Bình luận khoa học Thứ bảy, 20/04/2024 , 09:35 am
Cập nhật : 22/07/2013 , 16:07(GMT +7)
Xây dựng đội ngũ sáng tạo công nghệ mới
Đội ngũ kỹ sư công nghệ Việt Nam trong chuyến đi huấn luyện tại Hoa Kỳ.
Trên các trang mạng chuyên về công nghệ dành cho giới trẻ, các bạn trẻ Việt Nam đang bàn về Misfit Shine (MS): nghe nói là MS hoàn toàn khác với dòng sản phẩm cùng công năng đang có trên thị trường như Nike Fuel Band(không dùng được dưới nước hay Fitbit không có những tính năng phức tạp), MS đo được cả số vòng quay khi đạp xe và số sải tay khi bơi, và họ còn nêu nhiều thắc mắc, nghe nói MS không có nút bấm, không có dây cáp, không dùng Bluetooth cũng chẳng dùng bộ sạc pin, lại tương tác được với smartphone, vậy nó ứng dụng công nghệ gì ? Cùng với sự tò mò đó, nếu được cung cấp thông tin là team công nghệ R&D hầu hết là người Việt, trẻ, đang hoạt động tại Việt Nam thì chắc các bạn trẻ còn lý thú hơn nữa.

Một cách đi ngược đời của việc xây dựng đội ngũ công nghệ

Có lần tôi nghe Sonny Vũ, người đề xướng sản phẩm MS, nói: mô hình thông thường làm một sản phẩm công nghệ ở Mỹ là xây dựng đội ngũ R&D ở Silicon Valley, rồi đưa những việc đơn giản hơn đến các nước đang phát triển như TQ, Ấn,VN… để gia công. Công ty Misfit Wearables sau một năm thành lập, qua tìm tòi và thể nghiệm, đã quyết định làm điều ngược lại. Đặt nhóm R&D tại Việt Nam, với những bạn trẻ tài năng về công nghệ, có nền tảng kiến thức công nghệ rất vững (nhiều bạn đã đoạt giải thưởng Olympic quốc tế, thủ khoa các Đại học). Nhóm này hoạt động song song với êkip kỹ sư của công ty ở Silicon Valley.

Tiến trình sáng tạo một công nghệ bao giờ cũng bắt đầu từ những nhà khoa học với bề dày những công trình nghiên cứu khoa học của họ. Kết nối những công trình này làm thành một chuối những thuật toán giải quyết các đầu đề khác nhau, thành một tổng thể cho một kết quả chung cuối cùng, ta có một công nghệ mới và khi công nghệ này đáp ứng tất cả đòi hỏi phức tạp của người tiêu dùng, của thị trường thì sản phẩm công nghệ hữu ích có thể cạnh tranh ra đời.  Cắt dọc những hoạt động về công nghệ của Misfit Shine,  khởi đầu là người đề xướng sản phẩm, thường được gọi là “người biên tập sản phẩm” (product editor) với các phẩm chất chính: nhạy cảm thị trường, có tầm nhìn và nắm được xu hướng thị trường, có bãn lỉnh chỉ huy, biết tạo động lực, thuyết phục đồng sự; Các kỹ sư, đầu tiên là kỹ sư phát triển sản phẩm (developper) lo viết lập trình cơ bản của sản phẩm, kỹ sư thiết kế công nghiệp thì thiết kế chung và nguyên tắc vận hành sản phẩm, đặc biệt là phần tương tác giữa sản phẩm với người tiêu dùng sao cho thuận lợi, dễ dàng nhất; kế đó là kỹ sư phần cứng (xử lý nguyên vật liệu, điện, điện tử); kỹ sư thiết kế những thuật toán cảm ứng cao cấp (phần “linh hồn” của sản phẩm, đòi hỏi cập nhật công nghệ mới cạnh tranh nhất); kỹ sư thiết kế phần mềm vận hành sản phẩm; và công nghệ về dữ liệu và với MS là ứng dụng công nghệ điện toán đám mây.

Ê kíp kỹ sư của công ty Misfit Wearables ở Hoa Kỳ lúc đầu cũng bất ngờ trước quyết định táo bạo của Sonny Vũ đặt phòng R&D của công ty, bộ não của Misfit Shine ở VN, làm các công việc thiết kế phần mềm, thiết kế chuỗi thuật toán cảm ứng cao cấp và xử lý kỷ thuật data bằng điện toán đám mây. Nhóm chuyên gia về dữ liệu sử dụng công nghệ điện toán đám mây được thành lập đầu tiên ở Việt Nam là nét đặc sắc của đội ngũ công nghệ của MS vì gồm có 8 tiến sĩ, thạc sĩ đào tạo từ các đại học hàng đầu của Hoa Kỳ và Pháp ( John Hopskin, MIT, Chicago, Stanford…) và trường Polytechnic Pháp. Họ cũng ngạc nhiên khi được mời làm cái công việc phức tạp này tại Việt Nam. Khi cầm trên tay thiết bị Misfit Shine nhỏ xinh, chắc ít ai hình dung được một nỗ lực “liều lĩnh” của nhà sản xuất để tận dụng kịp thời cái cơ hội xuất hiện trường phái “ big data” từ công nghệ đám mây mà những năm trước nằm mơ cũng không thấy. Công nghệ mới này cho phép tích lưu vô tận dữ liệu và lại còn có một ưu điểm, càng lưu nhiều data thì thuật toán phân tích chuỗi số liệu càng cải thiện và như vậy, nâng cấp không ngừng trí thông minh của sản phẩm, khả năng phân tích và tư vấn của sản phẩm. Với dữ liệu tích lũy mỗi ngày từ số bước đi, số calories, biểu đồ đối chiếu phân tích diễn tiến mỗi ngày đến từng tuần, tháng, năm…chỉ tích lũy, theo dõi, phân tích, tư vấn từng người , cứ theo thời gian đã là một kho dữ liệu, và dữ liệu của hàng trăm nghìn khách hàng, vài trăm nghìn, hàng triêu khách hàng, tất cả thông tin này được ghi nhận cùng lúc, liên tục không ngưng nghỉ, thành một khối dữ liệu khổng lồ thì làm sao lưu trữ, truy xuất với yêu cấu này, nếu không có công nghệ điện toán đám mây? Và MS đang tích hợp đầy đủ  ưu thế tiến bộ công nghệ này làm thành một ưu thế cạnh tranh cho sản phẩm.

Chất keo gắn kết đội ngũ công nghệ

Tôi hỏi Sonny Vũ nghĩ gì về hiệu quả làm việc của các kỹ sư VN? Họ giỏi, bền bỉ, chịu khó,  “máu lửa” và nay là “ chiến tướng”. Đó là điều không dễ tìm thấy ở Hoa Kỳ đối với công ty mới thành lập như Misfit Wearables. Chỉ có điều trong một năm đầu tiên, phải “chiến đấu” với họ rất cực vì họ thiếu hai thứ: thiếu kỹ năng làm việc theo nhóm và thiếu nhạy cảm thị trường. Nay họ đã dần thích nghi và thủ đắc được hai chiếc chìa khóa quan trọng này và đã góp phần làm nên sản phẩm công nghệ độc đáo.

Việc bố trí hai ê kip cùng thực hiện một sản phẩm, với hai nền văn hóa và môi trường làm việc khác nhau, với cự ly rất xa nhau lúc đầu đầy khó khăn, có khi khiến hai bên đều nãn và sự phối hợp tưởng như không thể. Cuối cùng bí quyết để họ làm việc được với nhau và hiệu quả tốt chỉ là: tin cậy và thực sự tôn trọng nhau.

Ê kíp ở Hoa Kỳ lo mấy việc: thiết kế công nghiệp (tương tác với NTD) và thiết kế phần cứng và lo việc điều hành hệ thống, kinh doanh chung. Có vẽ như kỹ sư VN giỏi về thuật toán cảm ứng, phát triển dữ liệu và thiết kế phần mềm hơn, vì việc học về phần cứng như nguyên vật liệu, thiết bị, máy móc…thì họ không có điều kiện thực hành theo kịp với sự phát triển của thế giới .

Việc bố trí hai ê kip cùng thực hiện một sản phẩm, với hai nền văn hóa và môi trường làm việc khác nhau, với cự ly rất xa nhau lúc đầu đầy khó khăn, có khi khiến hai bên đều nãn và sự phối hợp tưởng như không thể. Cuối cùng bí quyết để họ làm việc được với nhau và hiệu quả tốt chỉ là : tin cậy và thực sự tôn trọng nhau.

Tin cậy nhau, giữa những nhà khoa học đều giỏi, đều có thành tích cá nhân đáng kể, và rồi mỗi người thấy rõ mình mạnh ở đâu, yếu ở điểm nào, cần bổ sung gì quả là một quá trình gian khổ. Nhà quản trị tên tuổi, giờ cũng là nhà đầu tư của Misfit, John Sculley từng ví von, sáng tạo công nghệ là một công việc tập thể, hoàn toàn là kiểu chơi của bóng đá chứ không phải là tennis. Một team công nghệ phải như một đội bóng, ai cũng phải giỏi, được đặt đúng ở chỗ mà họ giỏi nhất và không ai thay ai được, càng không thể bỏ trống vị trí nào. Từng người phải giỏi và cũng phải “hiếu chiến” như nhau mới chiến thắng được.Hai bạn trẻ Việt nam là Sonny Vũ và Kiều Trang đã truyền lửa và tạo được niềm tin giữa họ, chỉ vì một cái gốc quan trọng: họ tin khi được tạo điều kiện và phát huy đúng mực thì, cái gì kỹ sư Hoa Kỳ làm được thì kỹ sư Việt nam cũng làm được.

Vài gợi ý cho trường hợp Việt Nam

Tôi hỏi Kiều Trang vậy các bạn thử  đề nghị những gì cần làm cho việc đẩy mạnh  hoạt động sáng tạo trong các doanh nghiệp ở Việt Nam? Không ngần ngừ Kiều Trang nói, vấn đề mà cô thường trao đổi với ba (bố của Kiều Trang là ông Lê Ván Trí, nguyên Phó Tổng Giám Đốc Casumina) là, Việt Nam có thuận lợi lớn là lãnh đạo các công ty sản xuất (thường sử dụng công nghệ mới) hầu như đều là những người xuất thân từ sản xuất, am hiểu và yêu thích lãnh vực sản xuất. Cái họ thiếu là thường không xác định được khách hàng là ai, họ cần gì (về đủ mặt, chứ không như các nhà sản xuất Việt Nam thường chỉ coi năng về công năng); làm sao để sản phẩm cạnh tranh được, bán được. Vì cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt, tốc độ làm mới sản phẩm và tung sản phẩm mới phải nhanh và bảo mật, doanh nghiệp cần xây dựng một đội ngũ R&D cơ hữu nằm bên trong doanh nghiệp. Khi hoạt động, nếu cần, họ có thể nhờ đến cố vấn của Viện, trường để xử lý vấn đề kỷ thuật, công nghệ nền tảng. Thế mạnh của các trường, Viện của Việt Nam là lòng say mê khoa học, lòng tự trọng khoa học, rất chịu khó chịu cực của các nhà khoa học. Trong những môi trường mới, khi hiệu quả nghiên cứu đo lướng được bằng hiệu quả kinh doanh, có thể họ sẽ thay đổi dần dần, dù thay đổi ở một độ tuổi đời tuổi nghề nhất định là rất khó, rất chậm… Cơ bản là các doanh nghiệp hãy tin các nhà khoa học, đặc biệt là các bạn trẻ, tạo điều kiện và đồng hành với họ thật cụ thể ngay từng động thái nho nhỏ bình thường để hình thành nếp nghĩ mới, cung cách hành động phù hợp. Ngoài ra chúng ta cần phải thay đổi nội dung đào tạo kỹ sư công nghệ ở các trường đại học. Khi tôi học MBA trường quản trị kinh doanh SLOAN của Đại Học Công Nghệ kỹ thuật Massachusset MIT, hàng ngày làm việc với Vườn ươm công nghệ của nhà trường, tôi thấy có một điều khác cơ bản, tất cả sinh viên ở đây, bất kỳ học cái gì họ cũng đều hỏi, học để làm gì, có làm được sản phẩm gì có ích, sản phẩm sẽ bán được không? Họ tự đầu tư tất cả trí lực thời gian để theo đuổi mọi tiến bộ mới nhất về công nghệ, cả phần cứng lẫn phần mềm, để không bị rớt ra ngoài cuộc đua thị trường và đó là yếu cầu sống còn của họ ngay từ khi còn ở nhà trường.

Nguồn tin: Tạp chí Tia sáng

Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Video  
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner