Năng lượng nguyên tử
Hợp tác quốc tế (HTQT) có vai trò quan trọng trong phát triển và sử dụng năng lượng nguyên tử (NLNT), đặc biệt là điện hạt nhân (ĐHN). Bên cạnh mục tiêu hợp tác để phát triển, HTQT thể hiện sự cam kết chính trị và tin cậy lẫn nhau của các quốc gia, các tổ chức quốc tế trong việc bảo đảm an toàn, an ninh và không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Trong thời gian gần đây, một số cường quốc về điện hạt nhân, trong đó có Nga, có tham vọng xây dựng nhà máy điện hạt nhân nổi (Floating Nuclear Power Plant - FNPP), một hướng phát triển về công nghệ để cung cấp điện năng và nước ngọt, đáp ứng nhu cầu trong sinh hoạt và sản xuất của con người trên những vùng đất xa xôi. GS. TS Cao Chi đã cung cấp cho độc giả Tia Sáng những thông tin cần thiết về loại công nghệ mới này.
Y học hạt nhân là chuyên ngành ứng dụng năng lượng nguyên tử thông qua sử dụng các đồng vị phóng xạ để nghiên cứu, đánh giá các quá trình sinh bệnh lý và chuyển hóa của cơ thể nhằm mục đích chẩn đoán, điều trị. Gần đây, y học hạt nhân ở Việt Nam đã có bước phát triển đáng ghi nhận trong các ứng dụng trong lâm sàng, đào tạo và nghiên cứu khoa học…
Từ nay đến lúc tổ máy đầu tiên của Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 đi vào hoạt động (năm 2028), Việt Nam sẽ phải hoàn thành 19 hạ tầng điện hạt nhân (ĐHN) quốc gia. 19 yếu tố đó phải được đưa vào thực hiện một cách đồng bộ và có lộ trình. Trong đó, ứng dụng công nghệ là yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo tính an toàn của nhà máy điện hạt nhân.
Viện Di truyền Nông nghiệp đã ứng dụng năng lượng nguyên tử trong chọn tạo giống cây trồng từ những năm 80. Với các kết quả nghiên cứu chọn tạo giống đột biến đã có đóng góp đáng kể đến sự phát triển nông nghiệp thời gian qua, đặc biệt đối với lúa và đậu tương, hoa cây cảnh. Các giống cây trồng này đã mang lại hiệu quả kinh tế hàng nghìn tỷ/năm.
Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định thành lập Hội đồng thẩm định liên ngành thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án xây dựng Trung tâm Khoa học và Công nghệ hạt nhân do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng làm Chủ tịch Hội đồng.
Triển khai Đề án Thông tin, tuyên truyền về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 370/QĐ-TTg ngày 28/2/2013, ngày 8/7 tới, tại Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Cục Năng lượng nguyên tử sẽ tổ chức Hội thảo – Trưng bày về phát triển điện hạt nhân.
Từ ngày 27/6-01/7, trong khuôn khổ Dự án hỗ trợ kỹ thuật RAS/9/061 của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (ATBXHN) đã phối hợp với IAEA tổ chức Hội thảo khu vực về Xây dựng các quy định an toàn hạt nhân.
Nhắc đến cố GS Nguyễn Đình Tứ (1-10-1932 – 28-6-1996), người ta thường nghĩ ông là một nhà quản lý, một cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng (Ủy viên Bộ Chính trị khóa VIII). Nhưng hơn hết, GS Nguyễn Đình Tứ là một nhà khoa học tài năng, người sáng lập và phát triển ngành năng lượng nguyên tử Việt Nam.
Vụ vải thiều 2016 đã chính thức bắt đầu. Tuy sản lượng vải năm nay có giảm do thời tiết bất thường nhưng chất lượng quả vải lại tăng cao, giúp cho giá tăng bình quân từ 25-30% so với các năm trước và hứa hẹn một năm được giá của người trồng vải. Không chỉ có các thị trường truyền thống, năm nay vải Việt Nam lại có thêm một số thị trường mới, hứa hẹn không chỉ cho vải thiều mà còn là hàng loạt các nông sản khác của Việt Nam.
Mới đây, Bộ Nông nghiệp và Thủy lợi Úc đã công nhận Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội được phép xử lý chiếu xạ quả vải tươi xuất khẩu sang Úc. Theo đó, vải xuất khẩu đi Úc sẽ được xử lý tại Hà Nội, không phải vận chuyển vào phía Nam góp phần giảm chi phí chiếu xạ vải thiều xuất khẩu và tiết kiệm thời gian vận chuyển.
Ngày 20/6, Cục Bảo vệ Thực vật vừa nhận được thông báo chính thức của Bộ Nông nghiệp và Thủy lợi Úc công nhận Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội được phép xử lý chiếu xạ quả vải tươi xuất khẩu sang Úc.
 

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Video  
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner