Tiềm lực KH&CN
PGS.TS Nguyễn Thị Lệ Thu - Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh đã nghiên cứu, chế tạo một hệ vật liệu polyme mới có tính năng “tự lành” vết rạn nứt và vết cắt khi có tác động của nhiệt độ. Công trình góp phần xây dựng một hướng nghiên cứu mới của thế giới và khởi đầu cho việc phát triển các sản phẩm vật liệu mới “tự lành” ở Việt Nam. Với kết quả đó, PGS.TS Nguyễn Thị Lệ Thu vinh dự là một trong hai nhà khoa học được Bộ Khoa học và Công nghệ trao tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2022.
“Sức mạnh của doanh nhân là tạo ra của cải vật chất, bộn phận của doanh nhân là sẻ chia, vì vậy cần khích lệ doanh nhân tiên phong vào nghiên cứu khoa học công nghệ”, CEO Nguyễn Hồng Phong chia sẻ.
Ông Tào Đức Thắng, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Viettel nhấn mạnh: mỗi thời kỳ, Viettel đều có những đổi mới sáng tạo đột phá giúp Tập đoàn vượt qua nhiều khó khăn, thách thức.
Nhóm bác sĩ trẻ tại TP HCM nghiên cứu thành công máy đo lực cắn ở người, hỗ trợ điều trị các bệnh lý răng miệng.
Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2022 đã vinh danh nhà khoa học- GS.TSKH Ngô Việt Trung (Viện Toán học - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam). Xúc động chia sẻ về cảm tưởng về vinh dự này, GS Trung cho biết: “Tôi hy vọng giải thưởng này sẽ sự khích lệ các nhà Toán học trong nước, đặc biệt các nhà khoa học trẻ có thể dũng cảm hơn trong việc kiên trì nghiên cứu những vấn đề khó để có thể đạt được những công trình xuất sắc trên bình diện quốc tế”.
Ngày 20/5, tại Hà Nội đã diễn ra Ngày hội STEM năm 2022 với chủ đề “Vượt lên biến động”. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động hưởng ứng chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5, do Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đại học Quốc gia Hà Nội, chỉ đạo và phát động.
Sáng 19/5, đúng kỷ niệm 132 năm ngày sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh và chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18-5, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Bộ Quốc phòng tổ chức trọng thể Lễ Trao giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 6 cho các đồng tác giả của hai công trình thuộc lĩnh vực quân sự, quốc phòng.
Dựa trên kết hợp thực tiễn khai thác động cơ chính tàu thủy cùng với các yếu tố ảnh hưởng, TS. Trần Tiến Anh – Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã đưa ra phương pháp mới để giải quyết vấn đề xác định tải trọng của tàu tới lượng tiêu thụ nhiên liệu dựa trên điều kiện khai thác, yếu tố hàng hải trong quá trình hành trình của tàu khi chạy trên vùng biển quốc tế khác nhau. Đây là một trong 5 đề cử của Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2022.
Ở thời điểm này, người ta không thể thấy ngay những giá trị đóng góp vào xã hội của khoa học nhưng bằng những đầu tư bền bỉ và liền mạch, trong tương lai, nhiều ứng dụng từ đó sẽ được lan tỏa trong xã hội.
Nghiên cứu "100 ngày đầu tiên kiểm soát virus corona gây SARS-CoV-2 tại Việt Nam" của PGS.TS Phạm Quang Thái (Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương) và các cộng sự đang là 1 trong 3 công trình được đề cử chính của Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2022.
Từ cái gốc là công nghệ vật liệu, TS Đoàn Lê Hoàng Tân dần phát triển thêm các lĩnh vực khác như chuyển hóa năng lượng hay vật liệu cảm biến được ứng dụng rộng rãi trong đời sống. Anh và cộng sự đã có công trình nghiên cứu về vật liệu tiên tiến trong điều trị ung thư ứng cử Giải thưởng trẻ Tạ Quang Bửu 2022.
Ngày 9/5, Sở Khoa học và Công nghệ và Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên tổ chức công bố nhãn hiệu tập thể "Chè Thái Nguyên'" được bảo hộ tại Nga, Nhật Bản và Hàn Quốc.
 

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Video  
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner