Bình luận khoa học Thứ hai, 29/04/2024 , 09:03 pm
Cập nhật : 16/08/2012 , 09:08(GMT +7)
Vì sao nhiều đề tài khoa học nằm trong… ngăn kéo?
Nhiều người làm nghiên cứu không có phụ cấp
Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học tốn hàng chục tỷ đồng của Nhà nước nhưng làm xong lại… nhét trong ngăn kéo. Vì đâu?

Ngày 15/8, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Nguyễn Quân đã có buổi trò chuyện thân mật với báo chí về những vấn đề người dân quan tâm.

Nông dân và nhà khoa học

Theo Bộ trưởng Nguyễn Quân, nghiên cứu khoa học có 3 đặc tính: mạo hiểm, có độ trễ và tính thực tiễn.

 

Có độ trễ nghĩa là nghiên cứu khoa học luôn đi tiên phong,  vượt trước thời đại. Vì vậy, để áp dụng vào thực tiễn phải có một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ, khám phá ra chất bán dẫn xong người ta… để đấy hàng chục năm. Sau đó, người Nhật mua bằng phát minh này với giá… vài chục đô la, rồi phát triển thành các thiết bị điện tử, đem lại lợi nhuận hàng nghìn tỷ đô la như ngày nay…

Mạo hiểm có nghĩa là đề tài có thể thành công hoặc thất bại. Ngay với nước có nền KH&CN phát triển như Mỹ thì tỷ lệ đề tài thành công là 20%. Nhưng với 20% đó được áp dụng vào thực tiễn đã đem lại lợi nhuận khổng lồ, khiến cường quốc này luôn là quốc gia đi đầu về các sản phẩm công nghệ mới.

Nghiên cứu khoa học cũng cần phù hợp với thực tiễn. Ví dụ, có bác nông dân làm ra máy cắt lúa… nhưng cấu tạo chỉ phù hợp với những người khỏe mạnh, không hợp với phụ nữ, nên khó nhân rộng.

Hoặc với nông dân làm ra máy bay, do không theo những quy chuẩn, khó đảm bảo an toàn, nên cơ quan của ngành giao thông không thể cấp phép cho bay được.

Nhân chuyện này, Bộ trưởng Nguyễn Quân cho hay, nhiều tờ báo thấy các phát minh của nông dân đã vội vàng đánh giá họ cao hơn các nhà khoa học. Như thế là phiến diện, với những lý do đã nêu trên.

“Nỗi đau của giới khoa học”

Bộ trưởng Nguyễn Quân cho biết, hiện nay, các nghề như giáo viên, hải quan, kiểm lâm, kiểm toán… đều được Nhà nước cho hưởng phụ cấp. Cán bộ, công chức ngoài phụ cấp còn được hưởng thâm niên công tác.

“Nhưng cán bộ khoa  học không có phụ cấp, chỉ có mỗi lương thôi”, người đứng đầu Bộ KH&CN nhận xét.

 

Bộ trưởng Nguyễn Quân mong muốn ngành tài chính phải khẩn trương hơn

trong việc cấp kinh phí cho các nhà khoa học nghiên cứu

Các phòng thí nghiệm của nhà nước nhiều nơi không bằng phòng nghiên cứu của doanh nghiệp. Ví dụ, phòng nghiên cứu của Viettel, VNPT… còn hiện đại hơn nhiều so với phòng thí nghiệm của viện KH&CN Việt Nam (cơ quan tương đương cấp bộ).

“Hôm nay đã là 15/8, nhưng toàn bộ đề tài nghiên cứu khoa học năm 2012 chưa được giao kinh phí”, người đứng đầu Bộ KH&CN nói.

Ông cho hay, kinh phí nếu được duyệt trong năm 2012 này là để thực hiện các đề tài được dự toán từ… tháng 10/2010. Nghĩa là sau 2 năm đề xuất, các nhà khoa học mới được duyệt kinh phí.

Kể cả khi được giao, nhiều nhà khoa học cũng băn khoăn có nên làm nữa hay không. Vì nhiều thiết bị, máy móc, nhân công… đã tăng giá so với dự toán, mà muốn điều chỉnh phải mất ít nhất 6 tháng.

Mặt khác, trong vòng 2 năm chờ kinh phí ấy, KH&CN đã thay đổi rất nhiều, có thể đề tài của các nhà khoa học Việt Nam đã được thế giới làm, cho ra kết quả… Vì thế, dẫn đến một việc “phản cảm”, theo lời Bộ trưởng Nguyễn Quân, là nhà khoa học phải trả lại tiền cho Nhà nước.

Trong khi đời sống của đại đa số nhà khoa học còn nhiều khó khăn, kinh phí thực hiện đề tài luôn thiếu… mà phải trả lại tiền ngân sách, đó là niềm đau khổ của giới khoa học, Bộ trưởng Nguyễn Quân cho hay.

Cần sự chung tay của xã hội

Phân tích những khó khăn nhưng Bộ trưởng Nguyễn Quân cũng khẳng định, với những ưu đãi hạn chế mà đất nước dành cho các nhà khoa học thì thành tựu mà Việt Nam đạt được đã là cố gắng rất lớn.

“Không có quốc gia nào có GDP chỉ 1.200 đô la mà có được nền khoa học, giáo dục như Việt Nam”, Bộ trưởng Nguyễn Quân minh họa bằng những sáng chế như giàn khoan tự động, cầu dây văng, các thiết bị cơ khí…

Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận, giới khoa học Việt Nam còn nhiều yếu kém, như thiếu các tổng công trình sư (khi làm cầu Bãi Cháy, phải thuê chuyên gia nước ngoài), nhiều đề tài có kết quả không sát thực tiễn…

Trong thời kỳ mà kinh tế Việt Nam không còn lợi thế về tháo gỡ cơ chế, tài nguyên, nhân công rẻ… thì chỉ có con đường phát triển KH&CN để nâng cao chất lượng các sản phẩm hàng hóa.

Do vậy, cần có sự chung tay của toàn xã hội, của nhà khoa học, doanh nhân, báo chí… để thúc đẩy KH&CN nước nhà phát triển.

“Khâu đột phá chính là cơ chế tài chính”, Bộ trưởng Nguyễn Quân khẳng định, sẽ trình các cấp đề án đổi mới cơ chế tài chính để “cởi trói” cho các nhà khoa học, giúp họ yên tâm cống hiến, tạo ra những công trình thực sự có giá trị.

Ông minh chứng từ Hàn Quốc, với những nghiên cứu từ thập kỷ 60 nhưng bây giờ mới được đưa vào thực tế, đã đem lại lợi ích lớn lao, đưa nước này lớn mạnh về kinh tế.

Nguồn tin: vietq.vn

Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Video  
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner