Năng lượng nguyên tử
Việc chuyển đổi an toàn và đúng kế hoạch nhiên liệu hạt nhân của Lò phản ứng nghiên cứu Đà Lạt là kết quả của những nỗ lực hợp tác hiệu quả giữa các chuyên gia Việt Nam và quốc tế, một thành công mang lại nhiều lợi ích, trong đó đã khẳng định lập trường sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình của Việt Nam.
Để phát triển tiềm lực khoa học kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ hạt nhân, Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam và Tập đoàn ROSATOM (Nga) hiện đang nghiên cứu xây dựng Trung tâm Khoa học và công nghệ hạt nhân (CNEST), một bước đi quan trọng hỗ trợ cho chương trình điện hạt nhân của quốc gia.
Ngày 20/3/2014 vừa tròn 30 năm kể từ ngày khánh thành Công trình khôi phục và mở rộng Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt, là dịp để chúng ta cùng nhìn lại những thành tựu của Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý, vận hành và khai thác lò phản ứng đầu tiên và duy nhất này của Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Lê Đình Tiến mong muốn trong thời gian tới Việt Nam và Nam Phi sẽ hợp tác sâu rộng hơn trong lĩnh vực khoa học và công nghệ nói chung và năng lượng nguyên tử nói riêng.
Theo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Nguyễn Quân, việc lùi thời điểm khởi công Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận 1 là một việc làm hoàn toàn cần thiết để có thêm thời gian chuẩn bị cho hai vấn đề trọng tâm là nguồn nhân lực và hệ thống văn bản pháp quy bảo đảm hạt nhân...
Năng lượng nguyên tử đã trở thành một nguồn năng lượng quan trọng của nhân loại. So với các nguồn năng lượng hóa thạch đang dần cạn kiệt, điện hạt nhân có ưu thế là hạn chế gây ô nhiễm khí quyển và hiệu ứng nhà kính dẫn đến biến đổi khí hậu toàn cầu.
Theo dự kiến, thời điểm khởi công Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận 1 đã được đề xuất lùi lại để có thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng hơn.
Việc ký hiệp định Việt - Mỹ về hạt nhân dân sự có ý nghĩa quan trọng, Việt Nam cũng nên cân nhắc khi quyết định lựa chọn công nghệ.
Ngay sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Obama phê chuẩn Hiệp định Hạt nhân dân sự với Việt Nam, PGS.TSĩ Vương Hữu Tấn (Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và Hạt nhân, Bộ KHCN) đã trao đổi với phóng viên về các vấn đề liên quan.
Theo kế hoạch, cuối năm 2014, Việt Nam sẽ khởi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân (ĐHN) đầu tiên Ninh Thuận 1. Tuy nhiên, khả năng quá trình này sẽ phải lùi lại nhằm có sự chuẩn bị kỹ lưỡng nhất. Điều đó đồng nghĩa với việc tổ máy đầu tiên của nhà máy ĐHN Ninh Thuận 1 sẽ không phát điện vào năm 2020 như kế hoạch đã được Quốc hội và Chính phủ phê duyệt.
Ông Hoàng Anh Tuấn, Cục trưởng Cục NLNT, Bộ KH&CN khẳng định, nguồn nhân lực hiện đang là một trong những thách thức lớn nhất trong quá trình triển khai dự án điện hạt nhân đầu tiên tại nước ta. Đây cũng là một trong những nội dung trọng tâm để hoàn thiện Kế hoạch tổng thể phát triển cơ sở điện hạt nhân.
Ông Wang Binghua, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghệ điện hạt nhân quốc gia Trung Quốc đã khẳng định như trên tại buổi làm việc của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Nguyễn Quân vừa diễn ra vào ngày 19/2 tại Hà Nội.
 

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Video  
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner