Bình luận khoa học Thứ sáu, 29/03/2024 , 08:52 pm
Cập nhật : 17/12/2012 , 10:12(GMT +7)
Tư duy ăn xổi
Ở Việt Nam hai thuật ngữ khoa học và công nghệ luôn gắn với nhau, thậm chí đồng nhất với nhau trong cùng một khái niệm như thị trường khoa học công nghệ, hội chợ khoa học công nghệ v.v… Chính sự nhập nhằng này trong tư duy làm cho nghiên cứu công nghệ đích thực vẫn là bãi đất trống.

Không có sản phẩm từ công nghệ Việt Nam, bằng sáng chế cũng không có nốt. Việt Nam hầu như không có bằng sáng chế đăng ký ở Mỹ (US Patent and Trademark Office, US PTO). Trong khi đó, năm 2011 Indonesia và Philippines sở hữu hàng chục bằng, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Hàn Quốc còn nhiều hơn gấp bội. Báo chí đổ lỗi cho 9.000 giáo sư/ phó giáo sư (VietnamNet, 5/11/2012) khiến mọi người có dịp mang các vị ra đàm tiếu mà không biết rằng nghiên cứu khoa học khác nghiên cứu công nghệ. Dù sao, thiếu bằng sáng chế cũng đặt ra dấu hỏi về tính thiết thực và hiệu quả của nghiên cứu khoa học.

Ở Việt Nam hai thuật ngữ khoa học và công nghệ luôn gắn với nhau, thậm chí đồng nhất với nhau trong cùng một khái niệm như thị trường khoa học công nghệ, hội chợ khoa học công nghệ v.v… Chính sự nhập nhằng này trong tư duy làm cho nghiên cứu công nghệ đích thực vẫn là bãi đất trống.      

Khoa học và công nghệ hỗ trợ lẫn nhau, nghiên cứu khoa học tạo ra mảnh đất cho công nghệ phát triển, và ngược lại. Tuy nhiên ngay trong số hàng triệu bài báo khoa học công bố hằng năm trên thế giới, rất ít công trình có tiềm năng tạo ra công nghệ hay dịch vụ. Nếu có, còn phải trải qua nhiều khâu, đòi hỏi thời gian, công sức và kinh phí. Kết quả nghiên cứu phải được kiểm nghiệm và củng cố bằng nhiều nghiên cứu mới tiếp theo, bảo đảm chất lượng (QA), prototype, quy mô pilot, thử sai (trial by error) nhiều lần trước khi đưa ra ứng dụng. Nhưng ở ta với tư duy ăn xổi, muốn nghiên cứu khoa học phải cho ra ngay sản phẩm trên thị trường, đã bỏ qua các khâu quan trọng này, nên nghiên cứu khoa học sinh ra những “đứa trẻ đẻ non, chết yểu”, làm thất thoát nguồn kinh phí lớn của nhà nước. Bao nhiêu đề tài chế tạo thiết bị với tính năng “chẳng kém nước ngoài”, nhưng chỉ là đơn chiếc mang trưng bày ở triển lãm, hội chợ, sau vài năm mất hút. Số “trẻ đẻ non, chết yểu” này nhiều lắm, cứ chọn ra một số đề tài, dự án lớn được Bộ KHCN nghiệm thu từ 5 đến 10 năm trước đây sẽ thấy ngay.

Tư duy ăn xổi không thể tạo ra những đỉnh cao khoa học, những hướng nghiên cứu mũi nhọn có thể sớm bứt phá lên mặt tiền khoa học thế giới. Các quan chức muốn thấy thành tích ngay trong nhiệm kỳ của mình, lại phải ban phát, rải đều quả thực cho mọi người, năm nay anh có đề tài, sang năm đến lượt anh khác, người làm khoa học giống như dân du canh, không chuyên sâu vào một hướng nhất định. Trong khi đó, khoa học phát triển được nhờ tích lũy và kế thừa, công trình đẻ ra công trình, thành công lẫn thất bại trong công trình trước đều để lại dấu ấn trong các công trình sau. Biết tích lũy và kế thừa, tri thức sẽ tăng tốc theo cấp số nhân, được lưu lại trong đầu con người qua các thế hệ, trở thành một dạng chứng khoán (stock) của các doanh nghiệp, thành truyền thống của phòng thí nghiệm và hình hài của nền khoa học.

Qua cơ chế tích lũy và kế thừa, người tài mới xuất hiện, người khác đứng trên vai họ (stand on the shoulder of giants) để nhìn rõ chân trời phía trước. Nhờ đó các nhóm nghiên cứu mạnh được hình thành và phát triển, các thế hệ khoa học sinh ra và trưởng thành nối tiếp nhau. Theo “Chiến lược”, năm 2020 nước ta sẽ có 60 nhóm nghiên cứu mạnh. Hy vọng họ, và những người lãnh đạo của họ, sẽ làm nên hình hài nền khoa học nước nhà. Thế giới sẽ biết khoa học Việt Nam qua họ. Các thế hệ tương lai sẽ nhớ đến thế hệ hiện nay qua các công trình khoa học của họ.

Nguồn tin: Tạp chí Tia sáng

Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Video  
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner