Bình luận khoa học Thứ sáu, 10/05/2024 , 06:39 am
Cập nhật : 03/12/2010 , 12:12(GMT +7)
Thương mại hóa tài sản trí tuệ chưa tương xứng công sức nhà khoa học
Nghiên cứu giống cây mới trong phòng thí nghiệm (Ảnh: Tư liệu)
Sau khi chuyển nhượng bản quyền sản xuất giống lúa cho một công ty với giá 700 triệu đồng, trừ hết các khoản chi phí, nhà khoa học chỉ còn được... 19 triệu đồng!
Vấn đề đặt ra: phân chia “lợi nhuận” giữa tác giả, chủ sở hữu và cả doanh nghiệp được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế có thực sự khuyến khích các nhà khoa học say mê nghiên cứu sáng tạo?
 
PGS.TS Nguyễn Thị Trâm, phòng Công nghệ lúa lai, viện Sinh học nông nghiệp (Đại học nông nghiệp Hà Nội) bắt đầu việc lai tạo giống lúa mới từ vụ xuân năm 1994. Đến năm 1997, TS Trâm đã xác định được 6 dòng lúa mới và báo cáo khoa học các dòng này về bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
 
Ai thiệt ai hơn?

Sau đó, TS Trâm đã dùng các dòng này để lai tạo thử với hàng nghìn mẫu giống lúa khác nhau trong tập đoàn giống lúa của Việt Nam để tạo ra hàng nghìn tổ hợp lai, tuyển chọn tổ hợp phù hợp nhất với điều kiện nước ta.

Thử nghiệm giống lúa mới trên đồng ruộng (Ảnh: Như Ý)
Ngay sau khi được công nhận là giống quốc gia, giống lúa TH3-4 được chuyển nhượng bản quyền sản xuất cho Công ty cổ phần giống cây trồng Trung ương với số tiền 700 triệu đồng. Theo TS Trâm, trong số tiền 700 triệu đồng thu được đã phải chi nộp thuế 10%, nộp quỹ phát triển KHCN 300 triệu đồng, hoàn trả vốn 300 triệu đồng. Lợi nhuận thu được còn hơn 31 triệu đồng, phần tác giả còn chưa đến 19 triệu đồng (60% lợi nhuận). Cũng theo TS Trâm, nếu giá trị chuyển nhượng trên 1 tỷ đồng, tác giả chỉ nhận được 55% lợi nhuận.

Không chỉ ở Đại học nông nghiệp Hà Nội, việc “tự thỏa thuận” trong phân chia lợi nhuận tài chính thu được từ các sản phẩm trí tuệ cũng diển ra ở nhiều trường, viện nghiên cứu khác. Theo ông Trần Kim Định, Viện khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, trong 10 năm qua một số nhà khoa học của viện đã nghiên cứu thành công giống ngô V98-2 và giống lúa VND20. Khi chuyển giao quyền sản xuất cho các doanh nghiệp, giống ngô thu được 300 triệu đồng (trả dần trong 5 năm), giống lúa thu được 10 triệu đồng. Chưa tính đến các khoản chi phí, khi nhìn vào những con số này cũng có thể thấy được quyền tác giả được trả bao nhiêu và đã phù hợp hay chưa.
 
Cần có quy định cụ thể, rõ ràng
 
Theo luật sở hữu trí tuệ hiện hành, trong các quyền sở hữu trí tuệ, có quyền tác giả, quyền giống cây trồng và quyền sở hữu công nghiệp.

Đối với quyền sở hữu công nghiệp, luật có quy định khá rõ ràng về nghĩa vụ của các bên liên quan (bao gồm chủ sở hữu, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí) trong việc trả thù lao cho tác giả sáng chế. Trong khi quyền tác giả và quyền giống cây trồng chưa có một quy định cụ thể hướng dẫn việc phân chia tài chính thu được từ sản phẩm trí tuệ giữa các bên liên quan. Lý giải về sự thiếu đồng bộ này, một số nhà chuyên môn cho rằng, do trong lĩnh vực giống cây trồng và quyền tác giả thì tác giả đồng thời là chủ sở hữu.

Để việc thương mại hóa các sản phẩm trí tuệ mang lại những giá trị thiết thực nhất, đảm bảo tính công bằng, hợp lý trong phân chia lợi nhuận thu được, từ đó khuyến khích các nhà khoa học phát huy tinh thần sáng tạo hơn nữa…rất cần có một quy định cụ thể, thống nhất tạo hành lang pháp lý cho các đơn vị áp dụng để định giá xác thực nhất giá trị tài sản của mình.
 
 
Đất Việt

Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Video  
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner