thuốc thú y, phân bón lá, dây cáp điện... 

Chúng tôi hy vọng trong thời gian tới được sự quan tâm của người tiêu dùng và của nhà nước thì các hoạt động của hội sẽ phong phú và đa dạng hơn, đáp ứng nhiều hơn yêu cầu của người tiêu dùng.    


 

- Tôi là người bán hàng nhỏ, xin hỏi đồ chơi bằng giấy có phải chịu dán tem CR không? - (Lê Đình Tứ, huyện Châu Thành, Bến Tre, 25 tuổi, Nam , huyện Châu Thành, Bến Tre)

- Ông Trần Văn Vinh: Theo quy chuẩn về an toàn đồ chơi trẻ em, đồ chơi được hiểu là sản phẩm hoặc vật liệu bất kỳ được thiết kế để trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng khi chơi. Do vậy, đồ chơi bằng giấy cũng thuộc đối tượng đồ chơi trẻ em, phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật. Tuy nhiên, có một số ngoại lệ đã được quy định trong Phụ lục của Quy chuẩn kỹ thuật, ví dụ như diều, bộ đồ chơi ghép hình có nhiều hơn 500 miếng .v.v..

 

- Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa có nhận xét gì về thị trường đồ chơi trẻ em và thiết bị điện hiện nay? Sau 15/9, liệu có thể có những “biến tướng” nào của đồ chơi trẻ em, thiết bị điện nhằm đối phó với việc chứng nhận hợp quy? (Nguyễn Văn Tùy, 37 tuổi, Nam, Thanh Hóa)

- Ông Nguyễn Xuân Hùng: Với chức năng kiểm tra và phối hợp kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa đồ chơi trẻ em, thiết bị điện và điện tử trong thời gian qua, chúng tôi thấy rằng: việc "biến tướng" nhằm đối phó với chứng nhận hợp quy như dán dấu CR giả, không thực hiện việc dán dấu CR viện dẫn lý do không năm được các quy định của nhà nước, không dán dấu CR với kích thước đồ chơi trẻ em nhỏ...

Việc không thực hiện dán dấu CR (hợp quy) sau ngày 15/9 sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.


 

Các loại đồ chơi trong nhà trẻ, trường mẫu giáo như ống trượt, mô hình nhà, thú, vật nuôi… có bắt buột phải dán tem sau ngày này không? - (Phan thị Bạch, Q. 11-TPHCM, 40 tuổi, Nữ , Q. 11-TPHCM)

- Ông Trần Văn Vinh: Thứ nhất, đồ chơi trẻ em nói chung đã và đang được sử dụng không thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư 18 về an toàn đồ chơi trẻ em.

Thứ hai, thiết bị trong các sân chơi gia đình và công cộng, đồ chơi lắp đặt tại các nơi công cộng (ví dụ như khu giải trí, trung tâm thương mại...) không được coi là đồ chơi theo quy định của Thông tư này.


 

Mua nhầm hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng... người tiêu dùng có thể khiếu nại ở đâu để được giải quyết? Chúng tôi nghe nói Cục Quản lý cạnh tranh có cho người tiêu dùng khiếu nại qua mạng? Nếu có, có thể vào website nào để phản ảnh? - (Một người tiêu dùng đề nghị không nêu tên)

- Ông Nguyễn Văn Sơn: Sau khi bạn mua nhầm phải hàng gian, hàng giả hàng kém chất lượng thì bạn phải đến nơi đã mua những mặt hàng này để khiếu nại trực tiếp với người bán (người bán hàng phải chịu trách nhiệm về sản phẩm theo quy định pháp luật).
 
Trong trường hợp không được bạn sẽ khiếu nại tại các văn phòng khiếu nại của Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng tại nơi gần nhất. Với văn phòng kiếu này của Hội số máy là 04.35745757.

Cục Quản lý cạnh tranh có những địa chỉ mail để người tiêu dùng khiếu nại như sau: ccid@moit.gov.vn / thanhnva@mot.gov.vn. Hoặc bạn có thể liên hệ trực tiếp đến các số máy sau: 04-22205022.


 

Một số doanh nghiệp đã có chứng nhận hợp quy vì số lượng hàng có mặt trên thị trường quá lớn, không thể thu hồi nhanh để kịp dán tem CR nên các doanh nghiệp này đã đưa tem CR (doanh nghiệp tự in) đến các đại lý, cửa hàng có bán sản phẩm của doanh nghiệp để các đơn vị này dán lên sản phẩm.

Trường hợp các đại lý, cửa hàng có dán lên đúng sản phẩm của doanh nghiệp đó hay không thì cơ quan chức năng làm sao biết? Và, cuối cùng, người tiêu dùng vẫn chịu thiệt...?
- (Đinh Hồng Ba, 29 tuổi, Nữ , Tây Hồ, Hà Nội)

- Ông Trần Văn Vinh: Theo quy định, tem CR do doanh nghiệp được chứng nhận hợp quy tự gắn lên sản phẩm hàng hóa của mình, đồng thời chịu trách nhiệm trước các cơ quan quản lý. Cơ quan quản lý sẽ kiểm tra dấu hợp quy trên sản phẩm, bao bì sản phẩm. Sau đó kiểm tra hồ sơ liên quan đến việc chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy; sản phẩm hàng hóa được gắn dấu hợp quy CR mà không chứng minh được đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy thì bị coi là vi phạm pháp luật.


 

- Xin phép được hỏi Quý bộ.Thêo thông tư 21/2009/TT-BKHCN thì 6 mặt hàng sẽ tiến hành dán tem hợp chuẩn từ 1/6/2010.Ngoài ra theo Tôi được biết Quyết định 50/2006/QĐ-TTG của Thủ tướng cũng yếu cầu kiểm tra chất lượng nhà nước đối với 6 mặt hàng trên.Vậy 02 văn bản (một thông tư,một quyết định trên) khi tiến hành đồng thời có bị trùng lặp hay không?Và quy trình, đơn vị nào được dán tem?Riêng sản phẩm "Quạt điện" được hiểu là loại quạt gia dụng ,quạt công nghiệp hay cả hai loại quạt trên ? Xin cám ơn Quý cục! - (Tuấn Anh, 32 tuổi, Nam , Hải Phòng)

- ÔngTrần Văn Vinh: Quyết định 50/2006/QĐ-TTG được quản lý theo quy định của pháp lệnh chất lượng hàng hóa năm 1999. Tuy nhiên, luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, luật chất lượng sản phẩm hàng hóa đã được ban hành thay thế pháp lệnh trên. Do vậy, việc quy định theo Thông tư 21/2009/TT-BKHCN là quá trình tiếp nối theo quyết định 50 ở trên, không gây chồng chéo.

Các tổ chức chứng nhận sau khi chứng nhận hợp quy các doanh nghiệp thì giao quyền cho doanh nghiệp được chứng nhận hợp quy, đóng dấu hợp quy. Quạt điện quy định trong Thông tư này là quạt điện dân dụng. 

Mặc dù chúng tôi thấy còn rất nhiều câu hỏi của độc giả nhưng do thời lượng buổi giao lưu có hạn nên chúng tôi xin phép được trả lời vào một dịp khác. Chúng tôi hy vọng với những thông tin ở trên sẽ phần nào giúp nâng cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp về công tác quản lý đồ chơi trẻ em và thiết bị điện, điện tử. Rất mong được gặp lại độc giả của Báo Đất Việt trong lần những lần giao lưu sau. Xin cảm ơn!


- TP. HCM là địa bàn thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là nơi có hoạt động sản xuất-thương mại-kinh doanh phát triển mạnh, nhưng bên cạnh đó, cũng là nơi dễ phát sinh các loại hàng giả, hàng nhái hoặc hàng kém chất lượng.

Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa có kế hoạch gì để góp phần hạn chế tình trạng trên? Riêng đối với hàng nhập tiểu ngạch, hàng nhập lậu... Cục có kế hoạch gì đấu tranh với loại sản phẩm này?
- (Lê Thanh Tùng, 34 tuổi, Nam , Hải Phòng)

 

- Ông Nguyễn Xuân Hùng: Địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là trọng điểm kinh tế phía Nam, số lượng nhà sản xuất, nhà kinh doanh, nhà nhập khẩu rất lớn, cũng như người tiêu dùng. Chúng tôi thừa nhận trong quá trình quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa không chặt chẽ và nghiêm túc sẽ xuất hiện nhiều hàng giả, hàng nhái và hàng kém chất lượng.

Trong thời gian qua, được sự chỉ đạo của Bộ Khoa học Công nghệ, Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Cục quản lý chất lượng hàng hóa đã chỉ đạo chi cục quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa miền Nam tập trung tăng cường phối hợp kiểm tra với chi cục quản lý thị trường thành phố Hồ Chí Minh, thanh tra sở khoa học công nghệ thành phố Hồ Chí Minh, chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng thành phố Hồ Chí Minh tiến hành kiểm tra và phối hợp kiểm tra các cơ sở sản xuất, nhập khẩu và kinh doanh trên địa bàn thành phố các mặt hàng được phân công trách nhiệm quản lý (như đồ chơi trẻ em, thiết bị điện, điện tử, mũ bảo hiểm), tiến hành lập hồ sơ chuyển cho các cơ quan chức năng tiến hành xử lý các cơ sở vi phạm quy định của pháp luật.

Sau ngày 15/9, chi cục quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa miền Nam tăng cường công tác kiểm tra về dán dấu CR các sản phẩm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh góp phần hạn chế tình trạng sản phẩm hàng hóa không đảm bảo chất lượng. Riêng đối với hàng hóa nhập theo con đường tiểu ngạch và hàng lậu, Cục quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa sẽ tổ chức phối hợp kiểm tra với các đơn vị liên quan ở các tỉnh có cửa khẩu. Tuy nhiên, đối với hàng hóa tiểu ngạch và nhập lậu, cần có sự phối hợp chặt chẽ của các ngành chức năng như quản lý thị trường, hải quan, công an, thuế mới quản lý được.


 

- Một tờ báo có đưa tin “Theo công bố năm 2008 của Hội Tiêu chuẩn - Bảo vệ người tiêu dùng VN sau cuộc tổng điều tra ý kiến người tiêu dùng trên phạm vi cả nước, 41% người tiêu dùng VN không biết mình có quyền lợi gì, số còn lại... có biết cũng chả làm được gì”. Trong thực tế hiện nay, sau khi mặt hàng đồ chơi trẻ em và 6 mặt hàng thiết bị điện được dán tem hợp quy, Hội bảo vệ người tiêu dùng sẽ làm gì để góp phần giúp người tiêu dùng biết về các quyền của mình? Đồng thời, góp phần tẩy chay những mặt hàng ngoài vòng kiểm soát - (Đỗ Hồng Chung, 44 tuổi, Nam , Nam Định)

 

- Xin ông Sơn cho biết, trong thời gian qua, Hội bảo vệ Người tiêu dùng đã có những chương trình nào, kế hoạch gì để góp phần chống hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng... nhằm bảo vệ người tiêu dùng? (Lý Thanh Tâm, 42 tuổi, Đà Nẵng) - (Lý Thanh Tâm, 42 tuổi, Nam , Đà Nẵng)

- Ông Nguyễn Văn Sơn: Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng trong nhiều năm qua Hội đã có nhiều chương trình và kế hoạch triển khai thực hiện nhằm kết hợp với các hội bảo vệ người tiêu dùng của các tỉnh và thành phố, các cơ quan thông tin đại chúng để tổ chức các hội thảo giới thiệu các kinh nghiệm, biện pháp đến với nhiều người tiêu dùng để chống hàng giả như biên soạn các sổ tay tiêu dùng, cẩm nang tiêu dùng giúp người tiêu dùng có những kỹ năng và hiểu biết nhất định khi chọn các sản phẩm, các dịch vụ.

Hiện hội đang biên soạn một cẩm nang tiêu dùng dựa trên kinh nghiệm của các nước. Hy vọng quyển sổ tay tiêu dùng này sẽ giúp cho người tiêu dùng có được những kỹ năng trong việc mua và sử dụng các sản phẩm. Đưa ra những lời khuyên thiết thực với người tiêu dùng như: Tỉnh táo xem xét, đừng quá tin vào những lời giới thiệu của những người bán hàng, chọn ở những nơi uy tín, sản phẩm uy tín đừng quá ham rẻ bởi chúng ta có câu "Tiền nào của nấy".


- Hội bảo vệ Người tiêu dùng đã có những nghiên cứu nào liên quan đến đồ chơi trẻ em, thiết bị điện... xin công bố cho mọi người biết? (Trần Thị Phượng, 33 tuổi, Q6-TPHCM)

- Ông Nguyễn Văn Sơn: Hiện chúng tôi chưa có điều kiện để thực hiện các nghiên cứu này nhưng chúng tôi biết rằng đây là một sản phẩm có liên quan đến trẻ em, tương lai của đất nước, nên trong thời gian tới chúng tôi hy vọng sẽ có nhiều công trình nghiên cứu về đồ chơi trẻ để công bố cho mọi người được biết.

 

- Trong thời gian qua, Hội bảo vệ Người tiêu dùng có nhận được nhiều đơn khiếu nại về chất lượng đồ chơi trẻ em, thiết bị điện không? (Lê Bách Cần, Q.3-TPHCM) - (Lê Bách Cần, 28 tuổi, Nam , Q.3-TPHCM)

- Ông Nguyễn Văn Sơn: Về đồ chơi trẻ em thì chưa có nhiều nhưng về thiết bị điện, điện tử thì chiếm hơn 40% của những đơn khiếu nại. 

 

- Thiết bị điện kém chất lượng đã và đang được sản xuất, kinh doanh tràn lan trên thị trường. Nó không chỉ gây mất an toàn cho người sử dụng mà còn là nguyên nhân thất thoát điện năng, tăng gánh nặng chi trả tiền điện cho người sử dụng vài chục phần trăm. Chúng ta cứ kêu gọi tiết kiệm điện, an toàn trong sử dụng điện và chống hàng giả, hàng nhái... nên phải dán tem. Tuy nhiên cách làm đó kém hiệu quả bởi nó không khác gì việc chạy theo gian thương. Tại sao ngành chức năng không có giải pháp hữu hiệu ví dụ như có chế tài cho phép ngành điện được phép phát hiện, kiểm tra, mời cơ quan chức năng lập biên bản thu hồi, tiêu hủy sản phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thiết bị điện kém chất lượng (bao gồm cả cáp điện, ổ cắm, vật tư phụ kiện lắp đặt hệ thống điện, kể cả các loại bóng đèn trang trí...), và ngược lại, sẽ xử lý nghiêm bất kỳ tổ chức, cá nhân nào kể cả cán bộ ngành điện mua bán, sử dụng thiết bị không đảm bảo chất lượng. - (Trương Đức Thắng, 47 tuổi, Nam, Đà nẵng)

- Ông Trần Văn Vinh, Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng: Xin chào quý vị độc giả báo Đất Việt. Xin cảm ơn quý vị đã quan tâm và gửi câu hỏi đến chương trình. Tôi xin trả lời câu hỏi của anh Thắng như sau:

Việc xử lý các vi phạm pháp luật về hàng giả, hàng kém chất lượng được Nhà nước giao cho các cơ quan quản lý khác nhau như thanh tra, quản lý thị trường... Hiện nay các cơ quan này đang thực hiện xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật. Ngành điện là một cơ quan kinh doanh, không phải cơ quan quản lý Nhà nước, do đó không thể thực thi các biện pháp xử lý vi phạm hành chính mà phải giao cho các cơ quan quản lý thực hiện.

Ông Trần Văn Vinh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đang trả lời câu hỏi của bạn đọc.



- Tính đến thời điểm này, đã có bao nhiêu phần trăm số lượng đồ chơi trẻ em được thực hiện dán tem hợp quy (CR)? Việc khó khăn nhất trong quá trình thực hiện triển khai quản lý đối với đồ chơi trẻ em còn tồn là gì?

Ông Trần Văn Vinh: 
Hiện nay, 17 doanh nghiệp sản xuất, 119 doanh nghiệp nhập khẩu đã thực hiện việc chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và gắn dấu hợp quy trên đồ chơi trẻ em trước khi đưa ra lưu hành trên thị trường.

Khó khăn lớn nhất là việc quản lý đồ chơi trẻ em đã lưu thông trên thị trường, không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng buôn lậu, hàng giả, hàng nhái. Các cơ sở kinh doanh các mặt hàng này không sẵn sàng tham gia chứng nhận hợp quy vì đối tượng hàng hóa đó đã vi phạm pháp luật.


- Đồ chơi trẻ em từ siêu thị cao cấp đến các chợ bình dân lúc nào cũng phong phú, đa dạng... Song, phong phú là vậy, nhưng vẫn có không ít điều phải e ngại. Vậy làm thế nào để chọn được đồ chơi an toàn cho trẻ em? - (Hoàng Văn Kỷ, 58 tuổi, Nam, Đà Nẵng).

- Ông Nguyễn Văn Sơn, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu ứng dụng công nghệ bảo vệ người tiêu dùng: Đồ chơi rất đa dạng phong phú, từ siêu thị đến chợ bình dân, đâu đâu cũng có đồ chơi. Muốn chọn được đồ chơi an toàn thì bạn phải có định hướng, suy nghĩ về sản phẩm bạn định mua: Mua sản phẩm của ai, của nước nào, ở cửa hàng nào và có phù hợp với điều kiện kinh tế của mình. Sau đó bạn cần chọn sản phẩn có tem CR. Hơn nữa, trước khi mua hàng bạn nên xem kỹ và xem các hướng dẫn của sản phẩm. Việc chọn lựa đồ chơi cũng phụ thuộc nhiều vào sự hiểu biết của bạn.

 

- Khả năng an toàn của các thiết bị điện gia đình luôn là việc nên được quan tâm, nhất là các loại thiết bị điện có phát sinh ra nhiệt cao như: Nồi cơm điện, ấm điện, bình thủy điện, máy nước nóng. Làm thế nào để lựa chọn được một sản phẩm an toàn điện khi sử dụng? - (Trần Trọng Thanh, 43 tuổi, Nam, Long Biên - Hà Nội )

- Ông Nguyễn Văn Sơn: Theo quy chuẩn QCVN 4:2009/BKHCN của nhà nước thì có 13 loại sản phẩm thiết bị điện và điện tử phải đảm bảo yêu cầu về an toàn. Những sản phẩm bạn đặt vấn đề ở trên đều nằm trong quy chuẩn này. Bạn nên chọn các sản phẩm có dán nhãn CR, bởi nó là những sản phẩm đã được các cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra theo đúng các quy định.

Ông Nguyễn Văn Sơn, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu ứng dụng công nghệ bảo vệ người tiêu dùng

- Không chỉ chống hàng giả từ trong nước mà mỗi năm số lượng đồ chơi trẻ em và thiết bị điện và điện tử nhập lậu vào nước ta rất lớn, vậy nguồn này sẽ được kiểm soát như thế nào, thưa ông? -Đối với những trường hợp dán tem CR giả sẽ xử lý như thế nào? - (Lê Thị Tuyết Nhung, 38 tuổi, Nữ , Tp. Ninh Binh )

- Ông Nguyễn Xuân Hùng, Phó cục trưởng Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa: Có hai nguồn thiết bị điện và điện tử nhập vào nước ta. Nguồn thứ nhất bằng con đường chính ngạch. Nguồn này sẽ được quản lý từ cơ quan nhập khẩu, khi cơ quan nhập khẩu,nhập khẩu các thiết bị điệnvà điện tử vào nước ta phải đăng ký và kiểm tra nhà nước theo quyết định 50 của Thủ tướng Chính phủ về hàng hóa phải kiểm tra nhà nước. Như vậy, bằng con đường chính ngạch, hàng hóa nhập khẩu (thiết bị điện và điện tử) sẽ được quản lý chặt chẽ. Nguồn thứ hai bằng con đường tiểu ngạch (không chính thức). Việc quản lý nguồn hàng này phải có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan: Hải quan, quản lý thị trường, biên phòng, công an tại những nơi có cửa khẩu. Tuy nhiên, số lượng hàng hóa này khi lưu thông trên thị trường vẫn có sự quản lý của các cơ quan nhà nước như Quản lý thị trường, Cục quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa, các chi cục tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng tại các địa phương. Những nơi này sẽ phối hợp sẽ kiểm tra về công bố hợp quy, kiểm tra nhãn hàng hóa, kiểm tra về chất lượng.

Theo quy định trên dấu CR có đơn vị chứng nhận, số giấy chứng nhận. Đối với thiết bị điện và điện tử nhập khẩu, trên dấu CR được xác định tổ chức chứng nhận. Khi cơ quan chức năng kiểm tra nhãn hàng hóa mà không có nguồn gốc xuất xứ thì dấu CR đó là giả và sẽ được xử lý vi phạm QCVN4:2009/BKHCN. 
 

- Xin cho biết quy trình chứng nhận hợp quy cho sản phẩm đồ chơi trẻ em? Các sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ, Nhật Bản, châu Âu…đã được áp dụng theo tiêu chuẩn quốc tế khi nhập vào Việt Nam có phải áp dụng theo QCVN 3:2009/BKHCN hay không? - (Mai Văn Thằng , 47 tuổi, Nam, Chợ Đồn- Bắc Cạn )

- Ông Trần Văn Vinh: Quy trình cụ thể có thể tham khảo trên website của Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng, thể hiện trong quyết định 401/QĐ-TĐC ngày 25/3/2010. Tuy nhiên có thể tóm tắt như sau:

Đối với hàng hóa đang sản xuất thì được chứng nhận theo phương thức 5, cụ thể là đánh giá hệ thống đảm bảo chất lượng, lấy mẫu thử nghiệm. Nếu đạt kết quả sẽ được chứng nhận hợp quy, có giá trị trong ba năm. Trong ba năm đó, định kỳ 6 - 9 tháng doanh nghiệp phải được giám sát bằng việc đánh giá hệ thống đảm bảo chất lượng và lấy mẫu thử nghiệm. Trường hợp không đạt yêu cầu theo quy định có thể bị cắt chứng chỉ.

Đối với hàng nhập khẩu, nếu chưa được đánh giá theo phương thức 5 thì được chứng nhận theo lô, theo phương thức 7, tức lấy mẫu thử nghiệm.

Đối với hàng nhập khẩu từ các quốc gia khác nhau đều phải tuân thủ QCVN 3:2009/BKHCN, nếu được chứng nhận hợp quy theo các yêu cầu quy định ở trên tại nước ngoài hoặc được Việt Nam ký thỏa ước thừa nhận lẫn nhau thì sẽ được thừa nhận và không phải chứng nhận hợp quy tại Việt Nam.

Ông Nguyễn Văn Sơn trao đổi với biên tập viên Báo Đất Việt về nội dung giao lưu.


- Hiện nay có bao nhiêu tổ chức được chỉ định chứng nhận hợp quy thiết bị điện và điện tử phù hợp quy chuẩn kỹ thuật QCVN 4:2009/BKHCN? Danh sách cụ thể của các tổ chức đó? - (DucChung1945@gmail.com, 34 tuổi, Nam , Cầu Giấy- Hà Nội )

- Ông Trần Văn Vinh: Hiện nay có 5 tổ chức chứng nhận được chỉ định, đó là:
- Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 1,2,3
- Trung tâm chứng nhận phù hợp (QUACERT)
- Văn phòng chứng nhận chất lượng (BQC)

- Hiện nay, nhiều doanh nghiệp vẫn còn đang lúng túng trong việc triển khai dán tem CR trên từng sản phẩm vậy Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đã có những biện pháp tháo gỡ cho doanh nghiệp như thế nào? - (Hoàng Thị Hải, 32 tuổi, Nữ, Lạng Sơn)

- Ông Trần Văn Vinh: Từ khi quy chuẩn ra đời, Tổng cục đã tuyên truyền, ban hành các quy định, hướng dẫn các chi cục địa phương và các doanh nghiệp liên quan thực hiện việc chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và gắn dấu hợp quy. Các thông tin cụ thể có thể truy cập vào website của Tổng cục www. tcvn.gov.vn (chuyên mục "Quy chuẩn và hướng dẫn thực hiên") để biết hoặc tải về.  

- Khi doanh nghiệp nhập khẩu đồ chơi trẻ em, thiết bị điện và điện tử đã thực hiện chứng nhận hợp quy đạt về chất lượng nhưng không phù hợp quy định về nhãn hàng hoá thì được xử lý như thế nào? - (Hồ Thị Thanh Hà@gmail.com, 33 tuổi, Nữ , Điện Biên )

- Ông Trần Văn Vinh: Doanh nghiệp thực hiện việc ghi nhãn lại theo quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 cho phù hợp thì được thông qua.

- Ngày 15/9 tới, các mặt hàng đồ chơi trẻ em sẽ buộc phải dán tem CR. Vậy, biện pháp xử lý đối với những cửa hàng không dán tem là gì ? - (Đinh Thị Thắng, 29 tuổi, Nữ , Hà Nội )

- Ông Nguyễn Xuân Hùng: Đến ngày 15/9, các văn bản quy định của nhà nước khẳng định, tất cả các đồ chơi trẻ em phải được dán tem CR. Việc này đã có sự chuyển đổi (hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu tại Công văn 564 TĐC - HCHQ ngày 17/5/2010 về việc quản lý chất lượng đối với đồ chơi trẻ em, thiết bị điện và điện tử khi Quy chuẩn Việt Nam có hiệu lực thi hành). Như vậy, các mặt hàng đồ chơi trẻ em đến ngày 15/9 không được dán tem CR sẽ bị xử lý theo hình thức không công bố và chứng nhận hợp quy theo điều 16 của nghị định 54/2009 NĐ - CP.

Ông Nguyễn Xuân Hùng, Phó cục trưởng Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa.


- Hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện một số sản phẩm điện, điện tử và đồ chơi trẻ em có gắn dấu CR nhưng số lượng sản phẩm này rất ít mà đa số là không có dấu chất lượng CR. Vậy những sản phẩm chưa được mang dấu chất lượng có phải là vi phạm quy định về chất lượng không? - (Đỗ Thị Hằng, 28 tuổi, Nữ, Hải Phòng )

Ông Trần Văn Vinh: Các sản phẩm đó sau ngày 15/9 nếu không được gắn dấu hợp quy thì là vi phạm.  

- Có ý kiến cho rằng, thời gian doanh nghiệp nộp hồ sơ đến khi đuợc cấp giấy chứng nhận phù hợp QCVN 3:2009/BKHCN quá lâu (từ 1 - 1,5 tháng), gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp. Ý kiến của ông như thế nào về vấn đề này? - (Nguyễn Đức Thịnhtbd@gmail.com, 36 tuổi, Nam, Đồng Nai)

- Ông Trần Văn Vinh: Đối với sản xuất, các doanh nghiệp đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng thì việc đánh giá chỉ phụ thuộc vào thời gian thử nghiệm mẫu. Đối với doanh nghiệp nhập khẩu, nếu đã được chứng nhận hợp quy ở nước ngoài hoặc được Việt Nam thừa nhận thì việc thông quan trong thời gian ngắn (1 - 2 ngày). Tuy nhiên, hàng hóa nhập khẩu có nhiều chủng loại khác nhau, nhiều nhà sản xuất khác nhau mà lại chưa được chứng nhận hợp quy, thừa nhận thì khi vào Việt Nam bắt buộc phải được lấy mẫu thử nghiệm, do đó, thời gian thử nghiệm là quá trình cơ quan quản lý Nhà nước không thể rút ngắn được.
Doanh nghiệp nhập khẩu tốt nhất yêu cầu nhà sản xuất ở nước ngoài thực hiện các quy định pháp luật của Việt Nam như chứng nhận hợp quy... thì khi nhập khẩu sẽ không tốn thời gian, chi phí như hiện nay.


- Với những loại mặt hàng mà doanh nghiệp, người bán hàng cố tình dán không đúng sẽ xử lý thế nào? - (Nguyễn Văn Tân, 26 tuổi, Nam , Cái Bè, Tiền Giang)

- Ông Nguyễn Xuân Hùng: Với câu hỏi này, người bán hàng cố tình dán không đúng có thể là dán tem CR giả thì sẽ bị xử phạt theo nghị định 54/2009 - CP về công bố hợp quy. Nếu người bán hàng không hiểu về dán tem CR thì liên hệ ở các chi cục tiêu chuẩn đo lường lượng địa phương hoặc các đơn vị chứng nhận (Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng khu vực 1,2,3; Trung tâm chứng nhận hợp chuẩn hợp quy trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng để được sự hướng dẫn).  

- Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 4:2009/BKHCN, thiết bị điện và điện tử phải được kiểm tra chất lượng như thế nào? - (Phan Thị Hảo , 45 tuổi, Nữ , Phan Thị Hảo)

- Ông Trần Văn Vinh: Các hàng hóa này khi lưu thông trên thị trường phải có nhãn hàng hóa theo quy định, phải được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và gắn dấu hợp quy CR. 
 

- Khi thực hiện gắn dấu CR cho 06 thiết bị điện và điện tử trong công tác phối hợp, quá trình thực hiện có thuận lợi gì cần phát huy và những khó khăn cần khắc phục? Phản ứng của các doanh nghiệp đối với việc dán tem đồ chơi trẻ em và thiết bị điện, điện tử như thế nào? - (Hà Thị Hồng Hạnh, 60 tuổi, Nữ, Trùng Khánh - Cao Bằng)

- Ông Trần Văn Vinh: Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lớn, có uy tín.... thì coi đây là một cơ hội để khẳng định sản phẩm hàng hóa của mình vượt trội so với sản phẩm hàng hóa cùng loại khác. Do vậy họ rất quan tâm, thực hiện để khẳng định với cộng đồng xã hội và người tiêu dùng. Tuy nhiên, còn một số doanh nghiệp đặc biệt là các cơ sở kinh doanh các sản phẩm hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả, hàng nhập lậu... thì không hợp tác và đây là một rào cản đối với họ.

Các cơ sở sản xuất lớn trong nước, đặc biệt là nhập khẩu chính ngạch thì sản phẩm hàng hóa loại này đã được quản lý tốt theo quy định.

Toàn cảnh buổi giao lưu trực tuyến



 - Một số sản phẩm điện, điện tử ghi trên nhãn “Made by (tên nhà sản xuất)” hay “Chế tạo bởi (tên nhà sản xuất)” thay xuất xứ hàng hoá hoặc ghi “Xuất xứ (tên nhà sản xuất)” có được không? Vậy ghi xuất xứ trên nhãn hàng hoá nói chung và sản phẩm điện, điện tử thế nào là đúng? - (Trần Quang Minh, 47 tuổi, Nam, Cần Thơ)

- Ông Nguyễn Xuân Hùng: Theo nghị định số 19/2006 - NĐCP ngày 20/2/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa và Nghị định số 89/2006 - NĐCP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hoá "Xuất xứ hàng hóa" là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa, trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia quá trình sản xuất hàng hóa đó. Cách ghi "xuất xứ hàng hóa" được quy định như sau: ghi sản xuất tại, hoặc "chế tạo tại" hoặc "xuất xứ" kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa đó (Nghị định 89). Như vậy, trên hàng hóa ghi "chế tạo bởi nhà sản xuất" không thể hiện được xuất xứ hàng hóa là trái quy định về xuất xứ hàng hóa và ghi nhãn hàng hóa.



Ông Trần Văn Vinh.
- Theo quy định, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận hợp quy cho đồ chơi trẻ em mỗi lần chỉ thực hiện cho từng loại sản phẩm chứ không phải cả lô hàng và đối với hàng nhập khẩu, dù là mẫu cũ vẫn phải xin cấp giấy chứng nhận mới. Có ý kiến cho rằng, đây là một sự lãng phí? - (Bùi Hoài Nam, 47 tuổi, Nam , TP.HCM)

- Ông Trần Văn Vinh:
Như trả lời ở trên, tùy thuộc điều kiện cụ thể sẽ được chứng nhận cho cả lô hoặc từng loại sản phẩm. Đối với hàng mẫu cũ thì doanh nghiệp nhập khẩu có thể yêu cầu nơi sản xuất chứng nhận hợp quy và chứng nhận này có giá trị trong ba năm, hoặc yêu cầu tổ chức chứng nhận trước đó thừa nhận kết quả cũ đã chứng nhận khi nhập khẩu lần trước.


 

- Từ thời điểm 01/6/2010 sẽ gắn dấu CR đối với 06 loại thiết bị điện và điện tử đầu tiên, sau đó 07 loại sản phẩm khác cũng sẽ phải gắn dấu CR từ thời điểm 01/01/2011, vì sao có sự phân tách như vậy? - (Trần Thị Kim Chung, 55 tuổi, Nữ, Hà Nội )

- Ông Trần Văn Vinh: Có rất nhiều lý do, trong đó có lý do cùng một lúc 13 sản phẩm được đưa vào quản lý sẽ rất dồn dập cho cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý, không có thời gian để rút kinh nghiệm, do vậy, cần tách ra làm hai giai đoạn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện giai đoạn một, cũng có thể Tổng cục sẽ kiến nghị Bộ KH - CN chỉnh sửa Thông tư để đưa ra nhiều giai đoạn hơn cho phù hợp với điều kiện thực tế.



 

-Trước đây, một thời xôn xao việc dán tem cho mũ bảo hiểm, nhiều người tiêu dùng mới biết tới việc dán tem cho các sản phẩm tiêu dùng. Tuy nhiên, đến nay, mũ bảo hiểm không nhãn mác, kém chất lượng vẫn tràn lan trên thị trường. Vậy tôi xin hỏi, việc dán tem có tác dụng thế nào đến việc bảo vệ người tiêu dùng? Và để loại bỏ những sản phẩm kém chất lượng ra khỏi thị trường, ngoài việc dán tem còn cần sự phối hợp của các cơ quan nào? Việc phối hợp đó hiện nay được thực hiện ra sao? 

Với đồ chơi trẻ em, hiện nay có nhiều cảnh báo về việc đồ chơi trẻ em có xuất xứ từ Trung Quốc gây hại cho sức khỏe trẻ em. Vậy cơ quan chức năng có hướng dẫn nào cho người tiêu dùng phân biệt được đâu là hàng Trung Quốc và đâu là hàng VN chất lượng cao?

 Cũng xin cho biết việc dán tem thực sự có hiệu quả đến thế nào hay chỉ là hình thức? Vì có tình trạng một số cơ sở mua tem thật về dán vào các sản phẩm kém chất lượng và đàng hoàng bán ra thị trường với giá cao cho người tiêu dùng...
- (Bảo Bảo, 29 tuổi, Nữ, CMT8, Q.3 - TP.HCM)

- Ông Nguyễn Văn Sơn: Việc dán tem, ví dụ trên mũ bảo hiểm, là để khẳng định sản phẩm này đảm bảo chất lượng và đảm bảo an toàn theo đúng các quy định của nhà nước. Để đảm bảo hoạt động này có hiệu quả thì tất cả mọi người tiêu dùng chúng ta phải ủng hộ, nghĩa là phải mua và sử dụng những loại có dán tem CR thì nó mới có hiệu quả.

Nếu chúng ta chưa nhận thức đầy đủ giá trị của việc dán tem và chọn những sản phẩm khác thì không một cơ quan, không một ai có thể làm được. Vì có nhận thức chưa đầy đủ, một bộ phần người tiêu dùng sử dụng mũ bảo hiểm không dán tem mang tính đối phó, tìm mua những sản phẩm giá rẻ, kém chất lượng, không đảo bảo an toàn nên những loại sản phẩm trôi nổi vẫn còn tồn tại.

Chính những người tiêu dùng đó đã tạo ra mặt xấu của thị trường, vì vậy các sản phẩm có dán tem gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ, khó khăn cho các nhà sản xuất nghiêm chỉnh.

Về vấn đề này, cần sự phối hợp của các cơ quan như: quản lý thị trường, quản lý chất lượng, Bộ KH - CN, ngành Công an... Những sản phẩm không đảm bảo yêu cầu phải không được phép lưu hành trên thị trường. Tuy nhiên, việc phối hợp giữa các cơ quan quản lý như thế nào thì các bạn có thể tự đánh giá và chúng tôi sẽ gửi ý kiến của bạn đến các cơ quan có liên quan như quản lý thị trường, quản lý chất lượng...

2. Câu hỏi này rất khó, vì đây là vấn đề liên quan đến nhiều khía cạnh trong đó có liên quan đến tài chính, mong muốn cũng như sở thích của bạn. Hiện nay nhà nước đã có các quy chuẩn QCVN 3 : 2009/BKHCN về an toàn đồ chơi trẻ em. Trong đó, đã quy định rất rõ các yêu cầu kỹ thuật đối với đồ chơi trẻ em như yêu cầu về cơ lý, về chống cháy, về hóa học, về Formalaldehyt... Vì vậy, bạn nên lựa chọn các sản phẩm có dán tem CR.

3. Đây là câu hỏi có mang tính đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp, bởi thế việc đầu tiên là các doanh nghiệp phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của nhà nước về việc dán tem đối với các sản phẩm bắt buộc phải dán tem CR. Về chuyện mua tem dán cho các sản phẩm kém chất lượng đem ra thị trường thì đó là hành vi gian lận thương mại. Hành vi này sẽ bị xử lý theo pháp luật. 



 

- Ông/bà có thể cho biết về tình hình triển khai việc chứng nhận hợp quy đối với thiết bị điện và điện tử hiện nay, một vài con số cụ thể? -Phía cơ quan đã có những biện pháp như thế nào để tránh tình trạng tem giả như mặt hàng mũ bảo hiểm gặp phải? - (Phạm Thị Khánh Huyền, 65 tuổi, Nam , Vĩnh Phúc)

- Ông Trần Văn Vinh: Hiện nay, Tổng cục đã chỉ định 5 tổ chức chứng nhận thực hiện việc chứng nhận hợp quy. 67 doanh nghiệp sản xuất, trong đó có hai doanh nghiệp sản xuất ở nước ngoài (Nhật Bản và Malaysia) và 108 doanh nghiệp nhập khẩu đã thực hiện việc chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy.

Về cơ bản, không có khái niệm tem giả. Dấu hợp quy là dấu hiệu để nhận biết sản phẩm hàng hóa phải tuân thủ quy định pháp luật. Sản phẩm hàng hóa gắn tem hợp quy được gọi là tem giả tức là giả chứng nhận, hàng hóa này được xử lý vi phạm như hàng giả. Do vậy, phải tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, đặc biệt của cơ quan quản lý thị trường.



 

- Thông tin về tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá trên nhãn đồ chơi và thiết bị điện, điện tử theo quy định là gì? Đối với các sản phẩm nhỏ, làm thế nào để ghi đúng và đủ các nội dung theo quy định trên sản phẩm? - (Bùi Đức Toàn, 56 tuổi, Nam , TP HCM).

- Ông Nguyễn Xuân Hùng: Thông tin về tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa đồ chơi trẻ em và thiết bị điện, điện tử thực hiện theo nghị định số 89/2006/NĐCP ngày 30/8/2006.

Đối với câu hỏi này, tôi đánh giá rất hay. Trong công tác quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa. Tuy nhiên, đối với những sản phẩm nhỏ (đồ chơi trẻ em) không thể hiện được các thông tin quy định, ta có thể làm theo cách làm của một số nước trong việc quản lý đồ chơi trẻ em với kích thước nhỏ, đính kèm theo nội dung thông tin: như ghi nhãn hàng hóa, dấu CR. 

Hình ảnh minh hoạ cho việc đính kèm các thông tin với các đồ chơi có kích thước nhỏ (trong ảnh là những mẫu đồ chơi có kích thước chỉ bằng hai đốt ngón tay). Ảnh do Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng cung cấp.



 

- Với những sản phẩm nhập qua đường tiểu ngạch, lậu có thể xin cấp tem CR được không? (Trần Thị Sáng, 34 tuổi, Nữ ,Trần Thị Sáng)

- Ông Trần Văn Vinh: Sản phẩm hàng hóa của một cơ sở sản xuất, kinh doanh tham gia chứng nhận hợp quy nếu đạt yêu cầu chất lượng, phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng thì được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và gắn dấu hợp quy.



 

- Tôi là người bán lẻ, hiện trong cửa hàng tôi còn một số quạt không nhập trước ngày 15/4 mà doanh nghiệp không chịu thu về, vậy xin hỏi tôi có bị xử phạt không? - (Lưu Hồng, 32 tuổi, Nữ , P5, Q.6 – TPHCM)

- Ông Nguyễn Xuân Hùng: Với câu hỏi này của bạn, khẳng định nguồn gốc của số quạt này được xác định. Trong thời gian đến ngày 15/9/2010, bạn phải làm việc với cơ sở cấp số quạt cho bạn để kinh doanh và yêu cầu cơ sở đó tiến hành các thủ tục dán dấu CR. Như vậy, đến ngày 15/9, số quạt trên vẫn chưa được dán CR thì số quạt đó bị xử lý theo nghị định 54/2009 - NĐCP.  

- Theo Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn về tiêu dùng (Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng VN) mới đây đã công bố kết quả kiểm nghiệm 36 mẫu dây, cáp điện bọc nhựa PVC lấy ngẫu nhiên trên thị trường. Theo đó, có 64% vi phạm về việc ghi nhãn hàng hóa, 25% vi phạm về vật liệu ruột dẫn, 56% vi phạm về kết cấu ruột dẫn, 64% không đạt về tiêu chuẩn điện trở... Hội Bảo vệ người tiêu dùng có chính sách cụ thể gì để giúp người tiêu dùng tự bảo vệ trước hàng gian, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng... ? - (Nguyễn Thu Mai, 27 tuổi, Nữ , , P6, Bình Thạnh, TP HCM).

- Ông Nguyễn Văn Sơn: Qua những thông tin bạn đã nêu về kết quả cuộc điều tra về những sản phẩm dây cáp điện bọc nhựa PVC (do Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn về tiêu dùng (Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng VN) thực hiện) Hội tiêu chuẩn bảo vệ người tiêu dùng có khuyến cáo với người tiêu dùng như sau: Để đảm bảo sản phẩm bạn mua có chất lượng đúng như yêu cầu, bạn cần phải chọn mua các sản phẩm của các hãng có uy tín và địa chỉ mua đáng tin cậy. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá tin vào những lời chào hàng mà cần phải tự xem xét kỹ các nhãn, loại, hình dáng sản phẩm... Hãy trở thành một người tiêu dùng hiểu biết.

 



 

- Xin hỏi ông Trần Thanh Vinh, ông có tin thị trường “sạch” ngay sau ngày 15/9, hay cần phải thêm một thời gian nữa? - (Lê Thọ Vinh, 44 tuổi, Nam , Đống Đa, Hà Nội)

- Ông Trần Văn Vinh: Trước tiên phải hiểu "sạch" là gì, và như thế nào là "sạch". Một quy định sau khi ban hành không thể chờ đợi ngay lập tức mọi thứ "đen" trở thành "trắng" hoặc ngược lại.  

- Doanh nghiệp tôi đã được cấp chứng nhận CE, xin hỏi có hợp lệ không, hay phải xin chuyển cấp lại CR và cách làm như thế nào? - (Tống Thành Công, 35 tuổi, Nam , Ba Đình, Hà Nội)

- Ông Trần Văn Vinh: Trước tiên phải biết anh là thuộc doanh nghiệp nhập khẩu hay sản xuất tại VN. Nếu sản xuất và xuất khẩu sang châu Âu thì có CE là đủ. Trường hợp sản xuất, nhập khẩu vào thị trường VN thì bắt buộc phải tuân thủ pháp luật VN. Hàng hóa nhập từ nước ngoài đạt chất lượng và được thừa nhận của VN thì sẽ không phải chứng nhận hợp quy nhưng vẫn phải gắn dấu CR khi đưa vào VN.  

- Tôi đi mua lồng đèn cho con, thấy tất cả các loại đồ chơi này đều không được dán tem CR, vậy xin hỏi nếu sau ngày 15.9 vẫn không có tem thì cơ quan quản lý sẽ thu hồi hay vẫn để cho các cháu chơi trung thu? - (Lê Thu Mai, 43 tuổi, Nữ , Đà Lạt, Lâm Đồng)

- Ông Nguyễn Xuân Hùng: Với câu hỏi này của bạn, tôi xin trả lời như sau. Sau ngày 15/9, tất cả các đồ chơi trẻ em chưa được dán dấu CR sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Đối với trường hợp bạn mua lồng đèn cho con, không được dán tem CR thì chứng tỏ sản phẩm này không đảm bảo chất lượng, bạn hãy thể hiện rõ sự thông thái của người tiêu dùng khi chọn lựa đồ chơi trẻ em cho con để đảm bảo sức khỏe.  

- Theo tin trên báo chí, Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho biết: đầu tháng 9/2010, Cục Quản lý Chất lượng sản phẩm, hàng hóa sẽ phối hợp với Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội thành lập đoàn kiểm tra ĐCTE trên thị trường và “từ sau 15/9, ĐCTE chưa gắn dấu hợp quy sẽ bị tịch thu”... Cục sẽ có kiên quyết với các sản phẩm không có tem CR như đã nói? - (Nguyễn Văn Thanh, 36 tuổi, Nam , Tây Hồ, Hà Nội)

- Ông Nguyễn Xuân Hùng: Thực hiện chủ trương của Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng, với chức năng kiểm tra và phối hợp kiểm tra của cục quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa trước ngày 15/9 và sau ngày 15/9/2010, Cục sẽ phối hợp với chi cục quản lý thị trường, chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng thành lập các đoàn kiểm tra về đồ chơi trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Đối với những đồ chơi trẻ em chưa được dán dấu CR (hợp quy), Cục sẽ kiên quyết phối hợp với các đơn vị chức năng xử lý theo đúng các quy định của pháp luật. 
 

- Xin hỏi ông Trần Văn Vinh, theo ông bằng cách nào để chúng ta làm hiệu quả nhất việc dán tem CR với loại sản phẩm đồ chơi và thiết bị điện? Dường như cho đến nay, việc nhập tiểu ngạch vẫn còn rất phổ biến. Đồ chơi các loại, nhất là hàng Trung Quốc dù chất lượng kém nhưng thường rẻ tiền, thích hợp với túi tiền của người có thu nhập thấp... Qua việc dán tem, có thể loại bỏ được hoàn toàn hàng kém chất lượng không? - (Lý Văn Thành, 54 tuổi, Nam , Hà Giang)

- Ông Trần Văn Vinh: Việc quản lý chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường, đặc biệt là hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả, nhập lậu .v.v.. như trả lời ở trên là việc khó trong thời gian vừa qua, vì các đối tượng sản xuất kinh doanh này đã vi phạm pháp luật nên né tránh việc quản lý chất lượng hàng hóa, cụ thể là né tránh việc chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy.

Việc ban hành các quy định này sẽ dần loại bỏ sản phẩm hàng hóa kém chất lượng, không an toàn. Cần tuyên truyền hơn nữa để người tiêu dùng nhận thức tốt, tự bảo vệ mình bằng cách không mua những sản phẩm vi phạm trên. 
 

- Tại sao cũng một mặt hàng (mã số, model) giống nhau mà tôi thấy bán trong siêu thị có tem, còn ngoài cửa hàng bán lẻ họ khẳng định không thể có tem? - (Trương Thị Mai, 31 tuổi, Nữ , Hoàn Kiếm, Hà Nội)

- Ông Trần Văn Vinh: Như trả lời ở trên, những cơ sở kinh doanh lớn, có uy tín đã phối hợp rất tốt với các chi cục tiêu chuẩn do lường chất lượng địa phương thực hiện các quy định pháp luật, do vậy hàng hóa của họ đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và gắn dấu hợp quy.



 

Dấu hợp quy CR
- Việc mỗi doanh nghiệp tự in tem bằng nhiều chất liệu, mẫu mã, màu sắc khác nhau… không thống nhất, gây rối cho người tiêu dùng và thật giả khó nhận biết, vậy Tổng cục TC-ĐL-CL có nghĩ đến việc thống nhất hình thức, mẫu mã tem này? (Phương Khanh, Q.11-TPHCM) - (Phương Khanh, 33 tuổi, Nam , Q.11-TPHCM)

- Ông Trần Văn Vinh: Hình thức, mẫu mã tem đã được quy định trong quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28/9/2007 của Bộ KHCN. Ví dụ, màu sắc của tem không thể quy định được vì mỗi loại sản phẩm có một màu khác nhau, do đó Bộ đã quy định phải có màu tương phản để dễ nhận biết.  

- Tôi là một cơ sở sản xuất đồ chơi trẻ em nhỏ, vốn không nhiều, rất quan tâm đến kinh phí xin tem CR, xin hỏi lệ phí để được cấp tem như thế nào? (Một doanh nghiệp đề nghị không nêu tên)

- Ông Trần Văn Vinh: Lệ phí cấp tem không mất tiền, tuy nhiên, để được gắn dấu hợp quy, doanh nghiệp phải chi trả tiền cho tổ chức chứng nhận thực hiện việc đánh giá hệ thống đảm bảo chất lượng, thử nghiệm mẫu. Chi phí này phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp và số lượng mẫu thử nghiệm.



 

- Được biết, Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa phối hợp với các lực lượng Công an, Quản lý thị trường… thường thực hiện kiểm tra hàng hóa theo kế hoạch, có thể đột xuất hoặc theo chuyên đề. Cục có nhận định gì về tình hình hàng giả, hàng nhái trên thị trường hiện nay? Còn những lổ hổng nào khiến hàng gian, hàng giả, hàng nhái vẫn còn xuất hiện nhiều trên thị trường? - (Trần Bá Thông, 40 tuổi, Nam , Quận 5, TPHCM)

- Ông Nguyễn Xuân Hùng: Với chức năng kiểm tra và phối hợp kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa được phân công. Chúng tôi nhận định tình trạng hàng giả (giả về chất lượng, giả về nhãn hàng hóa, giả về công bố) và hàng nhái trên thị trường còn có. Với hàng giả và hàng nhái chủ yếu đi theo con đường tiểu ngạch (không chính thức).

Việc quản lý với hàng hóa không chính thức phải có sự phối hợp của nhiều cơ quan chức năng: quản lý thị trường, hải quan, công an... Hiện nay, theo chỉ đạo, Cục quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa tập trung tăng cường kiểm tra và phối hợp kiểm tra (nhất là sau ngày 15/9) các cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu chính ngạch, các đại lý lớn và các siêu thị.

Đồng thời, tổ chức phổ biến tuyên truyền các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa cho người tiêu dùng và các cơ sở sản xuất, kinh doanh và nhập khẩu, hiểu và thực hiện đúng.



 

Ông Nguyễn Văn Sơn
- Chúng tôi nghe nói, ở nước ngoài, định kỳ, những hội bảo vệ người tiêu dùng phối hợp với các phòng thí nghiệm uy tín để đánh giá chất lượng một số mặt hàng đang bán trên thị trường. Sau đó, họ cho công bố rộng rãi kết quả đánh giá cùng với nhãn hiệu của sản phẩm một cách công khai, minh bạch. Ở ta, việc làm này có vẻ hạn chế? Cũng ít nghe Hội bảo vệ người tiêu dùng hoặc cơ quan chức năng công bố dang tính những doanh nghiệp, hoặc sản phẩm kém chất lượng? - (Lý Công Thái, 34 tuổi, Nam , đường Lũy Bán Bích, P13, Tân Bình, TPHCM)

- Ông Nguyễn Văn Sơn: Những vấn đề bạn phản ánh cũng là điều mong muốn của Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam. Trong nhiều năm qua, mặc dù nguồn lực còn hạn chết nhưng Hội chúng tôi cũng đã triển khai thực hiện việc điều tra khảo sát, công bố các kết quả về nhiều vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm như: Sữa nghèo đạm, 3MCPD, thuốc lá, thuốc thú y, phân bón lá, dây cáp điện... 

Chúng tôi hy vọng trong thời gian tới được sự quan tâm của người tiêu dùng và của nhà nước thì các hoạt động của hội sẽ phong phú và đa dạng hơn, đáp ứng nhiều hơn yêu cầu của người tiêu dùng.    



 

- Tôi là người bán hàng nhỏ, xin hỏi đồ chơi bằng giấy có phải chịu dán tem CR không? - (Lê Đình Tứ, huyện Châu Thành, Bến Tre, 25 tuổi, Nam , huyện Châu Thành, Bến Tre)

- Ông Trần Văn Vinh: Theo quy chuẩn về an toàn đồ chơi trẻ em, đồ chơi được hiểu là sản phẩm hoặc vật liệu bất kỳ được thiết kế để trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng khi chơi. Do vậy, đồ chơi bằng giấy cũng thuộc đối tượng đồ chơi trẻ em, phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật. Tuy nhiên, có một số ngoại lệ đã được quy định trong Phụ lục của Quy chuẩn kỹ thuật, ví dụ như diều, bộ đồ chơi ghép hình có nhiều hơn 500 miếng .v.v..



 

- Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa có nhận xét gì về thị trường đồ chơi trẻ em và thiết bị điện hiện nay? Sau 15/9, liệu có thể có những “biến tướng” nào của đồ chơi trẻ em, thiết bị điện nhằm đối phó với việc chứng nhận hợp quy? (Nguyễn Văn Tùy, 37 tuổi, Nam, Thanh Hóa)

- Ông Nguyễn Xuân Hùng: Với chức năng kiểm tra và phối hợp kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa đồ chơi trẻ em, thiết bị điện và điện tử trong thời gian qua, chúng tôi thấy rằng: việc "biến tướng" nhằm đối phó với chứng nhận hợp quy như dán dấu CR giả, không thực hiện việc dán dấu CR viện dẫn lý do không năm được các quy định của nhà nước, không dán dấu CR với kích thước đồ chơi trẻ em nhỏ...

Việc không thực hiện dán dấu CR (hợp quy) sau ngày 15/9 sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. 
 

Các loại đồ chơi trong nhà trẻ, trường mẫu giáo như ống trượt, mô hình nhà, thú, vật nuôi… có bắt buột phải dán tem sau ngày này không? - (Phan thị Bạch, Q. 11-TPHCM, 40 tuổi, Nữ , Q. 11-TPHCM)

- Ông Trần Văn Vinh: Thứ nhất, đồ chơi trẻ em nói chung đã và đang được sử dụng không thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư 18 về an toàn đồ chơi trẻ em.

Thứ hai, thiết bị trong các sân chơi gia đình và công cộng, đồ chơi lắp đặt tại các nơi công cộng (ví dụ như khu giải trí, trung tâm thương mại...) không được coi là đồ chơi theo quy định của Thông tư này. 
 

Mua nhầm hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng... người tiêu dùng có thể khiếu nại ở đâu để được giải quyết? Chúng tôi nghe nói Cục Quản lý cạnh tranh có cho người tiêu dùng khiếu nại qua mạng? Nếu có, có thể vào website nào để phản ảnh? - (Một người tiêu dùng đề nghị không nêu tên)

- Ông Nguyễn Văn Sơn: Sau khi bạn mua nhầm phải hàng gian, hàng giả hàng kém chất lượng thì bạn phải đến nơi đã mua những mặt hàng này để khiếu nại trực tiếp với người bán (người bán hàng phải chịu trách nhiệm về sản phẩm theo quy định pháp luật).
 
Trong trường hợp không được bạn sẽ khiếu nại tại các văn phòng khiếu nại của Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng tại nơi gần nhất. Với văn phòng kiếu này của Hội số máy là 04.35745757.

Cục Quản lý cạnh tranh có những địa chỉ mail để người tiêu dùng khiếu nại như sau: ccid@moit.gov.vn / thanhnva@mot.gov.vn. Hoặc bạn có thể liên hệ trực tiếp đến các số máy sau: 04-22205022. 
 

Một số doanh nghiệp đã có chứng nhận hợp quy vì số lượng hàng có mặt trên thị trường quá lớn, không thể thu hồi nhanh để kịp dán tem CR nên các doanh nghiệp này đã đưa tem CR (doanh nghiệp tự in) đến các đại lý, cửa hàng có bán sản phẩm của doanh nghiệp để các đơn vị này dán lên sản phẩm.

Trường hợp các đại lý, cửa hàng có dán lên đúng sản phẩm của doanh nghiệp đó hay không thì cơ quan chức năng làm sao biết? Và, cuối cùng, người tiêu dùng vẫn chịu thiệt...?
- (Đinh Hồng Ba, 29 tuổi, Nữ , Tây Hồ, Hà Nội)

- Ông Trần Văn Vinh: Theo quy định, tem CR do doanh nghiệp được chứng nhận hợp quy tự gắn lên sản phẩm hàng hóa của mình, đồng thời chịu trách nhiệm trước các cơ quan quản lý. Cơ quan quản lý sẽ kiểm tra dấu hợp quy trên sản phẩm, bao bì sản phẩm. Sau đó kiểm tra hồ sơ liên quan đến việc chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy; sản phẩm hàng hóa được gắn dấu hợp quy CR mà không chứng minh được đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy thì bị coi là vi phạm pháp luật. 

- TP. HCM là địa bàn thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là nơi có hoạt động sản xuất-thương mại-kinh doanh phát triển mạnh, nhưng bên cạnh đó, cũng là nơi dễ phát sinh các loại hàng giả, hàng nhái hoặc hàng kém chất lượng.

Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa có kế hoạch gì để góp phần hạn chế tình trạng trên? Riêng đối với hàng nhập tiểu ngạch, hàng nhập lậu... Cục có kế hoạch gì đấu tranh với loại sản phẩm này?
- (Lê Thanh Tùng, 34 tuổi, Nam , Hải Phòng)

- Ông Nguyễn Xuân Hùng: Địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là trọng điểm kinh tế phía Nam, số lượng nhà sản xuất, nhà kinh doanh, nhà nhập khẩu rất lớn, cũng như người tiêu dùng. Chúng tôi thừa nhận trong quá trình quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa không chặt chẽ và nghiêm túc sẽ xuất hiện nhiều hàng giả, hàng nhái và hàng kém chất lượng.

Trong thời gian qua, được sự chỉ đạo của Bộ Khoa học Công nghệ, Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Cục quản lý chất lượng hàng hóa đã chỉ đạo chi cục quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa miền Nam tập trung tăng cường phối hợp kiểm tra với chi cục quản lý thị trường thành phố Hồ Chí Minh, thanh tra sở khoa học công nghệ thành phố Hồ Chí Minh, chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng thành phố Hồ Chí Minh tiến hành kiểm tra và phối hợp kiểm tra các cơ sở sản xuất, nhập khẩu và kinh doanh trên địa bàn thành phố các mặt hàng được phân công trách nhiệm quản lý (như đồ chơi trẻ em, thiết bị điện, điện tử, mũ bảo hiểm), tiến hành lập hồ sơ chuyển cho các cơ quan chức năng tiến hành xử lý các cơ sở vi phạm quy định của pháp luật.

Sau ngày 15/9, chi cục quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa miền Nam tăng cường công tác kiểm tra về dán dấu CR các sản phẩm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh góp phần hạn chế tình trạng sản phẩm hàng hóa không đảm bảo chất lượng. Riêng đối với hàng hóa nhập theo con đường tiểu ngạch và hàng lậu, Cục quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa sẽ tổ chức phối hợp kiểm tra với các đơn vị liên quan ở các tỉnh có cửa khẩu. Tuy nhiên, đối với hàng hóa tiểu ngạch và nhập lậu, cần có sự phối hợp chặt chẽ của các ngành chức năng như quản lý thị trường, hải quan, công an, thuế mới quản lý được. 
 

- Một tờ báo có đưa tin “Theo công bố năm 2008 của Hội Tiêu chuẩn - Bảo vệ người tiêu dùng VN sau cuộc tổng điều tra ý kiến người tiêu dùng trên phạm vi cả nước, 41% người tiêu dùng VN không biết mình có quyền lợi gì, số còn lại... có biết cũng chả làm được gì”. Trong thực tế hiện nay, sau khi mặt hàng đồ chơi trẻ em và 6 mặt hàng thiết bị điện được dán tem hợp quy, Hội bảo vệ người tiêu dùng sẽ làm gì để góp phần giúp người tiêu dùng biết về các quyền của mình? Đồng thời, góp phần tẩy chay những mặt hàng ngoài vòng kiểm soát - (Đỗ Hồng Chung, 44 tuổi, Nam , Nam Định)

 

- Xin ông Sơn cho biết, trong thời gian qua, Hội bảo vệ Người tiêu dùng đã có những chương trình nào, kế hoạch gì để góp phần chống hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng... nhằm bảo vệ người tiêu dùng? (Lý Thanh Tâm, 42 tuổi, Đà Nẵng) - (Lý Thanh Tâm, 42 tuổi, Nam , Đà Nẵng)

- Ông Nguyễn Văn Sơn: Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng trong nhiều năm qua Hội đã có nhiều chương trình và kế hoạch triển khai thực hiện nhằm kết hợp với các hội bảo vệ người tiêu dùng của các tỉnh và thành phố, các cơ quan thông tin đại chúng để tổ chức các hội thảo giới thiệu các kinh nghiệm, biện pháp đến với nhiều người tiêu dùng để chống hàng giả như biên soạn các sổ tay tiêu dùng, cẩm nang tiêu dùng giúp người tiêu dùng có những kỹ năng và hiểu biết nhất định khi chọn các sản phẩm, các dịch vụ.

Hiện hội đang biên soạn một cẩm nang tiêu dùng dựa trên kinh nghiệm của các nước. Hy vọng quyển sổ tay tiêu dùng này sẽ giúp cho người tiêu dùng có được những kỹ năng trong việc mua và sử dụng các sản phẩm. Đưa ra những lời khuyên thiết thực với người tiêu dùng như: Tỉnh táo xem xét, đừng quá tin vào những lời giới thiệu của những người bán hàng, chọn ở những nơi uy tín, sản phẩm uy tín đừng quá ham rẻ bởi chúng ta có câu "Tiền nào của nấy".

- Hội bảo vệ Người tiêu dùng đã có những nghiên cứu nào liên quan đến đồ chơi trẻ em, thiết bị điện... xin công bố cho mọi người biết? (Trần Thị Phượng, 33 tuổi, Q6-TPHCM)

- Ông Nguyễn Văn Sơn: Hiện chúng tôi chưa có điều kiện để thực hiện các nghiên cứu này nhưng chúng tôi biết rằng đây là một sản phẩm có liên quan đến trẻ em, tương lai của đất nước, nên trong thời gian tới chúng tôi hy vọng sẽ có nhiều công trình nghiên cứu về đồ chơi trẻ để công bố cho mọi người được biết.
 

- Trong thời gian qua, Hội bảo vệ Người tiêu dùng có nhận được nhiều đơn khiếu nại về chất lượng đồ chơi trẻ em, thiết bị điện không? (Lê Bách Cần, Q.3-TPHCM) - (Lê Bách Cần, 28 tuổi, Nam , Q.3-TPHCM)

- Ông Nguyễn Văn Sơn: Về đồ chơi trẻ em thì chưa có nhiều nhưng về thiết bị điện, điện tử thì chiếm hơn 40% của những đơn khiếu nại.  
 

- Xin phép được hỏi Quý bộ.Thêo thông tư 21/2009/TT-BKHCN thì 6 mặt hàng sẽ tiến hành dán tem hợp chuẩn từ 1/6/2010.Ngoài ra theo Tôi được biết Quyết định 50/2006/QĐ-TTG của Thủ tướng cũng yếu cầu kiểm tra chất lượng nhà nước đối với 6 mặt hàng trên.Vậy 02 văn bản (một thông tư,một quyết định trên) khi tiến hành đồng thời có bị trùng lặp hay không?Và quy trình, đơn vị nào được dán tem?Riêng sản phẩm "Quạt điện" được hiểu là loại quạt gia dụng ,quạt công nghiệp hay cả hai loại quạt trên ? Xin cám ơn Quý cục! - (Tuấn Anh, 32 tuổi, Nam , Hải Phòng)

- ÔngTrần Văn Vinh: Quyết định 50/2006/QĐ-TTG được quản lý theo quy định của pháp lệnh chất lượng hàng hóa năm 1999. Tuy nhiên, luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, luật chất lượng sản phẩm hàng hóa đã được ban hành thay thế pháp lệnh trên. Do vậy, việc quy định theo Thông tư 21/2009/TT-BKHCN là quá trình tiếp nối theo quyết định 50 ở trên, không gây chồng chéo.

Các tổ chức chứng nhận sau khi chứng nhận hợp quy các doanh nghiệp thì giao quyền cho doanh nghiệp được chứng nhận hợp quy, đóng dấu hợp quy. Quạt điện quy định trong Thông tư này là quạt điện dân dụng. 

Mặc dù chúng tôi thấy còn rất nhiều câu hỏi của độc giả nhưng do thời lượng buổi giao lưu có hạn nên chúng tôi xin phép được trả lời vào một dịp khác. Chúng tôi hy vọng với những thông tin ở trên sẽ phần nào giúp nâng cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp về công tác quản lý đồ chơi trẻ em và thiết bị điện, điện tử. Rất mong được gặp lại độc giả của Báo Đất Việt trong lần những lần giao lưu sau. Xin cảm ơn!

 

 

 

 


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Video  
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner