Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Giao lưu trực tuyến Thứ tư, 22/01/2025 , 01:41 pm
Cập nhật : 30/06/2016 , 16:06(GMT +7)
Giao lưu trực tuyến “Chiếu xạ vải xuất khẩu – Vai trò của KH&CN”
Phó TBT Báo ĐBND Nguyễn Quốc Thắng, PGĐ Trung tâm Truyền thông Trần Quang Tuấn tặng hoa cho khách
Nhằm đáp ứng yêu cầu bạn đọc và làm rõ vai trò quan trọng, tích cực, cụ thể của KHCN trong kiểm dịch thực vật góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa nông sản nói chung và quả vải nói riêng sang các thị trường khó tính như Australia, Nhật, Mỹ… Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN phối hợp với Báo điện tử Đại biểu Nhân dân tổ chức giao lưu trực tuyến với chủ đề: “Chiếu xạ vải xuất khẩu – Vai trò của KH&CN”.

Phạm Thụy Phương (38 tuổi), Giảng Võ, Hà Nội: Thưa Ông, công nghệ chiếu xạ kiểm dịch thực vật với mục đích nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm soát dịch bệnh có nguồn gốc từ nông sản cho đến nay không còn xa lạ. Vậy tại sao đến bây giờ công nghệ này mới được triển khai bài bản? Theo cá nhân ông, để áp dụng công nghệ này cần phải có những yếu tố gì?

Phó Giám đốc Trần Minh Quỳnh: Chiếu xạ thực phẩm đã được nghiên cứu từ giữa thế kỷ trước, với rất nhiều bằng chứng khẳng định tính lành của thực phẩm chiếu xạ, cũng như tính hiệu quả của công nghệ chiếu xạ trong việc làm chậm chín hoa quả tươi, ức chế nảy mầm các loại củ (khoa tây, khoai lang, củ từ…) và bẹ (hành tây, tỏi tây), kiểm soát côn trùng, ký sinh trùng, dịch bệnh, tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh và giảm nhiễm khuẩn, nấm mốc có trong nông sản khô.

Công nghệ chiếu xạ đã được tổ chức y tế thế giới, cơ quan năng lượng nguyên tử, và tổ chức nông lương thế giới xem như biện pháp hiệu quả trong việc bảo đảm và nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm soát dịch bệnh nguồn gốc thực phẩm. Xử lý chiếu xạ kiểm dịch đã được chứng minh là biện pháp hiệu quả trong việc kiểm soát sự phát tán của các côn trùng, sâu bệnh hại giữa các vùng, miển lãnh thổ. So với một số phương pháp kiểm dịch truyền thống khác như xử lý hơi nước nóng, nhiệt, hóa chất, chiếu xạ có thể được thực hiện với sản phẩm đã đóng gói, trên quy mô lớn và không để lại bất kỳ dư lượng độc hại nào, nên đã được cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) khuyến cáo sử dụng để kiểm soát côn trùng, dịch bệnh trong sản phẩm nông nghiệp xuất nhập khẩu. 

Trong những năm gần đây, nhiều nước phát triển đã cho phép và khuyến khích áp dụng biện pháp chiếu xạ kiểm dịch đối với hàng nông sản, thậm chí một số quốc gia như Mỹ, Úc, Chi Lê xem đây là biện pháp kiểm dịch bắt buộc đối với nông sản nhập khẩu.

Ở Việt nam, việc kiểm soát côn trùng giữa các vùng, miền trong nước chủ yếu dựa vào phương pháp xử lý hóa chất nên công nghệ này chưa được triển khai như kỳ vọng, dù chiếu xạ kiểm dịch đã được nghiên cứu từ cuối thế kỷ trước. Chỉ đến cuối 2008, khi Bộ Nông nghiệp Mỹ cho phép quả thanh long chiếu xạ từ Việt Nam được vào thị trường Mỹ, sau đó là chôm chôm năm 2010 và gần đây nhất, tháng 10 năm 2014 là vải, nhãn với yêu cầu phải kiểm dịch bắt buộc bằng chiếu xạ liều tối thiểu 400 Gy, công nghệ này mới được phát triển mạnh để xử lý kiểm dịch hoa quả tươi xuất khẩu.

Để áp dụng kỹ thuật chiếu xạ kiểm dịch thực vật, bảo đảm chất lượng nông sản xuất khẩu, trước tiên nông sản phải được trồng và thu hoạch theo Quy định về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP, tại vùng trồng được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp mã số vùng trồng (Production Unit Code). Sản phẩm nông nghiệp phải được đóng gói theo đúng quy định tại cơ sở đóng gói có đăng ký (Packing House Code), và được Cục Bảo vệ thực vật xác nhận là đạt yêu cầu kiểm dịch.

Cơ sở chiếu xạ cần phải trang bị hệ thống kho chứa và bảo quản phù hợp, bảo đảm các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn, quá trình chiếu xạ được vận hành theo Quy trình chuẩn (Standard Operation procedures), và phân bố liều hấp thụ trong thùng hàng đối với mỗi loại sản phẩm chiếu xạ phải được xác định và báo cáo cho quốc gia nhập khẩu để được cho phép xử lý chiếu xạ.

Trần Thành Xuân (56 tuổi), Lục Ngạn, Bắc Giang: Để xuất khẩu quả vải tươi của Việt Nam vào thị trường khó tính phải bảo đảm một số yêu cầu khắt khe như vùng trồng và cơ sở trồng vải phải áp dụng biện pháp canh tác, quản lý sinh vật gây hại và thu hoạch bảo đảm giảm thiểu sinh vật gây hại trên quả vải, áp dụng Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) và được Cục Bảo vệ thực vật kiểm tra, cấp mã số. Vậy, theo ông, vùng trồng nguyên liệu đã đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu đặt ra chưa và ông có khuyến nghị cho cho những người trồng vải?

Giám đốc Lê Nhật Thành: Về thực chất, chỉ khi vùng nguyên liệu đáp ứng đầy đủ yêu cầu đặt ra thì Cục Bảo vệ thực vật mới cấp mã số vùng trồng. Theo yêu cầu cũng không cần thiết phải có giấy chứng nhận của VIETGAP hoặc GLOBALGAP mà vấn đề ở đây là phải làm theo quy trình của VIETGAP hoặc GLOBALGAP.

Hiện nay, người dân trồng vải ở khu vực phía Bắc đã được Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu I, Cục Bảo vệ thực vật phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật của các tỉnh tập huấn, hướng dẫn sản xuất vải theo yêu cầu của Úc. Chính vì vậy, lời khuyên cho người trồng vải là tuân thủ nghiêm ngặt những quy trình theo hướng dẫn của các cơ quan trung ương và địa phương; thay đổi tập quán canh tác theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao chất lượng quả vải để đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang Úc.

Phạm Văn Hải (46 tuổi), Khoái Châu, Hưng Yên: Thưa ông Nguyễn Thanh Bình, tôi được biết, Bắc Giang dẫu là địa phương đi sau trong việc trồng cây vải thiều, nhưng chất lượng và giá cả vải thiều Bắc Giang những năm gần đây luôn cao hơn những vùng khác, kể cả ở nơi vùng đất gốc của vải thiều (Thanh Hà, Hải Dương). Ông có thể cho biết là vì sao?

Chủ tịch UBND Nguyễn Thanh Bình: Cây vai thiều du nhập vào Lục Ngạn từ năm 1953 được trồng tại thôn Thủ Dương, xã Nam Dương. Khi đó, các hộ dân nơi đây chỉ trồng để tự phục vụ nhu cầu trong gia đình, sau một thời gian thấy chất lượng quả vài trồng tại Lục Ngạn thơm ngon hơn ở nơi bản xứ, nên đến đầu thập kỷ 90 thế kỷ trước cây vải được trồng rộng rãi với diện tích trên 19.000 ha.

Có thể nói, chất lượng quả vải được trồng ở Lục Ngạn ngon hơn tại các vùng khác là do: thứ nhất, điều kiện khí hậu thổ nhưỡng phù hợp với cây vải thiều nói riêng và các loài cây ăn quả nói chung. Vừng đất Lục Ngạn được bao bọc bởi vòng cung của dãy núi Đông Triều tạo nên tiểu vùng khí hậu rất đặc trưng như: sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm là rất lớn; mưa xuân đến muộn hơn so với nơi khác làm cho sự ra hoa và đậu quả tốt hơn. Về đất đai, nơi đây cũng đặc thù chủ yếu là đất feralit, tầng đất dầy rất phù hợp với cây vải thiều. Thứ hai, do kỹ thuật canh tác của nông dân nên chất lượng sản phẩm tốt hơn và giá cả cao hơn các vùng khác.

Lê Kim Hoa (40 tuổi), Bình Thạch, TP Hồ Chí Minh: Thưa Ông, chiếu xạ thực phẩm đã được Nhà nước Việt Nam cấp phép chưa? Giới hạn liều chiếu cho từng loại thực phẩm được quy định như thế nào? Cơ sở chiếu xạ có trách nhiệm gì đối với thực phẩm chiếu xạ?

TS Trần Minh Quỳnh, Phó giám đốc Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, Bộ KHCN đang giao lưu cùng bạn đọc

Phó giám đốc TS Trần Minh Quỳnh: Sau nhiều bằng chứng khoa học trong và ngoài nước về các ưu điểm công nghệ và tính lành của thực phẩm chiếu xạ, ngày 14.10.2014, Bộ Y tế Việt Nam đã ban hành Quyết định số 3616/2004/QĐ-BYT cho phép xử lý chiếu xạ với 7 nhóm thực phẩm cho mục đích ức chế nảy mầm đối với cây thân củ và thân bẹ, làm chậm chín hoa quả tươi, diệt côn trùng, ký sinh trùng, vi sinh vật gây bệnh, kiểm dịch thực vật, giảm nhiềm vi khuẩn, nấm mốc và kéo dài thời gian bảo quản nông sản thực phẩm. Phụ thuộc vào mục đích chiếu xạ, liều chiếu xạ tối thiểu và tối đa được quy định cho từng nhóm thực phẩm cụ thể.

Tuy nhiên, theo Ủy ban hỗn hợp về chiếu xạ thực phẩm của Tổ chức nông lương thế giới (FAO), Tổ chức y tế thế giới (WHO) và Cơ quan năng lượng nguyên tử Quốc tế (IAEA), chiếu xạ với liều dưới 10 kGy không gây ra bất kỳ vấn đề gì về dinh dưỡng, sinh học và độc học của thực phẩm. Ngoài trách nhiệm bảo đảm an toàn bức xạ và hạt nhân, cơ sở chiếu xạ có trách nhiệm tư vấn cho khách hàng về liều chiếu xạ đáp ứng các yêu cầu đối với sản phẩm chiếu xạ về chất lượng sản phẩm, khả năng bảo quản và độ sạch sinh học, và thực hiện việc chiếu xạ với liều chiếu xác định trong giới hạn quy định của Bộ Y tế Việt Nam hoặc quốc gia nhập khẩu. Cơ sở chiếu xạ cũng phải đánh giá liều hấp thụ tối đa (Dmax) và tối thiểu (Dmin) của thực phẩm được chiếu xạ để lưu giữ và thông báo cho khách hàng.

Lê Thanh Vân (54 tuổi), Cầu Diễn, Hà Nội: Lô vải xuất khẩu sang thị trường Úc lần đầu tiên được thực hiện chiếu xạ ngay tại Trung tâm chiếu xạ Hà Nội vào ngày 23/6/2016 vừa qua. Đây là lô vải của hai doanh nghiệp là Công ty trách nhiệm hữu hạn Rồng Đỏ và Công ty trách nhiệm hữu hạn Agricare với số lượng khoảng hơn 2 tấn vải tươi. Theo Ông, với tiến độ như hiện nay liệu có đủ lượng với xuất khẩu khi đơn đặt hàng từ các thị trường khó tính ngày càng tăng? Liệu Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội có đáp ứng kịp nhu cầu xuất khẩu?

Tổng giám đốc Đàm Quang Thắng: Là một trong những công ty xuất khẩu những lô hàng đầu tiên sang thị trường Úc thông qua trung tâm chiếu xạ Hà Nội, đến thời điểm hiện nay, lô hàng đã được tiêu thụ hết và được người tiêu dùng tại Úc bao gồm cả người dân Úc và người dân Việt Nam sinh sống tại Úc đánh giá rất cao về chất lượng. Các đối tác nhập khẩu Úc rất hài lòng về hình thức, mẫu mã và chất lượng lô hàng của công ty.

Sau những lô hàng thăm dò thị trường đầu tiên, thời điểm này công ty đang tập trung mở rộng thị trường. Hiện tại công ty đang làm việc với các hợp tác xã, Hội Nông dân để tiếp tục thu mua, sơ chế, xuất khẩu sang Úc và một số thị trường các nước châu Âu.

Sản lượng hiện tại của các vùng trồng vải xuất khẩu vẫn đang trong thời điểm chính vụ nên số lượng vẫn bảo đảm với nhu cầu của công ty. Tuy nhiên, công ty lựa chọn vùng đã được định vị mã số vùng trồng do Trung tâm kiểm dịch sau nhập khẩu I, Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN và PTNT để bảo đảm chất lượng an toàn thực phẩm tốt nhất và đáp ứng yêu cầu xuất nhập khẩu của Việt Nam và Úc.

Là năm đầu tiên công ty xuất khẩu và chiếu xạ thông qua Trung tâm chiếu xạ Hà Nội với công xuất khoảng 20 tấn/ ngày nếu ưu tiên toàn bộ để chiếu xạ cho vải. Với thời điểm hiện nay, công suất như vậy có thể đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi vải đã chiếm lĩnh được thị trường Úc, lượng xuất khẩu sẽ tăng lên, khi đó, công suất chiếu xạ của Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội cần tăng thêm để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, bởi vải là sản phẩm mùa vụ, việc thu hoạch và xuất khẩu diễn ra trong thời gian rất ngắn.

Vũ Tiến Nam (35 tuổi), Lục Ngạn, Bắc Giang: Nhiều lô vải của Việt Nam đã xuất khẩu sang được thị trường khó tính, tuy vậy chúng ra không chỉ chú trọng nâng cao năng suất sản lượng quả vải mà chúng ta phải chú trọng nhiều hơn về thị trường tiêu thụ cũng như khâu chế biến. Theo ông, làm thế nào để phát triển loại cây ăn quả này một cách bền vững cũng như tạo thương hiệu riêng, đặc biệt là giúp người nông dân thoát khỏi nỗi ám ảnh "được mùa rớt giá”?

Phó vụ trưởng Vụ Phát triển KHCN địa phương, Bộ KHCN Trần Văn Quang đang giao lưu cùng bạn đọc

Phó vụ trưởng Trần Văn Quang: Phát triển bền vững sản phẩm nông sản nói chung, quả vải nói riêng là cả một chuỗi trong quá trình sản xuất và tiêu thụ. Nó phụ thuộc vào các khâu trong cả quá trình đó, đòi hỏi phải được đồng bộ và tuân thủ rất nghiêm túc, nhất là trong khâu sản xuất. Khi có sản phẩm ổn định thì việc ổn định giá mới có thể giải quyết được.

Hiện nay, khâu chế biến và phát triển thị trường đang là hai khâu yếu nhất. Nhà nước cũng đã có nhiều hỗ trợ trong tất cả các khâu như chúng ta đã thấy. Thứ nhất là sản xuất: đã quan tâm đến vấn đề sản xuất sạch theo các tiêu chuẩn chung của thế giới như VietGap, GlobalGAP… Các mô hình sản xuất này đã giúp đưa ra thị trường nhiều sản phẩm nông sản sạch, an toàn cho sức khỏe người sử dụng, đồng thời giảm các tác động xấu đến môi trường

Thứ hai là chế biến, bảo quản: Vấn đề công nghệ chế biến và bảo quản đến nay không phải là bài toán quá khó. Vấn đề là hiệu quả đầu tư và giá thành bảo quản đang tiếp tục được nghiên cứu cho phù hợp với từng quy mô và từng loại nông sản

Thứ ba là về thị trường: Đã có rất nhiều hoạt động hỗ trợ như xây dựng thương hiệu, Bộ KHCN đã tham mưu và được Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển TSTT ngay từ năm 2005 – còn được gọi là Chương trình 68, nay vẫn đang được tiếp tục sẽ kéo dài đến năm 2020. Rất nhiều sản phẩm hàng hóa đã được nhà nước bảo hộ thương hiệu. Các Bộ, ngành cũng đã nhiều hoạt động phát triển thị trường thông qua hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại…. Các địa phương cũng đã phê duyệt Chương trình Phát triển TSTT và tổ chức xúc tiến thương mại thông qua quảng bá, tổ chức các hội chợ ở cấp tỉnh với nhiều cách khác nhau và đã mang lại hiệu quả rất thiết thực. Nhận thức của dân chúng về xây dựng và giữ thương hiệu sản phẩm đến nay đã đạt được bước phát triển đáng kể, đã trở thành thói quen và sự vào cuộc của các doanh nghiệp và người dân như chúng ta đã thấy trong thời gian gần đây.

Nguyễn Văn Hằng (47 tuổi), Thanh Hà, Hải Dương: Để tiến tới việc xuất khẩu quả vải sang thị trường Úc – một trong những thị trường khó tính, Trung tâm đã triển khai những hoạt động cụ thể nào, thưa ông?

Giám đốc Trung tâm kiểm dịch sau nhập khẩu I, Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN và PTNT Lê Nhật Thành đang giao lưu cùng bạn đọc

Giám đốc Lê Nhật Thành: Hiện nay quả vải đã được Úc cho phép nhập khẩu, tức là ta đã xuất khẩu sang Úc chứ không phải tiến tới như bạn nói nữa. Để được Úc chấp nhận, Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu I đã triển khai các công việc sau:

- Hướng dẫn nông dân tuân thủ đúng các điều kiện mà phía Úc yêu cầu bao gồm: chăm sóc cây vải, sử dụng thuốc trừ sâu, sử dụng nguồn nước tưới, dọn vệ sinh đồng ruộng… để đạt tiêu chuẩn cấp mã số vùng trồng.

- Hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện việc thu mua vải tại các mã số đã được Cục Bảo vệ thực vật cấp, đóng gói tại các nhà máy đóng gói phải được Cục Bảo vệ thực vật kiểm tra và cấp mã số vùng trồng. Trên mỗi thùng hàng đều được dán tem ghi đầy đủ thông tin theo quy định của Úc.

- Cục Bảo vệ thực vật yêu cầu cơ sở chiếu xạ lập hồ sơ sau đó Cục Bảo vệ thực vật lập đoàn kiểm tra, nếu đạt yêu cầu, Cục Bảo vệ thực vật sẽ cấp mã số và gửi toàn bộ hồ sơ mà mã số đã được cấp sang phía Úc.

- Tiếp đó, Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu I phối hợp với Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội tiến hành thí nghiệm chiếu xạ để đo liều lượng chiếu xạ cho những quy cách đóng gói khác nhau, rồi gửi sang Úc để xem xét. Nếu Úc chấp nhận thì cơ sở chiếu xạ mới được phép chiếu xạ quả vải để xuất khẩu sang Úc (hiện nay phía Úc đã chấp nhận).

Phí Văn Ngà (38 tuổi), Tiên Lãng, Hải Phòng: Trong một bài phỏng vấn mới đây, ông có chia sẻ, việc chiếu xạ tại Hà Nội sẽ giảm tới khoảng 20.000 đồng/kg so với việc chuyển vào TP Hồ Chí Minh để thực hiện chiếu xạ. Theo đó, vấn đề lợi nhuận tất nhiên sẽ tốt hơn cho doanh nghiệp. Theo ông, liệu đây sẽ là một thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu vải vì nguồn vải nguyên liệu chủ yếu nằm ở các tỉnh phía Bắc?

Tổng giám đốc Đàm Quang Thắng: Chiếu xạ tại Hà Nội là một thuận lợi lớn đối với các công ty xuất khẩu vải nói chung và công ty Agircare nói riêng. Những lô hàng trước, công ty vẫn phải chuyển vào chiếu xạ tại TP Hồ Chí Minh. Bên cạnh những chi phí phát sinh khoảng 20.000đồng/kg, thời gian vận chuyển khoảng 1/2 ngày cũng là một trong những bất lợi vì điều này ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng quả vải. 

Bên cạnh đó, nguồn nguyên liệu chủ yếu ở 2 tỉnh phía Bắc là Hải Dương và Bắc Giang, vì thế việc chiếu xạ tại Hà Nội sẽ có ý nghĩa rất lớn với doanh nghiệp giúp tăng lợi nhuận cho các phía là doanh nghiệp, người trồng vải, đối tác và người tiêu dùng. 

Nguyễn Như Trang (28 tuổi), Thạch An, Cao Bằng: Chiếu xạ có làm thực phẩm bị nhiễm xạ, có tạo ra các chất độc hại cho thực phẩm, thưa ông?

Phó giám đốc TS Trần Minh Quỳnh: Trước hết phải khẳng định chiếu xạ không làm thực phẩm bị nhiễm xạ, cũng như không tạo ra bất kỳ chất độc nếu thực phẩm được xử lý ở liều trung bình dưới 10 kGy. Vì các nguồn năng lượng sử dụng trong công nghệ bức xạ như tia gamma, tia X, chùm điện tử gia tốc (kể cả máy gia tốc Electron Beam có năng lượng đến 10 MeV) không có năng lượng đủ mạnh để làm cho thực phẩm nhiễm xạ, giống như hàng hóa được soi chiếu bằng tia X không trở thành vật phóng xạ. Hơn nữa, thực phẩm không thể bị nhiễm xạ vì chúng không bao giờ tiếp xúc trực tiếp với nguồn chiếu.

Trong thực tế, thực phẩm bị nhiễm xạ là thực phẩm hấp thụ các chất phóng xạ thoát ra từ các sự cố liên quan đến lò phản ứng hạt nhân, các vụ thử bom nguyên tử. Sự nhiễm xạ như vậy không liên quan đến chiếu xạ có kiểm soát và được giới hạn về mức năng lượng được áp dụng trong chiếu xạ thực phẩm. Bức xạ chỉ gây ra những biến đổi hóa học không đáng kể và có thể xem là vô hại đối với thực phẩm giống như trong quá trình xử lý nhiệt. Các sản phẩm phân ly phóng xạ đã được nghiên cứu kỹ lưỡng ở nhiều nước từ giữa thế kỷ trước và không có bằng chứng nào về tính độc của chúng đối với thực phẩm chiếu xạ. Như vậy, người dân hoàn toàn yên tâm sử dụng thực phẩm chiếu xạ bởi chất lượng thực phẩm vẫn bảo đảm, điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm được tăng lên. Thậm chí hiện nay, trên thế giới người ta sử dụng thực phẩm được chiếu xạ liều cao đến 45kGy để sản xuất các bữa ăn vô trùng dành cho các bệnh nhân ghép tạng, các nhà du hành vũ trụ.

Nguyễn Anh Đức (52 tuổi), Hoài Đức, Hà Nội: Những lô hàng vải thiều chiếu xạ đầu tiên đã được xuất khẩu sang thị trưởng Úc khó tính, vậy cá nhân ông đánh giá như thế nào về vai trò của Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội cũng như của KHCN trong hoạt động này?

Tổng giám đốc Công ty TNHH Agricare Việt Nam Đàm Quang Thắng đang giao lưu cùng bạn đọc

Tổng giám đốc Đàm Quang Thắng: Khi thực hiện chiếu xạ vải tại Trung tâm chiếu xạ Hà Nội, chúng tôi nhận được rất nhiều sự hỗ trợ và đồng hành của lãnh đạo và cán bộ, công nhân viên của Trung tâm kể cả về thời gian và nguồn nhân lực. Có những lô hàng về vào thời điểm nửa đêm nhưng Trung tâm vẫn túc trực tiếp nhận để bảo đảm lô hàng trong điều kiện tốt nhất phục vụ chiếu xạ.

KH và CN ngày càng giữi vai trò then chốt trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản. Những lô hàng của công ty xuất khẩu đều được ứng dụng KH và CN từ khâu thu hoạch, sơ chế đến khi xuất khẩu với sự hỗ trợ và vào cuộc của Trung tâm kiểm dịch sau nhập khẩu I, Cục Bảo vệ thực vật, Viện Cơ điện và công nghệ sau thu hoạch, Bộ NN và PTNT và Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội, Bộ KH và CN.

Trần Anh Tú (48 tuổi), Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh: Nhiều nhà khoa học cho rằng, công nghệ dù có tốt mấy nhưng cũng cần tính đến yếu tố đặc thù của địa phương, vì vậy cần có lộ trình áp dụng công nghệ cho phù hợp. Không thể áp dụng một cách máy móc, ồ ạt mà thiếu phương án đưa công nghệ theo từng giai đoạn? Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?

Phó vụ trưởng  Trần Văn Quang: Như trên đã nêu, vấn đề công nghệ trong chế biến và bảo quản sản phẩm nông sản nói chung và quả vải nói riêng không phải là bài toán quá khó. Chúng ta đã triển khai áp dụng rất nhiều công nghệ để bảo quản cá ngừ, tôm, cá… phục vụ cho xuất khẩu. Riêng quả vải cũng đã áp dụng nhiều hình thức như sử dụng chất bảo quản, bảo quản bằng màng, bảo quản theo công nghệ CAS, cấp đông nhanh và đến nay là chiếu xạ…

Đã có rất nhiều doanh nghiệp đầu tư các dây chuyền chế biến và bảo quản có công suất lớn như ở phía Nam mà chúng ta đã thấy. Ở phía bắc phải kể đến Công ty XNK Đồng Giao Ninh Bình, mỗi năm cũng đã bảo quản và tiêu thụ gần 4.000 tấn vải và các sản phẩm khác như dứa, hoa quả để xuất khẩu đi các nước và gần đây nhất là sử dụng công nghệ chiếu xạ tại Trung tâm chiếu xạ Hà Nội cho các loại hoa quả. 

Đúng là không thể nóng vội được, cần phải có lộ trình. Vấn đề đặt ra là hiệu quả đầu tư cần phải được lựa chọn cho phù hợp với từng vùng miền, với từng loại nông sản. (Một ví dụ thực tế: Với dây chuyền Chiếu xạ của Trung Tâm chiếu xạ Hà Nội với công suất chiếu xạ vải thông thường 20 tấn/ngày, quả vải của chúng ta nếu đem chiếu xạ thì cũng chỉ vận hành được khoảng 30 - 40 ngày, nếu không có các sản phẩm khác thì khả năng thu hồi vốn đầu tư là cả vấn đề lớn).

Hiện Bộ KHCN và các địa phương đang tiếp tục có nghiên cứu, cải tiến và đưa ra các tiến bộ kỹ thuật trong bảo quản và chế biến cho phù hợp với từng quy mô và từng vùng miền. Để làm được điều này đòi hỏi phải có sự vào cuộc của cả chính quyền địa phương và người dân, phải hoạch định được chiến lược phát triển sản phẩm hàng hóa có quy mô để việc vận hành các công nghệ được bảo đảm mang lại hiệu quả kinh tế.

Nguyễn Văn Điệp (54 tuổi), Kim Bôi, Hòa Bình: Không thể phủ nhận được việc nông sản đẹp, ngon là nhờ... công nghệ, để phát triển thế mạnh của tỉnh trong việc trồng và nâng cao năng suất cây vải, tỉnh Bắc Giang đã có những chủ trương và chiến lược cụ thể như thế nào? Đặc biệt là việc đẩy mạnh áp dụng công nghệ trồng vải theo tiêu chuẩn VietGap và GlobalGap thưa ông?

Chủ tịch UBND Nguyễn Thanh Bình: Cũng phải khẳng định rằng, chất lượng nông sản vừa ngon, vừa đẹp, ngoài điều kiện đất đai thổ nhưỡng thì vai trò của KHCN là rất lớn. Cho nên, từ năm 2005, huyện Lục Ngạn đã nhờ trung tâm sinh học của Viện Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và PTNT triển khai thí điểm 5ha vải thiều sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, được đánh giá là rất thành công. Từ năm 2006 huyện bắt đầu xây dựng kế hoạch để triển khai mở rộng diện tích sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGap. Đến nay sau 10 năm triển khai đã có 10.500ha vải thiều được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap.

Cũng từ năm 2014, huyện Lục Ngạn được Viện Nghiên cứu và phát triển vùng của Bộ KHCN giúp triển khai 5ha vải thiều sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGap. Đến nay, trên địa bàn huyện đã mở rộng được 217ha với 18 mã vùng được sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGap. Qua quá trình theo dõi cho thấy, vải thiều sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap và GloBalGap năng suất cao hơn từ 20 - 30% so với canh tác bình thường, mẫu mã cũng đẹp hơn, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cũng bảo đảm hơn, cho nên giá trị cũng tăng từ 20 - 30%.

Vừa qua, huyện Lục Ngạn đã phối hợp với Viện Quy hoạch nông nghiệp của Bộ Nông nghiệp và PTNT xây dựng quy hoạch phát triển cây ăn quả trên địa bàn huyện. Theo đó, giữ ổn định diện tích vải thiều là 16.000ha, còn các diện tích ở trên đồi cao hoặc ở vùng trũng thì sẽ chuyển sang trồng các loài cây khác phù hợp hơn như bưởi da xanh, bưởi diễn, cam vinh, cam V2, cam đường canh và táo BG6... có giá trị kinh tế cao hơn. Riêng đối với vải thiều sẽ tiếp tục chỉ đạo mở rộng diện tích theo tiêu chuẩn VietGap lên 12.500ha.

Đặng Thành Công (46 tuổi), Đoan Hùng, Phú Thọ: Việc trồng quả vải theo đúng quy trình Viet Gap, Global Gap đã mang lại hiệu quả bước đầu như: giá trị kinh tế, thương hiệu… Ông đánh giá như thế nào về vai trò của KHCN trong hoạt động chế biến quả vải nói riêng và xuất khẩu hàng hóa nông sản của Việt Nam nói chung trong quá trình hội nhập? 

Giám đốc Lê Nhật Thành: Như bạn đã biết, việc sản xuất ra quả vải đạt tiêu chuẩn xuất khẩu là cả một quá trình vô cùng nghiêm ngặt, song vấn đề xuất khẩu quả tươi thực sự đang là khó khăn cho các doanh nghiệp, đặc biệt liên quan đến chế biến và bảo quản nông sản.

Trên thế giới, ngành công nghiệp chế biến và bảo quản luôn đi song hành với sản xuất nông nghiệp để tiêu thụ nông sản trên các thị trường được thuận lợi. Ở Việt Nam, mặc dù đã được Nhà nước quan tâm nghiên cứu và đầu tư đến công nghệ chế biến và bảo quản nông sản song vẫn đang còn nhiều hạn chế. Trong rất nhiều hội nghị liên quan đến vấn đề xuất khẩu nông sản, công nghệ chế biến và bảo quản luôn được nhắc đến rất nhiều, nó như một nhu cầu cấp bách hiện nay. Đây là mấu chốt để giải quyết vấn đề đầu ra cho nông sản. Công việc này là của KHCN, chính là bài toán nan giải đặt ra cho ngành KH và CN.

Chiều 23.6, tại Hà Nội, lô vải thiều với trọng lượng hơn 2 tấn đã được tiến hành chiếu xạ ngay tại Trung tâm chiếu xạ Hà Nội trước khi lên đường xuất khẩu sang Australia. (Nguồn: baomoi.com)

Trần Ngọc Tình (50 tuổi), Hoằng Hóa, Thanh Hóa: Ông kỳ vọng gì về khi có sự bắt tay giữa các bộ, ngành cho trong việc thúc đẩy nâng cao giá trị quả vải nói riêng và mặt hàng nông sản nói chung?

Tổng giám đốc Đàm Quang Thắng: Việc phối hợp giữa các Bộ, ngành và đồng hành với các doanh nghiệp trong việc xây dựng thương hiệu và nâng cao giá trị nông sản là hết sức cần thiết và được doanh nghiệp đánh giá rất cao. Đặc biệt trong việc mở cửa xuất khẩu, xúc tiến thương mại cho quả vải và quả nhãn... tới các thị trường khó tính trong thời gian vừa qua.

Để nông sản Việt Nam đến với thị trường thế giới, đặc biệt những nước khó tính thì vai trò của Bộ KHCN và Bộ NN và PTNT là hết sức quan trọng. Bộ NN và PTNT, cụ thể là Cục Bảo vệ thực vật, Trung tâm kiểm dịch sau nhập khẩu I là đơn vị tiên phong mở cửa thị trưởng, thực hiện công việc giám sát quy trình bao gồm kiểm soát mã số vùng trồng, nhà máy đóng gói, kiểm dịch thực vật để bảo đảm an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu của thi trường khó tính. Bên cạnh đó, Bộ NN và PTNT đã hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu vải về cơ sở sơ chế và đóng gói (không thu phí), tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu có được quả vải chất lượng và an toàn nhất.

Bộ KHCN đã nỗ lực hỗ trợ ứng dụng KHCN vào sản xuất, đặc biệt hoàn thành thủ tục để quả vải được chiếu xạ tại Trung tâm chiếu xạ Hà Nội trước khi xuất đi sang các thị trường có yêu cầu chiếu xạ. Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí.

Ngoài ra, Bộ Công thương cũng đang tiến hành hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đưa sản phẩm nông sản ra thị trường thế giới, giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường.

Phan Văn Thăng (47 tuổi), Lục Ngạn, Bắc Giang): Là địa phương được hưởng lợi từ việc áp dụng KHCN, ông có thể cho biết những kết quả đạt được từ khi áp dụng KHCN trong việc nâng cao giá trị quả vải? Địa phương có kiến nghị gì để duy trì những thành quả này không, thưa ông?

Chủ tịch UBND Nguyễn Thanh Bình: Cái đạt được lớn nhất là nhận thức của người nông dân trong việc tích cực tham gia ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Người dân luôn hào hứng đón nhận những thành tựu khoa học mới được triển khai trên địa bàn, giúp cho các cơ quan Nhà nước dễ dàng triển khai các chính sách và đưa các tiến bộ khoa học vào cuộc sống. Người dân được hưởng lợi từ việc áp dụng KHCN như thu nhập cao hơn, đời sống từ vật chất đến tinh thần được cải thiện; xã hội ổn định và phát triển.

Để duy trì và phát huy những thành quả đã đạt được đề nghị các bộ, ngành Trung ương, các cơ quan cho thí điểm công nghệ tưới nhỏ giọt của Isarel đối với diện tích cây ăn quả của huyện; nghiên cứu các loại phân bón thuốc bảo vệ thực vật (theo công nghệ sinh học) để giảm thiểu ô nhiễm môi trường; hỗ trợ cấp chứng nhận diện tích được sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGap và VietGap...

Thu hoạch vải chín sớm (Nguồn: TTXVN)

Kim Dung (42 tuổi), Bảo Lộc, Lâm Đồng: Xin hỏi ông Quỳnh, tính ưu việt của công nghệ chiếu xạ kiểm dịch thực vật đối với nông sản xuất khẩu của Việt Nam nói chung và quả vải nói riêng là?

Phó giám đốc Trần Minh Quỳnh: Công nghệ chiếu xạ thực phẩm sử dụng các máy chiếu xạ gamma từ đồng vị cobalt-60 và máy gia tốc điện tử năng lượng dưới 10 MeV đã khẳng định được tính ưu việt trong kiểm dịch thực vật, do khả năng xử lý sản phẩm nông nghiệp đã bao gói trên quy mô lớn, thời gian xử lý nhanh nên rất phù hợp để kiểm soát côn trùng, dịch bệnh đối với nông sản xuất khẩu. Tôi cho rằng, trong thời gian tới chắc chắn công nghệ chiếu xạ sẽ được nhiều nước chấp nhận như là biện pháp kiểm dịch đối với hàng nông sản xuất và nhập khẩu.

Thuận Hằng (41 tuổi), Mang Thít, Vĩnh Long: Dưới góc độ quản lý KHCN, ông có thể cho biết vai trò của Nhà nước trong việc thúc đẩy ứng dụng KHCN đối với hàng nông sản nói chung và quả vải nói riêng?

Phó vụ trưởng Trần Văn Quang: Chúng ta đều biết, KHCN tác động đến mọi khâu trong quá trình sản xuất sản phẩm. Sản xuất nông sản theo hướng sạch đã và đang được các nhà khoa học và ngành chức năng khẳng định là hướng đi tất yếu nhằm bảo đảm các yếu tố bền vững cho môi trường, an toàn cho người sản xuất và người sử dụng sản phẩm… Trong đó, Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất, từ việc nghiên cứu tạo giống, xây dựng quy trình trồng và chăm sóc, tạo ra công nghệ bảo quản và chế biến sản phẩm, tạo dựng thương hiệu và xúc tiến phát triển thị trường. Tất nhiên, cũng cần phải thấy rằng, Nhà nước không làm thay mà chỉ đóng vai trò "bà đỡ" để tạo dựng các nghiên cứu bước đầu, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân có được các khâu trong quá trình sản xuất.

Thực tế đã cho thấy, hầu hết các sản phẩm được khẳng định trên thị trường hiện nay đều đã được nghiên cứu và triển khai áp dụng một cách khá bài bản ở toàn bộ các khâu trong quá trình sản xuất. Việc triển khai, duy trì và phát triển sản phẩm đó là trách nhiệm của mọi người khi tham gia chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, điều đó cho thấy rất cần sự vào cuộc của tất cả mọi người.

Nguyễn Khắc Hiệp (53 tuổi), Việt Yên, Bắc Giang: Việc xuất khẩu vải thiều đi thị trường Úc đòi hỏi những điều kiện, yếu tố kỹ thuật khắt khe như thế nào, thưa ông Thành?

Giám đốc Lê Nhật Thành: Như tôi đã trả lời ở trên, để xuất khẩu đi Úc, quả vải phải đạt những yêu cầu sau:

1. Phải được cấp mã số vùng trồng;

2. Đóng gói, ghi nhãn;

3. Phải được xử lý chiếu xạ;

4. Lô vải xuất khẩu phải được kiểm dịch thực vât, đáp ứng yêu cầu nhập khẩu của Úc và có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan kiểm dịch thực vật Việt Nam cấp.

Mỗi yêu cầu lại được quy định rất cụ thể, bạn có thể vào trang web của Cục Bảo vệ thực vật để tìm hiểu thêm.

Bảo Long (45 tuổi), Đống Đa, Hà Nội: Xin hỏi ông Quỳnh, ông có thể cho biết rõ hơn về cơ sở vật chất và khả năng xử lý chiếu xạ thực phẩm tại Trung tâm? Để xử lý chiếu xạ kiểm dịch “mẻ” vải đầu tiên xuất khẩu sang Úc, một cách thành công như vừa qua, Trung tâm đã có những chuẩn bị như thế nào, thưa ông?

Phó giám đốc  TS Trần Minh Quỳnh: Sau khi Dự án “Cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng của Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội phục vụ chiếu xạ kiểm dịch hoa quả tươi xuất khẩu” được Bộ KHCN phê duyệt và cấp kinh phí thực hiện, Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam đã chỉ đạo Trung tâm khẩn trương triển khai Dự án. Chỉ trong một thời gian ngắn, chúng tôi đã tập trung xây mới hệ thống kho đầu vào, trang bị hai kho lạnh diện tích 200 m2 để bảo quản nông sản trước và sau khi chiếu xạ, cũng như thực hiện một số hạng mục khác. Có thể nói, với việc nâng cấp cơ sở hạ tầng này, Trung tâm có khả năng xử lý chiếu xạ thực phẩm cho nhiều mục đích khác nhau, từ ức chế nảy mầm, làm chậm chín hoa quả tươi đến giảm nhiễm vi sinh vật đối với thực phẩm khô…

Để được xử lý chiếu xạ kiểm dịch quả vải xuất khẩu sang Úc, ngay sau khi nâng cấp đạt được các tiêu chuẩn kỹ thuật về thiết bị chiếu xạ, tháng 5 năm 2016, Trung tâm đã phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN và PTNT hoàn thiện hồ sơ xin cấp phép cho thiết bị chiếu xạ (Standard Operating Procedures for HIC Irradiation Facility) gửi Bộ Nông nghiệp Úc, và sau đó là thực hiện đánh giá phân bố liều (dose mapping) trong quả vải chiếu xạ ngay khi lứa vải “sớm” đầu tiên được thu hoạch để được phép xử lý chiếu xạ đối với quả vải.

Lê Văn Ngọc (42 tuổi), Nghi Lộc, Nghệ An: Ông đánh giá như thế nào về vai trò của công nghệ chiếu xạ trong xuất khẩu nông sản hiện nay? Cục Bảo vệ Thực vật có kế hoạch gì để đưa nông sản Việt Nam nói chung và quả vải nói riêng được xuất khẩu sang nhiều thị trường nước ngoài trong những năm tiếp theo, thưa ông?

Giám đốc Lê Nhật Thành: Công nghệ chiếu xạ trong xuất khẩu nông sản hiện nay được áp dụng để xử lý một số loài dịch hại nhất định theo yêu cầu của các nước nhập khẩu. Công nghệ này đã được một số nước trên thế giới chấp nhận và áp dụng. Song, tùy từng nước khác nhau mà người ta sử dụng công nghệ chiếu xạ và liều lượng khác nhau.

Theo tài liệu trong một cuộc hội thảo về chiếu xạ diễn ra đầu tháng 6 tại Úc, công nghệ chiếu xạ có tác dụng làm chậm quá trình chín của trái cây. Hiện nay, với quả vải, được phép nhập khẩu vào hai nước Mỹ và Úc đều phải qua chiếu xạ với liều lượng 400 Gy. Mặt khác, tùy từng nước khác nhau mà yêu cầu xử lý nông sản xuất khẩu có thể bằng chiếu xạ hoặc bằng công nghệ khác như xử lý lạnh, hơi nước nóng…

Hiện, Bộ NN và PTNT liên tục chỉ đạo Cục Bảo vệ thực vật thực hiện đàm phán với các nước, tháo gỡ hàng rào kỹ thuật để mở cửa thị trường nông sản Việt Nam vào các nước trên thế giới, đặc biệt là các nông sản có tiềm năng xuất khẩu.

Nguyễn Thị Mai Chi (37 tuổi), Giáp Bát, Hà Nội: Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội đã được Bộ Nông nghiệp Úc công nhận đủ điều kiện và cho phép xử lý chiếu xạ kiểm dịch quả vải xuất khẩu sang thị trường Úc. Vậy, những điều kiện của phía Úc đối với cơ sở chiếu xạ là gì? Và năng lực hiện nay của Trung tâm trong chiếu xạ kiểm dịch quả vải ra sao, thưa ông?

Phó Giám đốc Trần Minh Quỳnh: Cũng giống như Hoa Kỳ, các yêu cầu của Bộ Nông nghiệp Úc đối với cơ sở chiếu xạ là cơ sở phải tuân thủ các yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, phải được làm sạch định kỳ theo các quy trình vận hành chuẩn và đảm bảo vệ sinh (Sanitation Standard Operating Procedures), có khả năng xử lý chiếu xạ kiểm dịch với liều chiếu tối thiểu (Dmin) là 400 Gy và liều chiếu tối đa dưới 1000 Gy.

Với mục đích chiếu xạ kiểm dịch quả vải, hiện Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội có thể xử lý đến 20 tấn/ ngày đêm. Căn cứ trên nhu cầu của các doanh nghiệp và khả năng chấp nhận của các thị trường nhập khẩu, Trung tâm chúng tôi có thể xem xét, tiếp tục cải tạo một số hạng mục để nâng công suất chiếu xạ kiểm dịch quả vải cũng như một số nông sản khác, đáp ứng yêu cầu thực tế của thị trường.

Thạch Như Sơn (48 tuổi), Vĩnh Lợi, Bạc Liêu: Các doanh nghiệp đã có hoạt động “đón đầu” như thế nào trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam, đặc biệt là sản xuất, bảo quản hàng nông sản thưa ông Thắng?

Tổng giám đốc Đàm Quang Thắng: Trước thềm hội nhập sâu rộng như hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam cần có sự chuẩn bị tốt về các điều kiện cơ sở, nguồn nhân lực, kiến thức, tài chính để hội nhập với thị trường thế giới. Để đáp ứng yêu cầu hội nhập, doanh nghiệp nông nghiệp cần có sự đồng bộ trong việc sản xuất và kinh doanh với những mặt hàng nông sản, cần có định hướng sản xuất theo chuỗi sản phẩm hàng hóa, quản lý chặt các khẩu để giảm chi phí sản xuất, bảo đảm an toàn thực phẩm, hạ giá thành để đáp ứng nhu cầu của các nước nhập khẩu. Cần ứng dụng KHCN vào các khâu để nâng cao giá trị nông sản, đặc biệt là khâu bảo quản, chế biến (đây vẫn là điểm yếu của nông sản Việt Nam). Việc này cần sự hỗ trợ rất lớn từ Bộ KHCN và các cơ quan, ban, ngành có liên quan và chính quyền địa phương.

Lê Văn Thịnh (45 tuổi), Lập Thạch, Vĩnh Phúc: Thưa ông trong thời gian tới, Cục Bảo vệ thực vật có những chính sách cụ thể gì để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong chiếu xạ nông sản xuất khẩu?

Giám đốc Lê Nhật Thành: Trong thời gian tới, Cục Bảo vệ thực vật sẽ tiếp tục hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong chiếu xạ nông sản xuất khẩu:

- Tiếp tục đàm phán mở cửa thị trường cho trái cây Việt Nam;

- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành có liên quan để tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp xuất khẩu khi phải qua chiếu xạ;

- Hướng dẫn, tập huấn nông dân, doanh nghiệp thực hiện theo đúng yêu cầu của các nước nhập nhẩu;

- Tiếp tục xem xét hỗ trợ bằng cách không thu phí kiểm dịch thực vật;

- Đàm phán với các nước để đưa ra các yêu cầu nhập khẩu đối với quốc tế và phù hợp với Việt Nam.

Ngô Quang Tùng (48 tuổi), Ân Thi, Hưng Yên: Bộ KH&CN đã có những hoạt động cụ thể nào trong việc hỗ trợ doanh nghiệp, người dân sản xuất, xuất khẩu nông sản nói chung và quả vải tại Bắc Giang thời qua, thưa ông?

Phó vụ trưởng Trần Văn Quang: Hoạt động ứng dụng KH&CN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã có những bước tiến đáng kể, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, được Bộ KH&CN cũng như UBND tỉnh Bắc Giang hết sức quan tâm. Trong thời gian qua, Bộ KH&CN đã có những hỗ trợ cụ thể cho doanh nghiệp, người sản xuất, xuất khẩu quả vải, cụ thể: 

- Thứ nhất: Tích cực chỉ đạo, hỗ trợ tỉnh Bắc Giang xây dựng mô hình ứng dụng KH&CN canh tác vải theo tiêu chuẩn VIETGAP. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh Bắc Giang đã định hướng công tác sản xuất, xúc tiến tiêu thụ, xuất khẩu vải thiều năm 2015 và những năm tiếp theo. Trong đó chỉ đạo toàn bộ diện tích vải thiều của tỉnh được hướng dẫn sản xuất theo các tiêu chuẩn VietGAP, quy hoạch và có cơ chế hỗ trợ vùng sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GlobalGAP; tìm hiểu và lựa chọn công nghệ bảo quản tiên tiến, mở rộng thị trường nội địa, giữ vững thị trường xuất khẩu truyền thống và bước đầu thâm nhập đến các thị trường mới, khó tính trên thế giới; Bảo hộ thương hiệu vải thiều Bắc Giang tại nước ngoài. 

- Thứ hai: Chỉ đạo Sở KH&CN Bắc Giang và các đơn vị chức năng thuộc Bộ KHCN đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHCN trong canh tác, bảo quản vải thiều bằng các nhiệm vụ KHCN như: 

Năm 2008, Sở KH&CN triển khai đề tài “Ứng dụng tiến bộ KH&CN trong sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP” từ quy mô 0,1 ha vải VietGAP đến nay nhân rộng quy mô với 12.560 ha vải VietGAP. Đã góp phần tăng giá trị từ 20-30% so với vải thiều sản xuất thông thường, đáp ứng một số yêu cầu về ATVSTP. 

Năm 2010, hỗ trợ thực hiện Dự án quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý Lục Ngạn cho sản phẩm vải thiều của tỉnh Bắc Giang. Nhờ đó, nhiều nhà phân phối sản phẩm trong và ngoài nước đã đến khảo sát, tìm hiểu cơ hội hợp tác với địa phương để đưa sản phẩm có chất lượng, đúng nguồn gốc, xuất xứ ra thị trường. 

Năm 2015, nằm trong Chương trình phối hợp với UBND tỉnh Bắc Giang, Bộ KH&CN; Viện Hàn Lâm KH&CN Việt Nam triển khai “Nghiên cứu một số phương pháp sử dụng màng bao gói khí quyển biến đổi (MAP) để bảo quản vải thiều Lục Ngạn”. Hiện nay Viện Hóa học đang phối hợp với Viện Nghiên cứu rau quả bảo quản 5 tấn bằng màng bao gói biến đổi khí quyển (MAP) để bảo quản và kéo dài thời gian bảo quản tối thiểu 4 tuần, ổn định chất lượng và màu sắc quả vải. 

Năm 2015, Viện Nghiên cứu và Phát triển vùng – Bộ KHCN phối hợp với Sở KHCN Bắc Giang bảo quản vải thiều bằng công nghệ Nhật Bản (CAS) xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản (12 tấn vào năm 2015). 

Bộ KH&CN cũng phê duyệt cho tỉnh Bắc Giang đề tài độc lập cấp quốc gia “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ của công ty Juran (Israel) bảo quản tươi quả vải và một số loại quả khác phục vụ xuất khẩu”, trong đó: xây dựng mô hình sản xuất, thiết lập được hệ thống kiểm tra, giám sát ATTP và cấp chứng nhận theo tiêu chuẩn GlobalGAP; nhập khẩu thiết bị và tiếp nhận hệ thống thiết bị đồng bộ của công ty Juran (Israel) và hoàn thiện được công nghệ sơ chế, xử lý, bao gói bảo quản quả vải thiều Lục Ngạn, bảo đảm tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường Mỹ và EU; xây dựng kế hoạch xuất khẩu 40 tấn quả vải thiều Lục Ngạn vào Mỹ và EU năm 2016-2017; Nghiên cứu thiết lập cơ sở dữ liệu và bộ hồ sơ thiết kế cải tiến và hoàn thiện công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý, bao gói, bảo quản quả cam và quả nhãn. 

- Thứ ba: Năm 2015 đã tổ chức Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ giữa Bộ KHCN, UBND các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Ninh cùng Công ty CP Tiến bộ quốc tế (AIC) Việt Nam và Ủy ban nghiên cứu chiến lược nông - lâm - ngư nghiệp của Nhật Bản về ứng dụng các công nghệ tiên tiến để hỗ trợ cho người trồng vải tạo ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang nước ngoài. Nhờ đó, năm 2015 tỉnh Bắc Giang đã xuất khẩu vải sang một số thị trường mới như: Mỹ, Úc, Pháp, Anh, Malaysia, Lào với sản lượng 105 tấn vải tươi; Công ty CP Tiến bộ quốc tế (AIC) Việt Nam đã xuất khẩu hàng chục tấn vải thiều Bắc Giang sang Malaixia và một số thị trường khác. 

- Thứ tư: Hỗ trợ tỉnh Bắc Giang bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Vải thiều Lục Ngạn” và bảo hộ sản phẩm vải thiều Lục Ngạn sang một số nước. Đến nay đã có 5 quốc gia (Nhật Bản, Hàn Quốc, Campuchia, Lào, Trung Quốc) cấp văn bằng bảo hộ cho sản phẩm; 4 quốc gia (Mỹ, Úc, Malaysia, Singapore) và đang trong quá trình xem xét đơn. 

- Thứ năm: Phối hợp tổ chức hội thảo giới thiệu công nghệ sau thu hoạch; các chương trình KHCN hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ và nghiên cứu khoa học.

Lục Thành Chung (41 tuổi), Lục Ngạn, Bắc Giang: Thưa ông, tính đến nay đã có bao nhiêu địa phương đăng ký chiếu xạ quả vải để xuất khẩu sang Úc và Trung tâm đã chiếu xạ được bao nhiêu tấn vải?

Phó giám đốc  TS Trần Minh Quỳnh: Hiện nay, các yêu cầu chiếu xạ kiểm dịch quả vải đều từ các công ty xuất khẩu, nên chúng tôi cũng không chắc có bao nhiêu địa phương đã đăng ký. Tuy nhiên, theo báo cáo của các công ty lớn như Agricare, Rồng đỏ thì cả hai vùng trồng chính là Bắc Giang và Hải Dương đều có sản phẩm vải chiếu xạ sang Úc. Thời gian qua, Trung tâm đã chiếu xạ được khoảng 10 tấn vải. Việc xử lý chiếu xạ cũng phụ thuộc vào thị trường nhập khẩu, song chúng tôi tin là số lượng vải chiếu xạ sẽ tăng nhanh trong thời gian tới, vì sản phẩm vải “muộn” cũng được ưa chuộng tại Úc.

Cao Anh Tiến (51 tuổi), Thanh Ba, Phú Thọ: Sản lượng vải dành cho xuất khẩu trong năm 2016 của huyện Lục Ngạn là bao nhiêu? Địa phương đã có những chính sách gì để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc chiếu xạ xuất khẩu vải thưa ông?

Chủ tịch UBND Nguyễn Thanh Bình: Tổng sản lượng vải thiều của huyện Lục Ngạn trong năm 2016 đạt khoảng 70 - 75.000 tấn, trong đó sản lượng vải thiều sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGap và VietGap đạt từ 53- 55.000 tấn đủ điều kiện xuất khẩu.

Huyện tập trung chỉ đạo nông dân sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GlobalGap đủ sản lượng giúp các doanh nghiệp chiếu xạ xuất khẩu vào các thị trường cao cấp; giúp các doanh nghiệp xuất khẩu kết nối với các Hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GlobalGap để ký kết các hợp đồng tiêu thụ; bảo đảm an ninh trật tự cho tất cả doanh nghiệp, doanh nhân đến thu mua vải thiều trên địa bàn huyện; bảo đảm giao thông thuận tiện để nhanh chóng đưa quả vải đến tay người tiêu dùng; hỗ trợ xây dựng các cơ sở sơ chế, đóng gói và thực hiện biện pháp bảo quản ngay trên địa bàn huyện...

Nguyễn Mỹ Bình (46 tuổi), Thanh Hà, Hải Dương: Úc là thị trường tương đối khắt khe, song điều đáng mừng là chúng ta đã đáp ứng được các điều kiện để xuất khẩu vải sang thị trường này? Vậy còn các thị trường khác, đặc biệt là Mỹ, chúng ta phải làm thế nào để "chinh phục" được thị trường khó tính này, thưa ông?

Phó giám đốc Trần Minh Quỳnh: Theo báo cáo của doanh nghiệp, quả vải chiếu xạ đã được quảng bá ở một số quốc gia phát triển gồm Mỹ và châu Âu, tuy nhiên chỉ có Mỹ bắt buộc phải kiểm dịch bằng xử lý chiếu xạ. Đến nay, quả vải chiếu xạ của Việt Nam cũng đã được tiêu thụ ở Mỹ, song việc chiếu xạ chủ yếu được thực hiện tại công ty Sonson, TP Hồ Chí Minh. Thực sự, quả vải của chúng ta đã “chinh phục” được khách hàng khó tính này do chất lượng “vượt trội” so với vải của Mexico, Ấn Độ… song chi phí vận chuyển quá cao, ảnh hưởng đến khả năng chiếm lĩnh thị trường. Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội đã phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật gửi hồ sơ xin cấp phép, và ngày 13.6 vừa qua, phái đoàn của Tổ chức kiểm soát Sức khỏe động thực vật, thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (APHIS) đã đến kiểm tra cơ sở hạ tầng chiếu xạ, và thông báo hồ sơ đang được Ủy ban Kỹ thuật xem xét. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cũng đã đàm phám để phía Mỹ ủy quyền kiểm dịch để giảm chi phí chung đối với quả vải xuất khẩu.

Sơn Công Thành (48 tuổi), Hồng Ngự, Đồng Tháp: Những công nghệ nào đã được doanh nghiệp áp dụng trong việc bảo quản nông sản để xuất khẩu trong thời gian qua, thưa ông?

Tổng giám đốc Đàm Quang Thắng: Với những lô hàng xuất khẩu sang thị trường khó tính như Úc, việc bảo đảm yêu cầu về an toàn thực phẩm cũng như giữ chất lượng quả vải tươi ngon nhất là một yêu cầu bắt buộc với doanh nghiệp. Để đáp ứng yêu cầu của các cơ quan chức năng và nhu cầu của người tiêu dùng, công ty là một trong những doanh nghiệp đầu tiên được ứng dụng công nghệ mới nhất của Bộ NN và PTNT về bảo quản sau thu hoạch thông qua việc rửa axit Citric, sau đó được bảo quản lạnh ở nhiệt độ 10 độ C trong 30 phút để độ lạnh ngấm vào quả vải. Trong quá trình vận chuyển tới người tiêu dùng, vải vẫn được bảo quản trong điều kiện lạnh phù hợp.

Bùi Văn Nam (53 tuổi), Việt Yên, Bắc Giang: Thưa Ông, huyện Lục Ngạn nói riêng và tỉnh Bắc Giang nói chung đã có những hỗ trợ như thế nào cho việc đưa quả vải Bắc Giang ra thị trường?

Chủ tịch UBND Nguyễn Thanh Bình: Để hỗ trợ đưa sản phẩm vải thiều ra thị trường, ngoài việc chỉ đạo nông dân sản xuất bảo đảm chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm thì huyện đã phối hợp cùng các bộ, ngành Trung ương và các cơ quan chuyên môn của tỉnh tổ chức 5 Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn tại các tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn, TP Hồ Chí Minh và tổ chức tuần lễ vải thiều Lục Ngạn tại Hà Nội; mời gọi các doanh nghiệp, doanh nhân trong và ngoài nước đến thăm vùng vải thiều và ký kết hợp đồng với các doanh nghiêp, hợp tác xã trên địa bàn huyện; tạo điều kiện thông thoáng, nhanh gọn về thủ tục hành chính về xuất nhập cảnh tạm trú, tạm vắng... đối với các thương nhân người nước ngoài; chỉ đạo bảo đảm an ninh trật tự, bảo đảm giao thông thông suốt; chỉ đạo các ngành ngân hàng chuẩn bị đủ tiền mặt và các dịch vụ tài chính phục vụ cho việc thu mua tiêu thụ vải thiều...

Nguyễn Văn Long (36 tuổi), Lục Nam, Bắc Giang: Xin ông cho biết, Bộ KHCN đã có những hỗ trợ như thế nào để Trung tâm chiếu xạ hoàn thành việc nâng cấp dây chuyền phục vụ cho công tác chiếu xạ vải thiều?

Phó giám đốc Trần Minh Quỳnh: Hơn 30 năm trước, Chính phủ Việt Nam đã cho phép Viện Năng lượng nguyên tử quốc gia, nay là Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (VINATOM) xây dựng Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội để tiếp nhận thiết bị chiếu xạ bán công nghiệp và nguồn phóng xạ Cobalt-60 do IAEA viện trợ. Bộ KHCN cũng cho phép thực hiện hàng loạt các nghiên cứu khoa học chứng tỏ ưu điểm của công nghệ bức xạ, và năm 1999 cho phép VINATOM đầu tư cơ sở chiếu xạ tại TP Hồ Chí Minh (Vinagama) nhằm triển khai và mở rộng các ứng dụng công nghệ bức xạ, không chỉ giới hạn trong lĩnh vực chiếu xạ thực phẩm mà cả chiếu xạ khử trùng y tế, biến tính vật liệu polyme và chế tạo vật liệu nano. Có thể nói, sự ưu đãi của Nhà nước chính là tiền đề để ngành công nghệ chiếu xạ phát triển như hiện nay với 3 thiết bị chiếu xạ thuộc VINATOM và 6 thiết bị chiếu xạ thuộc các công ty tư nhân.

Để phát triển ứng dụng chiếu xạ kiểm dịch nông sản, từ năm 2015, Bộ KHCN và VINATOM đã cho phép Trung tâm thực hiện dự án “Cải tạo hạ tầng cơ sở đáp ứng yêu cầu chiếu xạ kiểm dịch quả tươi xuất khẩu” nhằm phát huy hiệu quả công nghệ chiếu xạ phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Chúng tôi dự kiến sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng xin cấp phép chiếu xạ kiểm dịch đối với một số loại quả đặc sản khác của Việt Nam, trước mắt là xin Bộ Nông nghiệp Úc cho phép chiếu xạ quả xoài và quả nhãn tại Trung tâm. Chúng tôi cũng dự kiến sẽ thực hiện chương trình nghiên cứu để mở rộng ứng dụng công nghệ bức xạ phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững.

Trương Đức Hùng (49 tuổi), Lục Ngạn, Bắc Giang: Theo ông, làm thế nào để chúng ta xây dựng được thương hiệu vải tốt trên thị trường thế giới?

Tổng giám đốc Đàm Quang Thắng: Việc đầu tiên là có và giữ được chất lượng tốt nhất đến với người tiêu dùng. Đây là yếu tố sống còn của doanh nghiệp khi tham gia thị trường thế giới. Để làm được điều này, công ty đã nhận được nhiều sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương, Trung tâm chiếu xạ Hà Nội, Cục Bảo vệ thực vật, Trung tâm Kiểm dịch sau nhập khẩu I. Ngoài ra, việc giữ được thị trường để bảo đảm lợi nhuận cho đối tác, chúng ta cần xây dựng hình ảnh quả vải Việt Nam trên thị trường thế giới thông qua việc đưa các thông tin, quy trình sản xuất, bảo quản và chế biến để khẳng định chất lượng, an toàn thực phẩm của vải Việt Nam, tạo niềm tin cho người tiêu dùng quốc tế.

Đỗ Văn Nhung (46 tuổi), Từ Sơn, Bắc Ninh: Ông có mong muốn gì để tiếp nhận được sự hỗ trợ từ phía Nhà nước cũng như Bộ KHCN trong thời gian tới để nâng cao chất lượng quả vải?

Chủ tịch UBND Nguyễn Thanh Bình: Hiện tại nông dân Lục Ngạn đã sản xuất ra được sản phẩm vải thiều chất lượng cao bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và đáp ứng yêu cầu xuất khẩu vào một số thị trường cao cấp như Mỹ, Úc, các nước EU, Nhật Bản... Nhưng để nâng cao giá trị của sản phẩm thì đề nghị Bộ KHCN hỗ trợ, tìm giúp công nghệ bảo quản vải thiều tươi nhằm kéo dài thời gian để đưa đến các thị trường trên với giá thành phù hợp; đề nghị Trung ương hỗ trợ đầu tư nâng cấp hạ tầng vùng cây ăn quả của huyện để có thể ứng dụng KHCN cao và tự động hóa; đề nghị hỗ trợ thay đổi phương thức sản xuất, hình thành các doanh nghiêp, hợp tác xã trong sản xuất vải thiều để có thể ký kết hợp đồng tiêu thụ với các doanh nghiệp xuất khẩu tạo thành chuỗi khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ...

Lê Thu Minh (47 tuổi), Bắc Giang: Lô hàng vải thiều đầu tiên vừa được chiếu xạ để xuất khẩu sang Úc. Vậy phía Úc đã có đánh giá như thế nào về lô hàng này, thưa ông?

Tổng giám đốc Đàm Quang Thắng: Những lô hàng công ty xuất sang thị trường Úc đã được đưa trực tiếp đến các siêu thị của người Việt và người Úc. Toàn bộ các lô vải này đã được tiêu thụ hết và được người tiêu dùng đánh giá rất cao kể cả về hình thức và chất lượng. Thương hiệu vải Việt Nam đã được công ty và các đối tác Úc xây dựng, quảng bá trên thị trường Úc giúp nâng cao giá trị thương hiệu của nông sản Việt Nam nói chung và quả vải nói riêng, tạo niềm tin cho người tiêu dùng. Hiện nay vải của Việt Nam có lợi thế cạnh tranh về chất lượng đối với vải nội địa và nhập khẩu từ các nước khác tại thị trường Úc.

Trần Văn Ngọc (41 tuổi), Hiệp Hòa, Bắc Giang: Trong thời gian tới, để nâng cao giá trị của quả vải, Bộ dự kiến có những hỗ trợ gì cho tỉnh Bắc Giang, thưa ông?

Phó vụ trưởng Trần Văn Quang: Do tính chất, đặc điểm quả vải thiều là khó bảo quản lâu dài, mà muốn xuất khẩu được ra nước ngoài đem lại lợi nhuận lớn thì cần phải có công nghệ bảo quản sau thu hoạch đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu. Trong thời gian tới, Bộ KHCN sẽ xem xét, phối hợp với tỉnh Bắc Giang về các dự án ứng dụng công nghệ mới để chăm sóc và bảo quản vải thiều, cụ thể: 

- Xây dựng vùng vải thiều và vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

- Ứng dụng công nghệ tưới kết hợp bón phân của Israel trong việc chăm sóc, bảo quản vải thiều, hỗ trợ 50ha thử nghiệm áp dụng công nghệ này tại vùng vải thiều Lục Ngạn.

- Nghiên cứu, triển khai công nghệ bảo quản của Israel đối với vải thiều xuất khẩu sang Mỹ, Úc để phục vụ xuất khẩu vào năm 2017. 

Cùng với đó, Bắc Giang cũng đang nghiên cứu triển khai một số nhiệm vụ KHCN để nâng cao giá trị của quả vải, cụ thể:

(1) Nghiên cứu giải pháp tổng thể phát triển Cluster quả (liên kết nhóm);

(2) Nghiên cứu ứng dụng đồng bộ công nghệ tưới nhỏ giọt kết hợp bón phân để thâm canh cây vải thiều đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vùng sản xuất tập trung, tỉnh Bắc Giang;

(3) Nghiên cứu, xây dựng mô hình quản lý quy trình sản xuất vải thiều, nấm và rau của tỉnh Bắc Giang, đáp ứng yêu cầu truy xuất nguồn gốc và xác thực hàng hóa;

(4) Ứng dụng tiến bộ KHCN trong canh tác, bảo quản vải theo công nghệ nano, nâng cao chất lượng, mẫu mã vải thiều…

Châu Văn Hùng (38 tuổi), Cái Bè, Tiền Giang: Ngoài quả vải tại Bắc Giang, Bộ còn có những hộ trợ, giúp đỡ nào đối với việc phát triển, bảo quản công nghệ sau thu hoạch nhằm tiến tới việc xuất khẩu nông sản có chất lượng ra thị trường nước ngoài, thưa ông?

Phó vụ trưởng Trần Văn Quang: Hiện nay, có hai "hàng rào kỹ thuật" mà các nước trên thế giới đang áp dụng đó là: Hàng rào kỹ thuật về kiểm dịch thực vật và hàng rào kỹ thuật về an toàn thực phẩm. Những "hàng rào kỹ thuật" này không chỉ giúp bảo hộ sản xuất, bảo vệ người tiêu dùng và gìn giữ môi trường sinh thái trong nước, mà còn giúp đối phó các rào cản của các nước khác trong thương mại quốc tế đang ngày càng rất hiện đại và tinh vi. Một số nước như Mỹ đã đưa ra điều kiện bắt buộc là một trong những tiêu chuẩn để nhập củ, quả vào Mỹ đều phải chiếu xạ. 

Để đáp ứng yêu cầu trên, đến nay, Bộ KHCN đã cho triển khai các công nghệ bảo quản nông sản và đã được đưa vào sử dụng đủ điều kiện phục vụ cho xuất khẩu tùy thuộc vào thị trường các nước như: Công nghệ bảo quản lạnh nhanh (có khá nhiều địa phương đã đầu tư); công nghệ bảo quản màng khí quyển (đang được thử nghiệm tại Bắc Giang); bảo quản theo công nghệ CAS (Hà Nội); bảo quản bằng chiếu xạ tại các cơ sở phía Nam và Trung tâm chiếu xạ Hà Nội… 

Việc đầu tư nâng cấp cho Trung tâm Chiếu xạ tại Hà Nội là sự quan tâm đặc biệt của Bộ KHCN không chỉ đối với quả vải mà còn các sản phẩm nông khác. Ngày 23.6.2016, Trung tâm Chiếu xạ tại Hà Nội đã triển khai chiếu xạ lô vải đầu tiên đầu tiên và đã được xuất khẩu.

Đinh Huy Cường (38 tuổi), Bình Đại, Bến Tre: Mỗi thị trường trên thế giới lại có những yêu cầu khác nhau. Vậy xin ông cho biết ngoài việc chiếu xạ, chúng ta còn có những công nghệ bảo quản sau thu hoạch nào khác để đáp ứng các yêu cầu xuất khẩu của các thị trường quốc tế?

Phó vụ trưởng Trần Văn Quang: Như chúng ta đã biết, Việt Nam có khí hậu nhiệt đới, bốn mùa quanh năm đều có nông sản thu hoạch. Việc nâng cao chất lượng của nông sản có ý nghĩa rất lớn, bảo đảm được chất lượng nông sản sau thu hoạch. Do dó, cần có kỹ thuật bảo quản, chế biến để nâng cao chất lượng nông sản. Hiện nay, ngoài công nghệ chiếu xạ còn có một số công nghệ bảo quản đang được triển khai, cụ thể: 

1. Bảo quản bằng phương pháp lạnh: Nguyên tắc của phương pháp này là dùng nhiệt độ thấp làm tê liệt các hoạt động của vi sinh vật, côn trùng. Nhiệt độ trong môi trường bảo quản càng thấp thì càng có tác dụng ức chế các quá trình sinh hóa xảy ra bên trong rau quả cũng như sự phát triển của vi sinh vật, do đó có thể kéo dài thời gian bảo quản rau quả lâu hơn. Quá trình bảo quản có thể được nâng cao bằng cách giảm nhiệt độ hơn nữa ở nhiệt độ thấp, với nhiệt độ khoảng 1oC trong nhiệt độ thấp có thể làm tăng khả năng bảo quản một cách có ý nghĩa. 

2. Bảo quản theo Công nghệ CAS ( Cells alive system): Hệ thống công nghệ CAS bao gồm thiết bị CAS kết hợp với thiết bị làm lạnh nhanh tác động lên đối tượng là nông sản, thực phẩm làm cho phân tử nước đóng băng (nhưng không liên kết với nhau) trong thời gian khoảng 30 phút. Nhờ vậy sẽ không phá vỡ cấu trúc mô tế bào, ức chế quá trình bị oxy hóa, phòng chống sự gia tăng nhiễm khuẩn và làm cho sản phẩm giữ nguyên mùi, vị, lượng nước cần thiết, màu sắc và dinh dưỡng đạt tới mức 99,7%. Sự khác biệt giữa công nghệ CAS và công nghệ đông lạnh truyền thống là sự đóng băng của nước trong mỗi loại nông sản, thực phẩm. Công nghệ CAS thường sử dụng để bảo quản “tươi sống” những nông sản thực phẩm có khả năng bảo quản lạnh và có giá trị thương phẩm cao. CAS không thể thay thế cho các công nghệ bảo quản khác, tùy theo đối tượng nông sản, mục đích và giá thành sản phẩm mà lựa chọn công nghệ bảo quản phù hợp. 

3. Bảo quản bằng hóa chất: Một số hóa chất có tác dụng ức chế sinh trưởng trong nguyên liệu rau quả cũng như tiêu diệt vi sinh vật, để kéo dài thời gian bảo quản chủ yếu là dựa vào khả năng tiêu diệt vi sinh vật của hóa chất. Tuy nhiên, khi sử dụng hóa chất để bảo quản có thể gây ra những biến đổi về màu sắc, mùi vị rau quả, một điều đáng lo ngại là hóa chất còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. 

Phương pháp dùng hóa chất để bảo quản rau quả có ưu điểm là có tác dụng nhanh và một lúc có thể xử lý một khối lượng nguyên liệu lớn nên rất phù hợp với bảo quản công nghiệp. Cho nên, khi cần thiết bảo quản dài ngày, kho không có phương tiện bảo quản lạnh hoặc trong một số trường hợp chỉ dùng riêng nhiệt độ thấp không giải quyết được đầy đủ yêu cầu của công tác bảo quản thì vẫn dùng hóa chất. 

4. Bảo quản bằng màng: Có rất nhiều loại màng như phương pháp bảo quản bằng màng Chitosan, bảo quản màng bán thấm BOQ-15, bảo quản bằng chế phẩm tạo màng, bảo quản bằng chế phẩm Retaine (AVG)…

Chiếu xạ khử trùng những lô vải đầu tiên xuất khẩu sang Australia

Mai Xuân Trường (48 tuổi), Tuy An, Phú Yên: Thời gian qua, tỉnh Bắc Giang nói chung và huyện Lục Ngạn nói riêng đã phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ KHCN triển khai ứng dụng tiến bộ KHCN như thế nào, đặc biệt trong trồng, thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ nông sản, thưa ông?

Chủ tịch UBND Nguyễn Thanh Bình: Thời gian qua, huyện Lục Ngạn đã được các đơn vị thuộc Bộ KHCN giúp đỡ triển khai nhiều ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cụ thể như: triển khai sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGap và GlobalGap; triển khai các mô hình ứng dựng tiến bộ tưới nhỏ giọt; hỗ trợ xây dựng và công nhận chỉ dẫn địa lý vải thiều Lục Ngạn; hỗ trợ bảo hộ chỉ dẫn địa lý vải thiều Lục Ngạn tại 5 quốc gia: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Lào, Campuchia; Hỗ trợ thử nghiệm một số loại cây trồng mới hiệu quả kinh tế cao vào địa bàn như: bưởi diễn, cam vinh, cam V2...; hỗ trợ ứng dụng một số công nghệ bảo quản vải thiều như: công nghệ bảo quản tế bào sống (CAS) của Nhật, công nghệ Jural của Israel, công nghệ bảo quản màng tế bào MAP... Qua đó, giúp nâng cao năng suất chất lượng và giá trị của sản phẩm nông sản nói chung và vải thiều nói riêng trên địa bàn huyện.

Nguồn: baotintuc.vn

Đặng Văn Thống (43 tuổi), Cẩm Khê, Phú Thọ: Thưa ông, Bộ KHCN đã và sẽ tạo điều kiện thuận lợi như thế nào để các địa phương có thể ứng dụng các tiến bộ KHCN, công nghệ mới vào nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ hàng nông sản, đặc biệt là việc chiếu xạ vải xuất khẩu đang diễn ra hiện nay?

Phó vụ trưởng Trần Văn Quang: Có thể nói, Bộ KHCN đã trình Chính phủ ban hành rất nhiều Chương trình KHCN theo từng lĩnh vực chuyên môn nhằm hỗ trợ các địa phương tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ vào các khâu trong quá trình sản xuất, có thể kể đến như: Chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KHCN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn miền núi và dân tộc giai đoạn 2016 - 2025; Chương trình đổi mới công nghệ đến năm 2020; Chương trình tìm kiếm chuyển giao công nghệ từ nước ngoài đến năm 2020; Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia… Đây là các Chương trình hỗ trợ trực tiếp cho các dự án ứng dụng, hoàn thiện và đổi mới công nghệ, trong đó sẽ tập trung ưu tiên cho các doanh nghiệp trên địa bàn cả nước.

ĐBNDO: Chiếu xạ là một trong những phương pháp kiểm dịch nhanh, hiệu quả và ít tổn hại đến các tính chất của nông sản. Đa số các thị trường khó tính yêu cầu trái cây phải được chiếu xạ trước khi nhập khẩu.

Đây cũng chính là việc đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất hàng hóa, mang lại triển vọng cho nông nghiệp xứng với tiềm năng vốn có. Qua trao đổi của các khách mời tham gia giao lưu trực tuyến với bạn đọc Báo ĐBND gợi mở giúp doanh nghiệp, xã hội hiểu đúng về chiếu xạ kiểm dịch nông sản, từ đó, thấy được vai trò của áp dụng công nghệ trong việc xuất khẩu hàng hóa, gia tăng giá trị sản phẩm; tạo động lực đẩy mạnh việc ứng dụng các thành tựu của KHCN vào sản xuất, chế biến các sản phẩm nông sản.

Tại cuộc giao lưu này, Báo điện tử Đại biểu Nhân dân đã nhận được rất nhiều câu hỏi hay, tâm huyết của bạn đọc gửi tới các vị khách mời. Tuy nhiên, thời gian dành cho giao lưu trực tuyến có hạn, Báo điện tử Đại biểu Nhân dân xin trân trọng cám ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi, góp ý và gửi câu hỏi giao lưu.

Xin hẹn bạn đọc vào lần giao lưu tiếp theo.

Phó vụ trưởng Trần Văn Quang: Thay mặt các khách mời, chân thành cảm ơn bạn đọc của Báo điện tử Đại biểu Nhân dân.

 

 

 

Nguồn tin: Đại biểu Nhân dân Online

Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Video  
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner