Năng lượng nguyên tử
Chiều 27/9, Thứ trưởng Phạm Công Tạc đã có bài phát biểu quốc gia tại Khóa họp lần thứ 60 Đại hội đồng Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA).
Ngày 26/9/2016, tại thủ đô Viên, Cộng hòa Áo, Khóa họp lần thứ 60 Đại hội đồng Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đã chính thức khai mạc. Đại sứ Dato’ Adnan Othman, Trưởng Phái đoàn đại diện Malaysia tại IAEA và các tổ chức quốc tế tại Viên được bầu làm Chủ tịch Khóa họp lần này.
Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Quyết định số 1734/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Chính sách phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng, gắn phát triển kết cấu hạ tầng trong nước với mạng lưới hạ tầng trong các liên kết khu vực”.
Một trong những mục tiêu quan trọng mà dự án Mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia cần đạt được là đào tạo, bồi dưỡng những nhà nghiên cứu trẻ có khả năng đạt tầm quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu về phóng xạ môi trường. Đây cũng là điều chúng tôi hướng đến khi thực hiện các dự án nghiên cứu, để qua đó có được những gương mặt triển vọng bổ sung vào đội ngũ các nhà khoa học của Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam (VINATOM).
Các thiết bị quan trắc phóng xạ môi trường có vai trò không thể thiếu trong việc phát hiện, đo lường, đánh giá mức độ ảnh hưởng của những sự cố phát tán phóng xạ. Lâu nay, các thiết bị này chủ yếu là nhập khẩu từ Hàn Quốc và các quốc gia khác, gây tốn kém và bất tiện, lệ thuộc trong công tác mời chuyên gia nước ngoài bảo trì, sửa chữa. Vì vậy, Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội kết hợp cùng Viện Khoa học và Kỹ thuật Hạt nhân đã từng bước tự chủ trong thiết kế, chế tạo các thiết bị quan trắc phóng xạ.
Phóng xạ di chuyển không biên giới và không thể quan sát bằng mắt thường, vì thế dù Việt Nam chưa có nhà máy điện hạt nhân nhưng ở vị trí sát sườn với một số quốc gia có nhà máy đang vận hành như Trung Quốc hay đang trong kế hoạch phát triển và xây dựng nhà máy như Thái Lan, Indonesia, Campuchia…, Việt Nam vẫn cần phải sớm có một mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia.
Cụm công trình “Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật hiện đại về bức xạ ion hoá trong chẩn đoán điều trị ung thư và một số bệnh lý” do GS.TS. Mai Trọng Khoa, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cùng các cộng sự thực hiện vừa được đề cử xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học và Công nghệ năm đợt V. Việc ứng dụng các bức xạ ion hóa trong y học, nhất là trong lĩnh vực ung thư đã góp phần quan trọng trong việc ứng dụng năng lượng nguyên tử vào mục đích hòa bình ở Việt Nam một cách hiệu quả, kinh tế và an toàn.
Nhờ khả năng xuyên qua vật chất của tia gamma, nơtron, chúng ta có thể nhìn thấu cấu kiện bên trong máy móc, giúp cho kỹ thuật viên tại các nhà máy lọc dầu có thể đưa ra được biện pháp khắc phục sự cố.
Thông Tấn Xã Việt Nam, ngày 5/8/2016, vừa đưa tin: Các thiết bị cho nhà máy điện hạt nhân được sản xuất ở Việt Nam, lần đầu tiên, sẽ chuyển sang Hàn Quốc sử dụng ở các nhà máy điện hạt nhân.
Phòng thí nghiệm quốc gia Tây bắc Thái Bình dương (Pacific Northwest National Laboratory PNNL) thuộc Bộ Năng lượng Mỹ cho biết, các nhà nghiên cứu ở đây đã tìm ra một loại vật liệu mới có khả năng hỗ trợ quá trình tái sử dụng chất thải hạt nhân và cắt giảm chất thải hạt nhân thông qua việc giảm thiểu giải phóng khí trong quá trình tái xử lý hiệu quả hơn bất kỳ loại công nghệ khác hiện nay.
Các lò phản ứng thế hệ thứ hai được nội địa hóa từ công nghệ phương Tây trong chiến lược công nghiệp hóa hối hả của Trung Quốc đã đi vào hoạt động. Miền Bắc nước ta chịu tác động trực tiếp phát thải của chúng do các khối khí gió mùa luôn ập đến về mùa đông. Quan trắc và cảnh báo phóng xạ như thế nào, không lo sao được!
Trong bối cảnh nhu cầu về điện tăng cao mà các nguồn nhiên liệu không tái tạo đang ngày càng cạn kiệt, điện hạt nhân (ĐHN) vẫn là một giải pháp cung cấp điện năng được nhiều quốc gia trên thế giới tiếp tục duy trì hoặc bắt đầu phát triển.
 

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Video  
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner