Chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được ưu tiên triển khai thực hiện theo Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3-6-2020 về phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ.
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, cùng với đó là cuộc cạnh tranh về khoa học công nghệ trên toàn thế giới, việc thúc đẩy sáng kiến khoa học trong giới trẻ, đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp rất cần thiết và có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Triển khai Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định 118/QĐ-TTg ngày 25/1/2021, Bộ Khoa học và Công nghệ đã đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp chuyển giao, đổi mới, hoàn thiện công nghệ nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng, giá trị gia tăng cao. Đồng thời, thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp ở vùng nông thôn, miền núi, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; tăng cường đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ việc chuyển giao, đổi mới, hoàn thiện công nghệ.
Ngày 27/5/2022, tại trụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ, Chi hội Nữ trí thức Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức trao tặng số tiền ủng hộ 200.000.000 đồng cho chương trình “Mẹ đỡ đầu”, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mồ côi do tác động của đại dịch Covid-19 do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động.
Việt Nam đã có sự thay đổi đáng kinh ngạc trước những làn sóng công nghệ 4.0. Là một thành phần không thể thiếu trong bức tranh công nghệ, một số doanh nghiệp IT chuyên gia công phần mềm đã bắt đầu chuyển mình để ghi dấu ấn riêng trong việc xây dựng những sản phẩm “make in Vietnam”
Nền tảng cơ bản cho hoạt động R&D đã hình thành ở Viện KH&CN Việt Nam - Hàn Quốc (VKIST), cơ sở nghiên cứu được thành lập theo mô hình Viện KIST Hàn Quốc. Tuy nhiên, để đạt được thành công tương tự như Viện KIST, VKIST sẽ phải vượt qua quá nhiều thách thức ở phía trước.
Nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh mới dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới, sáng tạo, nhất là công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua. Theo đó, đã hình thành và phát triển một số tập đoàn kinh tế tư nhân tiên phong trong đầu tư và ứng dụng khoa học công nghệ, có thương hiệu và năng lực cạnh tranh trong nước, khu vực và quốc tế.
Được trao trong Năm quốc tế về Khoa học cơ bản vì sự phát triển bền vững, Giải thưởng Tạ Quang Bửu 2022 càng có thêm ý nghĩa bởi nó cho thấy vai trò nền tảng của khoa học cơ bản trong cuộc sống hôm nay cũng như tương lai.
Lần đầu tiên Ngày hội STEM quốc gia tạo diễn đàn riêng để các em học sinh từ thành thị đến nông thôn, miền núi giới thiệu các hoạt động STEM tại chính ngôi trường của mình.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, 2 công trình trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng của 49 đồng tác giả được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh lần này có giá trị đặc biệt to lớn, là kết quả của sự dày công nghiên cứu, cống hiến trí tuệ và tài năng của các nhà khoa học quân sự.
Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt cho rằng để xanh hóa nền kinh tế, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo được xác định là giải pháp trọng tâm, trong đó chú trọng công nghệ cao.
Ngày 20/5/2022, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Hội nghị tập nghiệp vụ kê khai tài sản, thu nhập và xác minh tài sản, thu nhập. Hội nghị được triển khai theo Luật Phòng chống tham nhũng số 36/2018/QH14 ngày 20/11/2018 và Nghị định 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.