Sáng ngày 05/7/2024, Đoàn công tác Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV do đồng chí Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Thường trực Tiểu ban Văn kiện, Tổ trưởng Tổ biên tập Văn kiện Đại hội XIV làm Trưởng đoàn đã làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN).
Từ ngày 04-05/7/2024, tại Đà Nẵng, Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ - KH&CN) và Sở KH&CN Đà Nẵng đã phối hợp tổ chức Hội nghị “Tập huấn triển khai thực hiện 3 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thuộc phạm vi quản lý KH&CN trong các dự án đầu tư tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên”.
Tại buổi họp bàn về “Chính sách phát triển Doanh nghiệp khoa học và công nghệ (DN KH&CN) Việt Nam” với Hiệp hội DN KH&CN (VTS) ngày 6/7/2024 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ KH&CN Hoàng Minh yêu cầu các đại biểu tập trung thảo luận, đề xuất các giải pháp làm thế nào để các DN KH&CN phát huy vai trò đầu tàu trong việc ứng dụng làm chủ công nghệ, nâng cao năng suất lao động, cạnh tranh, làm hình mẫu cho các loại hình DN khác.
Ngày 21/6/2024, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo xây dựng Luật Khoa học và Công nghệ (KH&CN) lần thứ nhất. Cùng dự có đại diện các Bộ, ban, ngành, địa phương là thành viên Ban Chỉ đạo.
Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) mới ban hành Quyết định số 1290/QĐ-BKHCN về việc hướng dẫn một số nguyên tắc về nghiên cứu, phát triển các hệ thống trí tuệ nhân tạo (TTNT) có trách nhiệm nhằm hướng đến một xã hội lấy con người làm trung tâm, mọi người được hưởng những lợi ích từ các hệ thống TTNT, bảo đảm sự cân bằng hợp lý giữa lợi ích và rủi ro của các hệ thống TTNT...
Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đang có những chỉ đạo quyết liệt về việc hoàn thiện thể chế, chính sách về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST), trong đó nhiệm vụ Hoàn thiện cơ chế quản lý, xử lý tài sản hình thành từ nhiệm vụ KH&CN là một trong nhiệm vụ quan trọng đã được giao cho Bộ Tài chính, Bộ KH&CN phối hợp thực hiện.
Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Hoàng Minh, việc xây dựng Nghị định về đổi mới sáng tạo (ĐMST), khởi nghiệp sáng tạo (KNST) nhằm thúc đẩy hoạt động KNST, quy định rõ vai trò, hoạt động của các quỹ đầu tư, cũng như làm rõ các khái niệm ĐMST và KNST.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Huỳnh Thành Đạt đánh giá cao công tác kế hoạch - tài chính thời gian qua đã tập trung vào tổng hợp, đề xuất, trình phân bổ kinh phí sự nghiệp KH&CN cho toàn ngành có hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác tài chính có tác động lớn đến toàn ngành KH&CN hiện đang được Bộ KH&CN rà soát để sửa đổi, bổ sung cần được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức KH&CN, cũng như các nhà quản lý, nhà khoa học triển khai nhiệm vụ.
Ngày 13/05/2024, đoàn công tác của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) do đồng chí Huỳnh Thành Đạt, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ KH&CN làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Hà Nam về định hướng hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) trên địa bàn tỉnh, thống nhất các nội dung trọng yếu cho Đề án thành lập Khu Công nghệ cao (CNC) Hà Nam.
Theo kết quả triển khai Bộ Chỉ số Đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII) do Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) công bố vào tháng 3/2024, Hải Phòng xếp thứ 3 cả nước. Kết quả này là minh chứng rõ nét cho sự nỗ lực không ngừng của Hải Phòng trong việc tạo lập môi trường thông thoáng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, chú trọng chính sách thúc đẩy khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Ngày 17/4/2024, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Hoàng Minh đã ký Quyết định số 666/QĐ-BKHCN ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 05/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển thị trường KH&CN đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập.
Hiện nay, Việt Nam có trên 3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp; trên 140 trường đại học, viện nghiên cứu tổ chức hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo (ĐMST) với các vườn ươm, trung tâm, câu lạc bộ hỗ trợ khởi nghiệp. Tuy nhiên, để nâng tầm hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo (KNST) quốc gia giúp Việt Nam thực sự là trung tâm khởi nghiệp của khu vực, trong giai đoan tới, cần có nhiều chính sách đột phá hơn nữa trong việc tạo nguồn lực, thị trường cho khởi nghiệp ĐMST và thúc đẩy liên kết, hợp tác quốc tế, nâng cao năng lực cho khởi nghiệp ĐMST trong nước.