Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Hoạt động KH&CN
Trong bối cảnh người tiêu dùng trong nước ngày càng cần sự minh bạch đối với sản phẩm hàng hóa, đặc biệt là lương thực, thực phẩm thì "Truy xuất nguồn gốc" được xem là "chìa khóa" khởi tạo niềm tin cho người tiêu dùng, giúp người tiêu dùng an tâm sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và chất lượng được đảm bảo; đồng thời giúp ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại, góp phần xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm Việt Nam.
Sàn giao dịch công nghệ là tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ (KH&CN) nhằm kết nối các bên cung – cầu công nghệ, thương mại hóa kết quả nghiên cứu, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trưng bày, trình diễn, triển lãm, xúc tiến giao dịch các sản phẩm, hàng hóa KH&CN, góp phần phát triển thị trường KH&CN.
Khai thác bản quyền sách ngoại văn, tập trung vào đề tài sách đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, sách phổ biến kiến thức và ứng dụng khoa học công nghệ vào cuộc sống... sẽ được đẩy mạnh trong thời gian tới.
Nhiều Chương trình KH&CN đã đạt được nhiều tiến bộ và thành tựu nổi bật, đóng góp thiết thực cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, củng cố quốc phòng và an ninh, cải thiện an sinh xã hội và chất lượng cuộc sống người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Ngày 19/1/2022, tại Hòa Bình, Đoàn Thanh niên Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Tỉnh đoàn Hòa Bình và Đoàn Thanh niên Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ đã tổ chức thành công chương trình "Xuân tình nguyện - Tết yêu thương".
Với mục tiêu ứng dụng hiệu quả và chuyển giao công nghệ tiên tiến thích hợp cho Tây Nguyên, Chương trình Tây Nguyên 2016-2020 đã có 27 hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ, trong đó có 13 Bằng độc quyền sáng chế và giải pháp hữu ích và 14 sản phẩm đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, quyền tác giả.
Trong 2 ngày 14 – 15/01/2022, Đoàn Thanh niên Bộ Khoa học và Công nghệ đã tham gia Chương trình “Xuân tình nguyện - Hành trình vì biển đảo quê hương năm 2022” tại Đảo thanh niên Bạch Long Vĩ do Thành Đoàn - Hội Liên hiệp thanh niên (LHTN) Việt Nam thành phố Hải Phòng đăng cai tổ chức.
Chương trình “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ tiên tiến phục vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng” (mã số KC.10/16-20), được đánh giá là chương trình khoa học và công nghệ (KH&CN) trọng điểm cấp nhà nước thành công nhất. Kết quả thu được từ Chương trình cho thấy hiệu quả của đầu tư cho KH&CN trong phát triển lĩnh vực Y - Dược hiện nay.
Dịch COVID-19 lan rộng trên toàn cầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới hầu hết các lĩnh vực kinh tế nhưng cũng có những lĩnh vực nắm bắt được cơ hội phát triển mạnh mẽ. Một trong số đó là thương mại điện tử. Nhiều ý kiến cho rằng, dịch COVID-19 được ví như chất xúc tác tạo cú huých cho thương mại điện tử phát triển.
Sau 5 năm, Chương trình KC.08/16-20 có 20 sản phẩm đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, 45 giải pháp công nghệ, nhiều phần mềm, bản đồ được đưa vào ứng dụng. Có 8 sản phẩm có thể thương mại hóa và 18 chủng vi sinh vật đang trong quá trình chuyển giao ứng dụng.
Các nhóm nghiên cứu của Chương trình “Nghiên cứu công nghệ và phát triển sản phẩm công nghệ thông tin phục vụ Chính phủ điện tử”, mã số KC.01/16-20 đã làm chủ công nghệ, chế tạo một số sản phẩm phần cứng, phần mềm đáp ứng yêu cầu phát triển và hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin nhằm triển khai hiệu quả Chính phủ điện tử, trong đó một số sản phẩm đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và quốc tế.
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Bộ KH&CN trong năm 2022 là nghiên cứu, đề xuất cơ chế thí điểm phát triển loại hình doanh nghiệp KH&CN tại các viện nghiên cứu, trường đại học theo mô hình doanh nghiệp khởi nguồn (spin-off).
 

   
Xem tin theo ngày
   
 

English
Video  
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner