Bình luận khoa học Thứ bảy, 11/05/2024 , 12:55 am
Cập nhật : 15/11/2010 , 11:11(GMT +7)
Giữ vực an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế xã hội không thể thiếu khoa học - công nghệ
Trong những năm qua, tình hình thế giới, khu vực có nhiều biến động phức tạp. Sự tranh chấp chủ quyề
Trong những năm qua, tình hình thế giới, khu vực có nhiều biến động phức tạp. Sự tranh chấp chủ quyền, quyền chủ quyền khai thác tài nguyên trên Biển Đông tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất ổn định.

Đối với Việt Nam, các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổi với âm mưu và thủ đoạn ngày càng thâm hiểm. Tình hình đó đặt cho nhiệm vụ quân sự, quốc phòng những yêu cầu mới cao và khẩn trương, đòi hỏi KH – CN phải tập trung nghiên cứu, giải quyết nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng nâng cao sức mạnh chiến đầu của các các lực lược vũ trang nhân dân, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu trong mọi tình huống.

 
Khoa học công nghệ trong an ninh quốc phòng

Đã nghiên cứu dự báo âm mưu thủ đoạn của địch tiến hành chống phá cách mạng Việt Nam, dự báo các đối tượng tác chiến, diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ, ly khai, dự báo các hình thái chiến tranh và đối sách của Việt Nam. Nghiên cứu phát triển và hoàn thiện lí luận nghệ thuật quân sự; tổ chức chỉ đạo, chỉ huy, lí luận về tác chiến chiến lược, chiến dịch, tác chiến bảo vệ biển đảo; phát triển cách đánh của các lực lượng; các vấn đề về khủng bố, chống bạo loạn, lật đổ, ly khai.

Đồng thời, nghiên cứu các vấn đề về tổ chức xây dựng lực lượng vũ trang, đổi mới phương pháp huấn luyện chiến đấu; nghiên cứu các giải pháp bảo vệ an ninh chủ quyền quốc gia trên biên giới, đất liền và trên biển; đổi mới nội dung, chương trình giáo dục đào tạo trong các Học viện, Nhà trường quân đội trong giai đoạn mới.

Kết quả nghiên cứu khoa học từ các chương trình, đề tài, nhiệm vụ đã đóng góp vào phát triển lí luận chính tri, quân sự, cung cấp những luận cứ hình thành các quan điểm chính sách cụ thể, các chỉ thị nghị quyết nhằm xây dựng Quân đội, củng cố Quốc phòng. Bàn giao cho các cơ quan, đơn vị vận dụng trong thực tiễn, huấn luyện, diễn tập, thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và được biên soạn thành các tài liệu huấn luyện, dạy học, bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng.


Xuồng CQ-01 hoạt động tại quần đảo Trường Sa. (Ảnh: Hoangsa.org)

Trong khoa học kỹ thuật công nghệ và y dược quân sự


Chương trình đã triển khai nghiên cứu cải tiến, chế tạo vũ khí trang bị đáp ứng các yêu cầu thực tiễn về phát triển nghệ thuật quân sự, cách đánh của lực lượng vũ trang ba thứ quân. Nghiên cứu thiết kế, chế tạo và hiện đại hóa được một số loại vũ khí trang bị chiến đấu, đáp ứng yêu cầu chiến đấu, phù hợp với hoạt động tác chiến của các sư đoàn bộ binh chiến đấu bằng vũ khí mang vác, các đơn vị quân binh chủng, lực lượng đặc nhiệm làm nhiệm vụ chống khủng bố và tác chiến trong chiến tranh địch sử dụng vũ khí công nghệ cao.

Các nghiên cứu này đã giúp chế tạo, cải tiến vũ khí trang bị chiến đấu, từng bước đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, tăng cường năng lực quản lý vùng trời, khả năng cơ động, giảm thiểu bị bộc lộ trận địa, tăng khả năng đánh thêm và tăng năng lực quản lý bảo vệ vùng biển đảo như: nghiên cứu chế tạo Rada (tầm trung, tầm gần, thụ động…), từng bước chuẩn bị xây dựng dự án Tên lửa đất đối hải, nghiên cứu chế tạo tổ hợp cơ động Pháo phòng không- Tên lửa tầm thấp; Nghiên cứu hệ thống thu giải mã cho thiết bị nhận diện chủ quyền quốc gia, chế tạo một số hệ thống thiết bị phục vụ huấn luyện, nhất là về công nghệ mô phỏng.

Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các hoạt động khắc phục chất độc hóa học, bom, đạn, mìn còn tồn lưu sau chiến tranh, xử lý ô nhiễm môi trường ở các cơ sở công nghiệp quốc phòng, bệnh viện; bảo đảm nước sạch sinh hoạt cho bộ đội; xử lý rác thải sinh hoạt tại các vùng ven biên.

Đặc biệt, đã chế tạo thành công thiết bị giải tán đám đông phục vụ nhiệm vụ chống khủng bố; vũ khí phát hiện địch phục kích, gây ảo giác cho đối phương, thuốc và thiết bị gây bất lực để bắt sống đối tượng…

Nghiên cứu các công nghệ mũi nhọn như: phát triển công nghệ thông tin, tự động hóa, vật liệu và công nghệ sinh học trong đó có nhiều công nghệ mới lần đầu tiên ở Việt Nam đã được triển khai thực hiện thành công như: công nghệ tế bào, khai thác, bảo tồn và phát triển nguồn gene cây thuốc quý hiếm có nguy cơ tuyệt chúng (sâm Ngọc Linh), nấm Hầu thủ, Thông đỏ được Bộ Y tế, Bộ  KH – CN đánh giá cao.

Tóm lại, KH – CN trong lĩnh vực Quốc phòng có những phát triển và ngày càng vững chắc trong những năm qua, kịp thời giải quyết các vấn đề cấp thiết, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, góp phần xây dựng Quân đội, nâng cao sức mạnh và khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang. Hoạt động KH – CN bước đầu tham gia vào thị trường KH – CN, chú trọng xây dựng và phát triển tiềm lực KH – CN, kể cả chiều sâu và đào tạo nhân lực đáp ứng được yêu cầu phục vụ an ninh quốc phòng và kinh tế xã hội.


ĐV


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Video  
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner