Bình luận khoa học Thứ sáu, 29/03/2024 , 08:04 pm
Cập nhật : 22/04/2014 , 12:04(GMT +7)
Truyền thông KH&CN: Cần một “nhạc trưởng” tài ba
Triển lãm thành tựu 20 năm hoạt động KH&CN của ĐHThái Nguyên
Trao đổi về ngày KH&CN Việt Nam đầu tiên, sẽ được tổ chức vào ngày 18/5 tới, ông ví truyền thông KH&CN như một dàn nhạc giao hưởng, trong đó Trung tâm truyền thông của Bộ KH&CN phải là một nhạc trưởng tài ba trong dàn nhạc này

Giáo sư, Viện sĩ (GS.VS) Nguyễn Văn Hiệu thuộc thế hệ các nhà khoa học đầu đàn của nền khoa học Việt Nam chia sẻ, để khoa học công nghệ (KH&CN) trở thành quốc sách hàng đầu, thực sự trở thành động lực phát triển kinh tế xã hội, trước tiên phải có những nhà khoa học giỏi nghiên cứu ra những đề tài đáp ứng nhu cầu cuộc sống. Tuy nhiên hiện nay có một tình trạng, nhà khoa học làm ra kết quả không biết ai dùng và người cần thì không biết có kết quả đó. Chính vì vậy rất cần đến người làm công tác trong lĩnh vực truyền thông KH&CN.

Ông cho rằng hoạt động truyền thông KH&CN không chỉ phổ biến, thông tin đến mọi tầng lớp nhân dân mà đặc biệt là đến các nhà lãnh đạo, nhà quản lý các ngành, các cấp, các nhà khoa học, nhà sản xuất và toàn thể những người lao động, những đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về KH&CN, về các chiến lược, kế hoạch phát triển KH&CN của nước nhà. Qua đó giới thiệu với xã hội những thành tựu mới của KH&CN trong và ngoài nước để mọi người biết và sử dụng các kết quả nghiên cứu đó.

Nhưng chỉ có thế, hoạt động truyền thông KH&CN còn có tác dụng động viên khuyến khích mọi người nỗ lực, hăng hái trau dồi kiến thức để kịp thời nắm bắt tình hình phát triển trên thế giới cũng như trong nước, các lĩnh vực KH&CN có liên quan đến lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp của mình, cố gắng học hỏi nâng cao trình độ và ứng dụng vào hoạt động nghiên cứu.

Hoạt động truyền thông KH&CN còn có tác dụng tất lớn đó là tôn vinh, nêu lên những tấm gương của các nhà khoa học, tập thể nhà khoa học kiên trì miệt mài nghiên cứu, đưa khoa học về phục vụ sản xuất đời sống của nhân dân, đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội, qua đó động viên toàn xã hội, nhưng trước hết là động viên giới khoa học nỗ lực hơn nữa cống hiến cho đất nước bằng tài năng, trí tuệ của mình, cũng như khuyến khích lớp trẻ, đặc biệt là những người còn đang ngồi trên ghế nhà trường, đam mê, nỗ lực nghiên cứu khoa học, phấn đấu để trở thành những nhà khoa học tài năng.

GS.VS Nguyễn Văn Hiệu  khẳng định, những năm gần đây hoạt động truyền thông  KH&CN bắt đầu phát triển mạnh mẽ, quy về một mối thống nhất và phát huy tác dụng. Dưới góc độ của một người làm nghiên cứu khoa học ông nhận định, truyền thông KH&CN nên chú ý đến việc phổ biến rộng rãi và tìm ra những hình thức thích hợp để tuyên truyền. Bởi trong vòng hai thập kỷ qua ngành KH&CN đã có một hệ thống các chương trình KH&CN cấp nhà nước, các chương trình KH&CN của cách ngành, địa phương…các kết quả nghiên cứu thu được nhiều và tương đối có giá trị, nhưng đáng buồn là những kết quả nghiên cứu khoa học được đưa vào cuộc sống còn ít, nhiều đề tài nghiên cứu có giá trị làm xong được đánh giá tốt nhưng lại không có “đầu ra”…. Vì vậy truyền thông KH&CN phải là cầu nối tạo điệu kiện để sự trao đổi thông tin nhiều hơn giữa các nhà khoa học và người dân. “Trong những năm gần đây hệ thống thông tin đại chúng, đặc biệt là hệ thống các đài truyền hình trung ương, địa phương cùng các báo đài đều dành khá nhiều trang, thời gian cho nội dung truyền thông KH&CN. Tuy vẫn còn rời rạc lẻ tẻ, nhưng những hoạt động này đã  được quy về một mối, trở thành một hệ thống hoạt động thống nhất ở tầm cỡ quốc gia, và trở thành một bộ phận khăng khít của sự phát triển KH&CN nước nhà”, GS,VS chia sẻ.

Nói về ngày KH&CN Việt Nam (18/5), ông cho biết rất vui và tự hào vì giới khoa học và những người công tác trong lĩnh vực khoa học đã được xã hội ghi nhận và tôn vinh. “Được biết, để kỉ niệm ngày khoa học công nghệ Việt Nam, các cơ quan đoàn thể từ trung ương tới địa phương sẽ phối hợp với Bộ KH&CN và các bộ, ngành khác… giới thiệu với người dân và xã hội những thành tựu mới của khoa học nước ngoài cũng như ở trong nước, tổ chức nhiều diễn đàn khoa học, câu lạc bộ khoa học, mời các nhà khoa học đến trình bày giới thiệu. Bên cạnh đó, các cơ quan thông tin đại chúng cũng có nhiều chương trình giới thiệu về KH&CN. Cũng nhân dịp ngày KH&CN các bộ, ngành, địa phương, các viện nghiên cứu, trường đại học làm công tác khoa học tổ chức trao giải thưởng khoa học cho các cá nhân và tập thể các nhà khoa học có các công trình khoa học xuất sắc, đó là một hình thức tôn vịnh kịp thời những nhà khoa học, tập thể có đóng góp cho xã hội. Tôi tin rằng đây sẽ là ngày KH&CN được toàn xã hội biết đến bởi nó không đơn thuần chỉ là ngày người này đến tặng hoa người kia mà là hoạt động ghi nhớ và tôn vinh thật sự”. GS.VS nói.

Giáo sư, viện sỹ Nguyễn Văn Hiệu (sinh năm 1938) là giáo sư, nhà vật lý, và chính trị gia của Việt Nam. Ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khoá VI, VII, và VIII; Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá V; đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam các khoá IV, V, VI, VII, và VIII; nguyên Viện trưởng Viện Vật lý Việt Nam, Viện Khoa học Vật liệu Việt Nam, và nguyên Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Ông còn là Hiệu trưởng sáng lập Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ông là giáo sư, tiến sĩ khoa học ngành vật lý lý thuyết và vật lý toán học xuất sắc của Việt Nam; là viện sĩ nước ngoài của Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô, viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới thứ 3. (Theo Wikipedia)


Nguồn tin: Báo Đất Việt

Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Video  
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner