Trong giai đoạn từ năm 2012 – 2014, hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) vùng Bắc Trung bộ (vùng) đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ với nhiều nhiệm vụ được triển khai, trong đó tập trung vào các lĩnh vực trọng tâm như khoa học nông, lâm nghiệp, khoa học y dược, công nghệ thông tin,… Tuy nhiên, để KH&CN góp phần tạo đà phát triển ổn định và bền vững cho toàn vùng, vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức.
Nhờ ứng dụng công nghệ sinh học và các tiến bộ khoa học công nghệ (KH&CN), Công ty TNHH Công nghệ sinh học phục vụ đời sống - sản xuất - thương mại - du lịch Thanh Mai (Công ty Thanh Mai) đã xây dựng thành công quy trình công nghệ và mô hình sản xuất tảo xoắn với công suất 15- 20 tấn/năm, tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao, giải quyết việc làm, thu nhập cho người dân ven biển Nghệ An.
Trong khuôn khổ Gặp gỡ Việt Nam lần thứ X diễn ra tại TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định từ 10- 16/8, UBND tỉnh Bình Định đã có buổi làm việc với Bộ KH&CN, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh và Hội Gặp gỡ Việt Nam về đề án Khu đô thị khoa học và giáo dục Quy Hòa.
Nhằm đánh giá kết quả đạt được trong việc thực hiện các nhiệm vụ thuộc “Chương trình phối hợp hoạt động giữa Bộ KH&CN và Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2011-2015” , đề xuất một số giải pháp để triển khai trong năm 2015, ngày 6/8, tại Hà Nội, Bộ KH&CN đã phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị bàn về công tác phối hợp đẩy mạnh hoạt động KH&CN của tỉnh Quảng Ninh.
Với những giá trị dinh dưỡng vượt trội, mang lại hiệu quả kinh tế cao, cây mắc ca đang được kỳ vọng trở thành cây xóa đói giảm nghèo ở nhiều địa phương trong tỉnh Sơn La.
Đây là chủ đề của Hội thảo Quốc tế “Hợp tác Khoa học và Công nghệ (KH&CN) và phát triển bền vững nông nghiệp Lâm Đồng - Tây Nguyên năm 2014”, do Bộ KH&CN, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, tỉnh Lâm Đồng phối hợp tổ chức tại Đà Lạt sáng 24/7.
Mới đây, Cục Thông tin khoa học và công nghệ (KH&CN) Quốc gia phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Trung tâm Xúc tiến đầu tư (Sở KH&ĐT tỉnh Lạng Sơn) tổ chức Hội thảo khoa học ứng dụng công nghệ cao trong sơ chế, bảo quản, chế biến nông sản tại Lạng Sơn.
Giai đoạn 2012 – 2014, Chương trình KH&CN phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc (Chương trình Tây Bắc) đã thực hiện được gần 900 nhiệm vụ khoa học, trong đó có gần 50% nhiệm vụ thuộc nhóm khoa học nông nghiệp – lĩnh vực có lợi thế lớn nhất của Vùng.
Theo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Nguyễn Quân, đối với mọi đề tài khoa học, nếu không bám sát vào nhu cầu thực tế của địa phương thì khả năng ứng dụng và hiệu quả của đề tài sẽ rất thấp. Đó cũng chính là điều kiện cần để làm nên thành công của các chương trình KHCN phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội ở địa phương trong đó có Chương trình Tây Nguyên 3.
Trong những năm qua, Bắc Giang đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế - xã hội. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) giai đoạn 2011 – 2013 tăng bình quân hằng năm 9,2%. Những kết quả mà Bắc Giang đạt được không thể không nhắc đến vai trò của khoa học và công nghệ (KH&CN). Đặc biệt, trong thời gian qua tỉnh đã ban hành nhiều đề án, cơ chế, chính sách phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư vào hoạt động Khoa học và Công nghệ (KH&CN) trong nông nghiệp, nông thôn.
Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu nhi lần thứ IX không có giải nhất, các giải nhì, ba và khuyến khích nhận được giấy khen của Thành đoàn và tiền thưởng. Lễ công bố và trao giải đã được tổ chức chiều 14/6, tại Nhà Văn hóa Thanh niên TP Hồ Chí Minh.