Tiềm lực KH&CN
Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Quỹ Citi, với sự cộng tác và hỗ trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam và Trung tâm Tình nguyện Quốc gia đã khai mạc Hội nghị hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp khu vực Châu Á-Thái Bình Dương lần thứ hai (Youth Co: Lab) tại Hà Nội ngày 4/4/2019. Sự kiện hàng đầu quy tụ hơn 500 đại biểu để trao đổi ý tưởng, kiến thức và kinh nghiệm, nhằm tác động đến các sáng kiến chính sách về khởi nghiệp và đổi mới trong lĩnh vực xã hội.
Từ 2000 cái tên đến từ 23 quốc gia và lãnh thổ tại châu Á Thái Bình Dương, 4 đại diện Việt Nam đã được Forbes vinh danh trong 4 lĩnh vực khác nhau.
Viện Ứng dụng Công nghệ (NACENTECH) hợp tác với những Trường đại học liên ngành, đa ngành như Trường đại học Việt Nhật (VJU) được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển nguồn nhân lực trình độ cao và hiện thực hóa các ý tưởng nghiên cứu từ phòng thí nghiệm.
Ngày 20/3/2019, tại trụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ, Hội đồng khoa học đã tổ đánh giá, nghiệm thu đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo hệ thống lạnh sản xuất đá viên và bảo quản thực phẩm sử dụng sức nước phục vụ các khu du lịch miền núi”, do PGS.TS. Võ Chí Chính (Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng dụng năng lượng thay thế Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng) làm chủ nhiệm.
Trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, để nhanh chóng rút ngắn khoảng cách về trình độ, năng lực công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh với các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới thì việc nghiên cứu làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam là rất quan trọng.
Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia: “Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0”, mã số KC-4.0/19-25, (gọi tắt là chương trình KC 4.0) đã được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) ký ban hành tại Quyết định số 2813/QĐ-BKHCN ngày 27/9/2018.
Năm 2018, những thành tựu về kinh tế, xã hội đạt được kết quả nổi bật, quốc phòng - an ninh được bảo đảm, trong thành tựu chung đó có vai trò của khoa học và công nghệ (KH&CN). Có thể thấy, KH&CN đã tác động sâu sắc và toàn diện đến đất nước nói chung và trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh nói riêng.
Hợp chất Momilactone A và B do nhà khoa học người Việt phát hiện, phân lập thành công từ trấu và gạo có giá 1.25 triệu USD/1g.
Theo dự báo đầu tư ngành IT năm 2019 của Gartner, bất chấp những ảnh hưởng tiêu cực từ Brexit hay chiến tranh thương mại Trung - Mỹ, IoT, điện toán đám mây và trí tuệ nhân tạo (AI) vẫn sẽ tiếp tục bùng nổ trong thời gian tới.
Năm 2018, chỉ số công trình nghiên cứu khoa học công bố quốc tế tăng cao nhất từ trước tới nay (25%); chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu tăng 2 bậc (xếp vị trí 45/126 quốc gia) và mới đây nhất là vệ tinh MicroDragon phóng thành công vào quỹ đạo... Điểm vài số liệu cho thấy cho thấy kết quả của ngành KH&CN là rất rõ và thực chất.
Chiều 21/01/2019, tại Trụ sở Chính phủ, Thường trực Chính phủ dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi gặp mặt, biểu dương các kỹ sư trẻ chế tạo vệ tinh MicroDragon của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam).
Vào khoảng 10h55 phút (giờ Nhật Bản) ngày 18/1/2019, vệ tinh MicroDragon của Việt Nam đã tách thành công khỏi tên lửa Epsilon số 4 của Nhật Bản, đi vào quỹ đạo, bắt đầu làm việc trong không gian.
 

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Video  
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner