Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Bình luận khoa học Thứ bảy, 21/12/2024 , 10:00 pm
Cập nhật : 28/09/2013 , 08:09(GMT +7)
Truyền thông khoa học và công nghệ phục vụ đại biểu Quốc hội: Bắt đầu bằng đam mê
Khi nghĩ về thành quả khoa học công nghệ (KH- CN) mang lại điều kiện sống tốt đẹp hơn cho nhân dân, khẳng định sức mạnh, hình ảnh của một đất nước, tạo ra “tầng nấc phát triển” trong thế giới hiện đại khiến những người làm báo như chúng tôi không khỏi có lúc chạnh lòng.

Vậy đó, hàng ngày chúng ta đang thụ hưởng thành tựu KH-CN phục vụ cuộc sống. Chính KH-CN đã dẫn bước chúng ta ra khỏi thế giới mụ mị và cũng chính KH-CN nâng bước chúng ta, kết nối cộng đồng, tạo giá trị, sức mạnh của con người, của nhân loại. Và ánh sáng nhân văn từ KH-CN mang lại thật lớn lao. 

Câu chuyện lịch sự  về “Thuyết nhật tâm” của nhà toán  học, thiên văn học lỗi lạc Copecnic - Người “giữ mặt trời lại và đẩy trái đất quay xung quanh nó” là một minh chứng.

Đi lên trong cuộc sống khó khăn kéo dài, nền kinh tế bị chiến tranh kìm hãm và tàn phá  chập choạng bước vào thời kỳ mới, kỷ nguyên của thông tin bùng nổ, của cạnh tranh phát triển khốc liệt, không ít khi chúng ta choáng ngợp mà quên đi động lực then chốt đột phá, phát triển đất nước là chiếc chìa KH-CN đang trôi nổi nơi đâu.

Và cuộc đấu tranh cho vai trò thực sự của KH-CN trong đời sống xã hội vẫn nhen nhóm lúc mờ, lúc tỏ. Còn nhớ những năm đầu thập kỷ 90,  Phó chủ tịch Quốc hội, Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Đình Cự đã thuyết phục Quốc hội giành 2% ngân sách cho KH-CN. Đây là thành công bước đầu về giành nguồn lực tài chính thường xuyên cho KH-CN, là sự quan tâm đến lĩnh vực quan trọng trong điều kiện kinh tế  đất nước còn nhiều khó khăn.

Lúc bấy giờ và thời gian sau Luật KH-CN, các dự án luật, pháp lệnh về KH-CN lần lượt được xây dựng và sau đó được thông qua nhưng vào thời điểm đó sự quan tâm của công chúng và đại biểu Quốc hội về KH-CN cũng chưa nhiều, chưa thực sự sâu sắc. Tại sao lại như vậy? Có phải những vấn đề kinh tế, tổ chức bộ máy… được ưu tiên hàng đầu đã che khuất lĩnh vực được xác định là then chốt, là động lực. Hay nhận thức về vai trò thực sự của KH-CN còn  mờ nhạt?

Xã hội và đại biểu Quốc hội rất trân trọng, quan tâm đến lĩnh vực KH-CN. Nhưng sẽ không phải là một lĩnh vực KH-CN tách biệt cuộc sống, tách biệt với quản lý, tách rời các lĩnh vực…Vậy ai sẽ cung cấp thông tin cho đại biểu biết về yếu tố KH-CN trong mỗi quyết sách kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh… 

Có lẽ  thông tin đến từ Ủy ban KH-CN và Môi trường đến với đại biểu Quốc hội để tham gia quyết định từng dự án luật, từng công trình quan trọng quốc gia là nguồn chủ yếu. Vậy nguồn thông tin phong phú, giá trị về KH-CN đã được khai thác hết và có tham gia quá trình này không hay chỉ lờ mờ, bị động chay theo. Trên thực tế, đôi khi những nhận định trái chiều, mâu thuẫn trong giới nghiên cứu khoa học về một giải pháp cho vấn đề cụ thể  đến với đại biểu Quốc hội chỉ góp thêm những ý kiến phân vân.

Những cuộc tranh luận “nảy lửa” tại diễn đàn Quốc hội lại là những vấn đề liên quan đến KH-CN khi Quốc hội xem xét, quyết định công trình quan trọng quốc gia như: Đường dây 500, Điện hạt nhân, Đường sắt cao tốc hay thủy điện… mà yếu tố KH-CN vẫn lẩn khuất đâu đó. Yếu tố kinh tế, yếu tố chính trị xã hội hay lợi ích cục bộ sẽ quyết định các công trình, dự án quan trọng? Trong nhiều trường hợp KH-CN phải tiên phong, là hạt nhân, căn cứ cho các yếu tố kinh tế, chính trị xã hội vì lợi ích tổng thể để đi đến quyết định.

Dường như thông tin theo từng lĩnh vực khi đại biểu thảo luận còn quá “khu biệt” nghiêng về lợi ích kinh tế hay xã hội… mà thiếu tiếng nói phản biện mạnh mẽ từ thông tin KH-CN. Đại biểu cần lắm những thông tin tham chiếu kịp thời, kể cả thông tin trái chiều. Khi những thông tin được đăng tải  như: Nguyên nhân vỡ đập hồ chữa bùn đỏ ở Hungary; Tai nạn thảm khốc tàu cao tốc Trung Quốc; Sóng thần, động đất và sự cố điện hạt nhân ở Nhật Bản… được đăng tải trên các phương tiện thông tin đã đem lại cho đại biểu cái nhìn đa chiều, sự điềm tĩnh trong xem xét quyết định các vấn đề, giải pháp cụ thể. 

Việc thảo luận ở Quốc hội về dự án đường sắt cao tốc với nhiều cung bậc là một thực tế đáng lưu tâm. Ở đây cho thấy sự mờ nhạt, thiếu nhạy cảm, quyết liệt của thông tin phản biện khoa học và có thể bị dẫn dắt, chi phối bởi yêu tố kinh tế đầu tư. Trong khi những vướng mắc về KH-CN, về hiệu quả, năng lực thực hiện của dự án chưa được làm sáng tỏ thì yếu tố kinh tế đầu tư  sẽ ra sức lôi kéo, thuyết phục đại biểu theo hướng quyết định sớm dự án. Sự trì hoãn đúng đắn dự án “thế kỷ” cũng là lời “thỉnh cầu” thông tin KH-CN cần chủ động, kịp thời quyết liệt góp phần trong thảo luận tranh luận ở nghị trường.

Sức mạnh truyền thông là sực mạnh tổng hợp từ các báo, đài, phương tiện thông tin đại chúng và từ các cơ quan, tổ chức tham gia. Hiệu quả của thông tin còn phụ thuộc ở nguồn thông tin khai thác sử dụng khách quan, kịp thời, phong phú và phù hợp với yêu cầu lợi ích của từng đối tượng, từng thời điểm… và phải thực sự thuyết phục.

Trong điều kiện hoạt động của đại biểu Quốc hội có những điểm đặc thù so với các nước thì nhiều đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm sẽ “ngợp” với khối lượng tài liệu, tư liệu cần nghiên cứu tại mỗi kỳ họp. Trong khi đại biểu  không có thư ký, trợ lý đích thực thì việc tiếp cận các vấn đề phải tự lựa chọn, đánh giá kỹ lưỡng. Chính vì vậy, nhà báo với con mắt nghề nghiệp sẽ rất hữu dụng khi cung cấp những thông tin thực tiễn, kết tinh để đại biểu  tham khảo. Trong đó thông tin về KH-CN chiếm một vị trí quan trọng. 

Là tiếng nói của Quốc hội, diễn đàn của đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và cử tri chúng tôi ý thức rõ về điều này. Theo sát quá trình, dự án ngay từ khi khởi thảo hay những ý tưởng lớn được đề cấp đến. Bản thân nhà báo trong quá trình tác nghiệp ngày càng nhận rõ hơn vai trò quan trọng của thông tin KH-CN và tìm tòi phương thức để phục vụ đại biểu Quốc hội được tốt hơn. 

Đại biểu có thể thảo luận, tranh luận trước diễn đàn Quốc hội nhưng thời gian rất hạn chế. Vì vậy, với vị trí vai trò là diễn đàn của đại biểu Quốc hội, Báo Đại biểu nhân dân đã thu hút sự đóng góp trí tuệ của đại biểu, tạo diễn đàn để đại biểu trao đổi chính kiến của mình trong suốt quá trình xây dựng một dự án luật. Đây là một thế mạnh mà không phải cơ quan báo chí truyền thông nào cũng có điều kiện theo sát và khai thác kịp thời, hiệu quả.

Có rất nhiều cách truyền thông KH-CN sáng tạo và khác nhau mà các nhà báo, cơ quan báo chí, cơ quan truyền thông, cơ sở nghiên cứu và doanh nghiệp thực hiện. Dựa vào những điều mình có, Báo Đại biểu nhân dân đã tập trung thực hiện những nội dung thiết thực góp tiếng nói chung trong truyền thông KH-CN:

Trước hết là sự kết nối, phát hiện bởi những thông tin từ các chuyên gia, các cơ quan nghiên cứu, từ đời sống thực tiễn được chọn lọc, truyền tải đến đại biểu Quốc hội dưới nhiều hình thức từ quá trình soạn thảo, thẩm định, thông qua các dự án luật hay quá trình giám sát thực hiện các dự án luật, công trình quan trọng quốc gia, nhưng dự án về KH-CN.

Thứ hai là thông tin có tính tập trung. Lựa chọn những vấn đề vướng mắc, ý kiến còn khác nhau trong quá trình chuẩn bị các dự án, công trình quan trọng liên quan đến lĩnh vực KH-CN để đối thoại, tọa đàm, cung cấp các giải pháp khác nhau, các tài liệu tham khảo xử lý vấn đề tương tự  để đối chiếu, từ đó góp phần làm rõ thêm các mặt mạnh và hạn chế để đại biểu cân nhắc lựa chọn phương án mình bảo vệ.

Thứ ba là phối hợp thông tin chuyên đề, chuyên sâu với các bộ ngành, địa phương. Đây là một điểm lợi thế mà tờ báo cần phát huy bởi các thông tin chính thống, có chiều sâu, hệ thống về KH-CN được cung cấp từ các cơ quan, cá nhân có uy tín đến đại biểu kịp thời, đúng lúc sẽ có giá trị đích thực trong thảo luận để đưa ra các quyết sách của Quốc hội.

Thứ tư là thông tin về hoạt động giám sát. Theo sát các sự kiện và hoạt động giám sát của các cơ quan của Quốc hội. Đặc biệt là hoạt động giám sát, thẩm định của Ủy ban KH-CN và môi trường. Những thông tin như vậy rất cụ thể sống động và có sức lan tỏa, tạo dự luận xã hội. Những thông tin này  phải có sự đầu tư, chọn lọc và cần được kiểm chứng.

Cuối cùng, xin được chia sẻ những khó khăn trong hoạt động truyền thông KH-CN. Đây không chỉ là lĩnh vực thông tin chuyên sâu, dễ khô khan, hời hợt mà còn là lĩnh vực luôn tràn đầy sức sống lôi cuốn và hấp dẫn. 

KH-CN đòi hỏi nhà báo có tình yêu với nó, tìm hiểu, học hỏi kiến thức, đam mê và dấn thân. Sẽ có nhiều nhà báo bản lĩnh, dũng cảm đột phá mang tới thông tin KH-CN giá trị làm thay đổi cuộc sống. 

Lịch sử phát triển của nhân loại có biết bao tấm gương truyền thông KH-CN từ các nhà khoa học lỗi lạc. Để bảo vệ, truyền bá “Thuyết nhật tâm” làm thay đổi nhận thức xã hội, Galile đã phải đối diện giàn hỏa thiêu.     

 “Dù sao trái đất vẫn quay xung quanh mặt trời”.                    

Nguồn tin: Đại biểu Nhân dân

Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Video  
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner