Tiềm lực KH&CN
Nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Y Hà Nội chủ trì, phối hợp với một số đơn vị liên quan đã nghiên cứu, hoàn thiện quy trình tách chiết, nuôi cấy hoạt hóa, tăng sinh tế bào miễn dịch tự thân gamma delta T (γδT) và diệt tự nhiên (NK) trong điều trị ung thư phổi và bước đầu điều trị thử nghiệm ở các bệnh nhân. Nghiên cứu này đã mở ra hướng điều trị mới cho bệnh nhân ung thư phổi tại Việt Nam.
Đảm bảo đủ nguyên liệu cho nhà máy hoạt động ổn định, hiệu quả trong bối cảnh nguồn dầu thô Bạch Hổ ngày càng suy giảm về sản lượng cung ứng và có chất lượng không ổn định, chỉ số năng lượng EII giảm đáng kể từ mức 118% trong năm 2014 xuống mức 103% - 106% trong các năm 2018, 2019, tổng chi phí sản xuất của nhà máy giảm dần từ mức 7,1 USD/1 thùng dầu trong năm 2014 xuống còn 4,9 USD/thùng dầu trong năm 2019.
Đầu tháng 12/2021, thông qua Bộ Y tế, Công ty DB - cổ đông sáng lập Tập đoàn Ecopark tài trợ thêm 1,1 triệu viên thuốc cho chương trình thí điểm mở rộng sử dụng thuốc Molnupiravir điều trị cho F0 tại nhà. Tổng số thuốc DB đã tài trợ cho chương trình lên tới hơn 2 triệu viên.
Cụm công trình “Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật tiên tiến trong chẩn đoán, điều trị bệnh hô hấp” đã đưa ra được những kỹ thuật tiên tiến, đột phá mang tính sáng tạo, khẳng định được vị thế của y tế Việt Nam ngang tầm với các nước trong khu vực và tiệm cận trình độ quốc tế về lĩnh vực chẩn đoán, điều trị các bệnh đường hô hấp, hướng tới chấm dứt bệnh lao ở Việt Nam.
Khu Công nghệ cao Hòa Lạc được quy hoạch hướng tới mục tiêu phát triển thành một thành phố khoa học và công nghệ, một đô thị sinh thái và thông minh nên định hướng thu hút đầu tư vào Khu Công nghệ cao Hòa Lạc không đặt nặng vấn đề “lấp đầy” trong thời gian gần nhất.
Hội thảo khoa học “Các giải pháp công nghệ và vật liệu tiên tiến trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững” diễn ra ngày 21/12//2021 tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã quy tụ nhiều nhà khoa học uy tín trong và ngoài nước về lĩnh vực vật liệu và công nghệ tiên tiến trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Cụm công trình đại diện tác giả: ThS. Bùi Hoàng Điệp - PGĐ PTSC M&C đã được nghiên cứu, áp dụng sáng tạo để giải quyết những vấn đề hoàn toàn mới ở Việt Nam với những điều kiện hiếm gặp trên thế giới, như nâng cấp nền bãi tới tải trọng dàn đều 50 tấn/m2 trong trên nền đất yếu có lớp bùn dày tới 13m.
Sự tôn vinh từ Giải thưởng Trần Đại Nghĩa đã trở thành động lực, niềm tin cho các tác giả đạt Giải thưởng tiếp tục cống hiến và lan tỏa để khoa học-công nghệ thực sự là động lực phát triển đất nước.
Tiến sỹ Nguyễn Trọng Hiếu, nghiên cứu viên, giảng viên cao cấp ngành Năng lượng điện Mặt Trời tại Đại học quốc gia Australia, vừa vinh dự được trao Giải thưởng khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng 2021.
Chương trình KC.10/16-20 đã ứng dụng thành công nhiều kỹ thuật mới, hiện đại mà các nước trên thế giới đang thực hiện (ghép tạng, công nghệ sinh học, sinh học phân tử, xạ trị điều biến liều theo thể tích hình cung, laser quang đông phẫu thuật thai nhi, các kỹ thuật bào chế thuốc hiện đại,…). Không chỉ có ý nghĩa lớn về mặt xã hội, Chương trình đã đem lại hiệu quả kinh tế lớn, giúp người dân tiết kiệm chi phí do không phải ra nước ngoài điều trị.
Tại Thụy Sĩ, sản phẩm "Mũ cách ly di động" của 3 bạn trẻ Việt Nam được Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới vinh danh, trao danh hiệu Đại sứ trẻ Sở hữu trí tuệ.
Bản đồ được các nhà nghiên cứu xây dựng thể hiện xu hướng phát triển công nghệ mới trên thế giới, xác định những công nghệ ưu tiên cần đầu tư tại Việt Nam.
 

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Video  
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner