Bình luận khoa học Thứ sáu, 10/05/2024 , 06:32 am
Cập nhật : 18/11/2010 , 09:11(GMT +7)
Công nghệ sinh học:Hướng phát triển cho tương lai
ảnh minh họa
Công nghệ sinh học là yếu tố quan trọng đem lại nguồn lợi lớn cho nền kinh tế. Trên thế giới từ năm 1996, Công nghệ sinh học (CNSH) đã được triển khai và dần dần khẳng định được tầm quan trọng trong đời sống và sản xuất nông nghiệp. Dự kiến trong 10 – 15 năm nữa nhân loại sẽ đạt đỉnh cao về CNSH.

Hạn chế  tác động của biến đổi khí hậu

Hội thảo “Công nghệ sinh học: Hướng phát triển cho tương lai”  được tổ chức cuối tháng 9 vừa qua do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Đại sứ Hoa Kỳ tổ chức đã tập trung thảo luận các vấn đề về lợi ích công nghệ sinh học (CNSH) trong sự phát triển của Việt Nam cũng như giúp Việt Nam chuyển từ khảo nghiệm cây trồng công nghệ sinh học sang thương mại.

Phó Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam- Virginia Palmer cho biết: với tác động của biến đổi khí hậu GDP của Việt Nam có thể bị cắt giảm từ 10 – 15% nhưng CNSH có thể giúp Việt Nam giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu bằng cách đưa ra các giống cây trồng mới bảo vệ môi trường, chịu hạn, chịu mặn, năng suất cao…Bên cạnh đó, hàng hoá sử dụng công nghệ sinh học sẽ góp phần giúp Việt Nam ổn định giá thực phẩm. 

Theo ông Nguyễn Trí Ngọc – Cục trưởng Cục trồng trọt (Bộ NN&PTNT): Bộ Nông nghiệp đang có những kế hoạch để khắc phục tình trạng này, đặc biệt là tác động của biến đổi khí hậu, hạn hán, trong trồng trọt. Bộ Nông nghiệp đang chỉ đạo các đơn vị trong Bộ tiến hành khảo nghiệm, đánh giá tính rủi ro của các giống ngô biến đổi gen, đã tổ chức triển khai và có kết quả trong vụ Hè Thu trong năm 2010 để năm 2011 đưa ra trồng khảo nghiệm. 

Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp cùng các nhà khoa học trong lĩnh vực này đã có cuộc khảo sát tại Mỹ về việc ứng dụng CNSH, họ đã đầu tư cho công nghệ biến đổi gen vào chọn giống ngô, đậu để đẩy mạnh sản xuất. Mỹ đã sử dụng 80% ngô BT và 40% đậu tương BT trong sản xuất, năng suất cao nhất thế giới hiện nay.

Đồng quan điểm trên, Tiến sỹ Reynaldo V.Ebora, Giám đốc Viện Quốc gia CNSH và Sinh học phân tử, Trường đại học Philippin Los Banos khẳng định: Kinh nghiệm Philippin đã trồng từ năm 2003, là 1 trong 25 nước bao gồm 14 triệu nông dân trên toàn cầu đã trồng cây CNSH. Tỷ lệ chấp nhận cây trồng CNSH này trên toàn cầu với đậu tương là 75%, bông vải 49%, cải dầu 21%.

Hiện nay, các nhà khoa học đang nghiên cứu tìm ra nhiều giống lúa chịu hạn, chịu mặn, nếu được áp dụng ở nước ra sẽ có ý nghĩa rất lớn. Đồng thời tạo ra nhiều sản phẩm cây trồng biến đổi gen tăng cường dưỡng chất. Ví dụ như gạo “vàng” biến đổi gen có hàm lượng beta – caroten (vitamin A) cao. Với giống lúa này có thể hi vọng cứu được rất nhiều người trong số 500.000 người mù loà hằng năm. Ngoài ra, với công nghệ biến đổi gen có thể tạo được sản phẩm gạo tăng cường hàm lượng vitamin E, kẽm.

Sớm hoàn thiện khung pháp lý

Theo dự kiến đến năm 2011, nước ta sẽ trồng rộng rãi cây trồng biến đổi gen và đến năm 2020, diện tích cây trồng biến đổi gen ở một số cây trồng chọn lọc sẽ chiếm 30 - 50% tổng diện tích. Lý giải điều này,  theo GS. Nguyễn Lân Hùng –  Tổng thư ký các Hội sinh học Việt Nam, Giám đốc Trung tâm sinh học thực nghiệm (Trường đại học Sư phạm Hà Nội) : cây trồng biến đổi gen mang lại đặc tính mà tất cả các biện pháp như: lai tạo, ghép… không thể làm được. Tuy nhiên, trong các thành tựu đó cũng có những rủi ro, chúng ta phải loại trừ yếu tố này để phát huy thành tựu đó chắc chắn hiệu quả sẽ rất cao. Do đó, Việt Nam phải mau chóng tiếp cận với cây trồng biến đổi gen và mau chóng đưa ra sản xuất đại trà. Đây là một bước tiến tạo đòn bẩy cho nền nông nghiệp Việt Nam nâng cao năng suất và thu nhập cho người nông dân. 

Để cây trồng biến đổi gen nhanh chóng đi vào cuộc sống thì cần phải sớm hoàn thiện khung pháp lý. Trên thế giới, các nước đều ban hành luật trước khi ứng dụng vào sản xuất. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa có văn bản pháp lý quy định rõ vấn đề này.

Tuy vậy, việc thiếu một quy chế về an toàn sinh học là nguyên nhân khiến cho sản phẩm công nghệ sinh học của nước ta chưa tăng nhanh được sản lượng, chất lượng và khó đặt chân vào thị trường quốc tế. 

Do đó, Chính phủ cần sớm ban hành những văn bản chính thức về quản lí an toàn sinh học đối với sinh vật chuyển gen và thực phẩm chuyển gen để đảm bảo an toàn khi sử dụng, giảm chi phí đánh giá khảo nghiệm xuống mức thấp nhất, đến tay người nông dân nhanh nhất. Việt Nam cần đẩy mạnh công việc này, những nước lớn như Mỹ, Achentina, Braxin, Trung Quốc,…đã sử dụng nhiều cây trồng biến đổi gen. GS NGuyễn Lân Dũng- Chủ tịch ngành sinh học Việt Nam nhận định.

                                                                                                Ánh Tuyết

 

 


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Video  
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner