Tiềm lực KH&CN
Vaccine Nano Covax chưa được cấp phép lưu hành sau kết luận của Hội đồng tư vấn cấp phép thuốc và nguyên liệu làm thuốc hôm 29.8. Đây cũng là động thái được cho là thận trọng trong quá trình nghiệm thu vaccine. Và câu chuyện này, giới y khoa nhớ đến một người: Giáo sư Hoàng Thuỷ Nguyên - người đặt nền móng cho vaccine Việt.
Trong hai năm (2019-2020), Đoàn Đo đạc, Biên vẽ hải đồ và Nghiên cứu biển (Bộ Tham mưu, Quân chủng Hải quân) đã triển khai nghiên cứu và hoàn thành báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu ứng dụng mô hình MIKE dự báo, mô phỏng trường sóng, trường dòng chảy trên Biển Đông và đánh giá ảnh hưởng của chúng tới hoạt động quân sự, quốc phòng (QS, QP). Đề tài do Trung úy Lê Văn Tuấn chủ trì, cùng nhóm cán bộ của đơn vị phối hợp thực hiện.
Vaccine được xem là vũ khí hiệu quả nhất để kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm. Trước bối cảnh đại dịch COVID-19 đang bùng phát trên toàn cầu, Bộ Khoa học Công nghệ đang lấy ý kiến các Bộ, ngành trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt chương trình “Nghiên cứu sản xuất vaccine sử dụng cho người đến năm 2030”.
Hệ thống bản đồ dịch tễ; Phần mềm đánh giá nguy cơ lây nhiễm, truy vết người tiếp xúc; Theo dõi hoạt động giãn cách ở những nơi công cộng, trong các khu cách ly; Phân tích, đưa ra những dự đoán về quy mô tiếp theo của đợt dịch,... là những kết quả đạt từ ứng dụng công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI) trong công tác phòng, chống dịch Covid vừa qua. Điều này cho thấy, AI rất gần với cuộc sống và nếu được quan tâm phát triển, AI có thể chứng minh hiệu quả lớn hơn nữa.
Việc định hướng phát triển AI của Việt Nam là rất cần thiết nhằm xây dựng kế hoạch tăng cường AI để giải quyết một loạt các thách thức kinh tế, quản trị và xã hội. Các chuyên gia, nhà quản lý nhận định, hướng nghiên cứu và phát triển cho AI tại Việt Nam nên tập trung vào một số lĩnh vực thế mạnh và xuất phát từ nhu cầu người dùng như xử lý ngôn ngữ tự nhiên và an toàn an ninh mạng...
Thành lập nhóm nghiên cứu mạnh trong trường, viện hoặc doanh nghiệp là yếu tố tiên phong để Việt Nam từng bước tiệm cận và làm chủ công nghệ nền về AI.
Trong 6 tháng đầu năm 2021, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tập trung chỉ đạo quyết liệt triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về phát triển KH,CN&ĐMST, quyết tâm thực hiện “mục tiêu kép”, vừa phòng, chống, kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19, vừa phát triển kinh tế-xã hội
NanoDragon là vệ tinh được thiết kế, chế tạo 100% tại Việt Nam và là một sản phẩm nằm trong lộ Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Anh Tuấn, Tổng Giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho biết, ngày 17/8, vệ tinh NanoDragon đã được chính thức bàn giao cho Cơ quan Hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) tại bãi phóng Trung tâm Vũ trụ Uchinoura, tỉnh Kagoshima, phía Nam Nhật Bản.
Dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhưng nhiều cơ sở giáo dục đại học đã đưa ra giải pháp và cách làm sáng tạo nhằm hỗ trợ và thúc đẩy sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học (NCKH). Quan trọng hơn là tạo động lực cho các em tích cực tham gia vào hoạt động này.
Tiến sĩ nano bạc là tên thân mật mà mọi người đặt cho TS Trần Thị Ngọc Dung. Bà và cộng sự đã cho ra đời nhiều sản phẩm hữu ích, như: Khẩu trang nano bạc trong phòng dịch bệnh truyền nhiễm; băng gạc điều trị vết thương; nước súc miệng...
Trung tâm Vũ trụ Việt Nam vừa cho biết, vệ tinh của Việt Nam - NanoDragon đã vừa được chuyển đến sân bay Narita, Tokyo và tập kết tại bãi phóng Trung tâm Vũ trụ Uchinoura, tỉnh Kagoshima. Tại đây, NanoDragon sẽ được bàn giao cho Cơ quan Hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) để phóng lên quỹ đạo trước tháng 3/2022.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam vừa phát động cuộc thi “Khởi nghiệp nông nghiệp đổi mới sáng tạo 2021” với chủ đề “Ứng phó với đại dịch COVID-19: An toàn và thành công” bằng hình thức trực tuyến.
 

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Video  
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner