Bình luận khoa học Thứ bảy, 11/05/2024 , 04:27 pm
Cập nhật : 28/12/2010 , 10:12(GMT +7)
Thương mại hoá kết quả nghiên cứu: Chất lượng là chìa khoá
Sản phẩm CNC của công ty BK Mech
Đối với sản phẩm khoa học công nghệ (KHCN), con đường đi tốt nhất để thương mại hoá là nâng cao chất lượng sản phẩm bằng cách không ngừng đầu tư cho nghiên cứu và dịch vụ tốt để tạo niềm tin cho khách hàng.

Ứng dụng mạnh nhất những thành quả của nghiên cứu KHCN vào đời sống, thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học đang là trọng tâm của các chính sách kinh tế tại nhiều quốc gia trên thế giới. Ở một số nước như Trung Quốc, Hàn Quốc và Malaysia, tăng trưởng về giao dịch mua bán công nghệ đang diễn ra với tốc độ cao. Đơn cử như giao dịch mua bán công nghệ trên thị trường Trung Quốc trong hơn 20 năm trở lại đây liên tục tăng trưởng trên 2 lần so với tăng trưởng GDP.

Tại Việt Nam, theo đánh giá của các nhà khoa học, khoảng 5 năm trở lại đây, nhà nước ta đã có nhiều chính sách tập trung vào đầu tư cho nghiên cứu khoa học. Để góp phần thúc đẩy thương mại hóa các kết quả nghiên cứu, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 115/2005/NĐ-CP quy định về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập, Nghị định số 80/2007/NĐ-CP về doanh nghiệp KHCN. Các chính sách này đã có những tác động tích cực nhất định đối với việc thúc đẩy thương mại hóa các kết quả nghiên cứu ở nước ta. Một số viện nghiên cứu đã thành công trong chuyển sang hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Bên cạnh đó, việc phát triển thị trường công nghệ cũng thể hiện nỗ lực của Chính phủ nhằm đẩy mạnh quá trình thương mại hoá kết quả nghiên cứu từ các tổ chức và các doanh nghiệp khoa học.
 
Song song với những nỗ lực của Chính phủ, để sản phẩm KHCN có thể thương mại hoá, đảm bảo và duy trì chất lượng là yếu tố sống còn giúp doanh nghiệp làm tốt bài toán thương mại hoá.
 
Kinh nghiệm từ Xí nghiệp Cơ khí Quang Trung – Ninh Bình, một doanh nghiệp đã khá thành công trong việc thương mại hoá sản phẩm KHCN cho thấy, nhiều năm liên tục xí nghiệp vừa nghiên cứu vừa thử nghiệm khẳng định chất lượng hàng nội với khách hàng bằng nhiều phương pháp khác nhau: Thuyết phục khách hàng; chịu trách nhiệm vật chất; chịu trách nhiệm trước pháp luật; thậm chí bán sản phẩm cho khách hàng sử dụng mà chưa cần thanh toán và lắp đặt, sử dụng thiết bị đối chứng với hàng ngoại để khẳng định chất lượng hàng hoá trong nước. Trải qua những năm tháng kiên trì thuyết phục khách hàng và khẳng định sản phẩm của hàng nội với những phương thức bán hàng linh hoạt, nhiệt tình, chu đáo và đảm bảo chất lượng, tiến độ, giá thành rẻ chỉ bằng 30-50% so với hàng ngoại, xí nghiệp đã dần nhận được sự tin dùng của khách hàng trong nước. Hàng năm, xí nghiệp đã cung cấp cho các nhà máy lớn trong cả nước hàng ngàn tấn thiết bị thay thế hàng ngoại nhập. Hiểu rằng chất lượng sản phẩm là sự sống còn của đơn vị, xí nghiệp đã đẩy mạnh xây dựng thương hiệu và hệ thống quản lý chất lượng nhằm đáp ứng mọi yêu cầu cao của khách hàng.
 
Với những sản phẩm thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần dịch vụ CNTT Naiscorp Nguyễn Xuân Tài chia sẻ kinh nghiệm: “Công ty phải có bí quyết công nghệ của mình đồng thời đầu tư phát triển nâng cao công nghệ đó, chứ không bao giờ được dừng lại”.
 
Tuy thị trường KHCN đã bước đầu hình thành và đạt được những thành công bước đầu nhưng không thể phủ nhận rằng việc thương mại hoá sản phẩm KHCN còn rất nhiều khó khăn. PGS.TS. Hoàng Vĩnh Sinh, Trưởng bộ môn Gia công vật liệu và dụng cụ công nghiệp, Viện Cơ khí, Trường ĐHBK Hà Nội, hiện đang là một trong các chủ nhiệm đề tài dự án cấp Nhà nước về máy công cụ CNC,chia sẻ: “Hiện tại các sản phẩm máy công cụ CNC của Việt Nam chế tạo vẫn làm một chiều là đi thuyết phục, giới thiệu sản phẩm của mình tới khách hàng chứ chưa có hướng nào để tiếp cận với khách hàng cụ thể”. Nguyên nhân là do các sản phẩm như BKMech-VMC65, BKMech-VMC110 và BKMech-HSM50 là sản phẩm công nghệ cao đầu tiên được sản xuất thành công tại Việt Nam, chưa có danh tiếng, các DN sản xuất cũng chưa phải là lớn để có sức ảnh hưởng rộng. Bản thân sản phẩm này còn phải đối mặt với sự cạnh tranh ghê gớm với sản phẩm của Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản. Sản phẩm đầu tiên có thể gây được sự chú ý cho khách hàng nhưng để tạo được niềm tin thì cần phải có thời gian. Marketing rầm rộ có thể là cứu cánh cho vấn đề này nhưng nhiều DN, đặc biệt là DN nhỏ thì không có nguồn tài chính cho truyền thông dồi dào. Chính vì vậy bên cạnh việc marketing, PR sản phẩm, giải pháp hiện nay đang kiên trì theo đuổi là đầu tư cho nghiên cứu để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ cho khách hàng làm cho họ hài lòng: dịch vụ bảo hành, sửa chữa, chăm sóc tốt khách hàng và họ sẽ có niềm tin vào mình và sau đó sẽ tin vào sản phẩm của mình. Bởi trên thực tế, khách hàng mua hàng của DN Việt Nam sẽ có ưu thế hơn ở chỗ dễ dàng tìm được đồ thay thế hoặc khắc phục hỏng hóc khi xảy ra sự cố.
 
Theo đó, ông Sinh chia sẻ: “Chúng tôi sẽ đẩy mạnh phát triển về thiết kế và đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu bên cạnh việc làm tốt khâu chăm sóc khách hàng. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, đây là con đường đi đúng đắn nhất và là cách PR sản phẩm tốt nhất cho mình”. Để tạo được niềm tin bắt buộc với khách hàng, các sản phẩm KHCN phải đạt được những tiêu chuẩn nhất định, lúc đó mới có thể nói đến thị trường trong nước và quốc tế. Rất nhiều sản phẩm Việt Nam sau khi đạt chứng chỉ quốc tế đều có thể xuất khẩu được./.
Nguồn tin: VEN

Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Video  
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner