Bình luận khoa học Thứ hai, 29/04/2024 , 03:26 pm
Cập nhật : 29/08/2012 , 14:08(GMT +7)
Quỹ khoa học của Nhật Bản: Tiếp sức giữa đường cho các nghiên cứu
Ở Nhật Bản, nói chung kinh phí chỉ cấp cho những đề tài đã và đang được tiến hành
Kinh phí của Nhật Bản dành cho KH&CN được phân bổ cho các đề án và chương trình KH&CN do nhiều Bộ và cơ quan quản lý. Việc phân bổ này do MOF (Bộ Tài chính) quyết định, dựa trên đánh giá của Hội đồng Chính sách KH&CN (SCTP, là tổ chức cố vấn của Hội đồng Chính phủ) về các đề án và chương trình KH&CN do các Bộ đề xuất.
 

Kinh phí của Nhật Bản dành cho KH&CN được phân bổ cho các đề án và chương trình KH&CN do nhiều Bộ và cơ quan quản lý. Việc phân bổ này do MOF (Bộ Tài chính) quyết định, dựa trên đánh giá của Hội đồng Chính sách KH&CN (SCTP, là tổ chức cố vấn của Hội đồng Chính phủ) về các đề án và chương trình KH&CN do các Bộ đề xuất.

 
Phần lớn kinh phí KH&CN mỗi Bộ nhận từ Nhà nước lại được giao cho một số tổ chức và viện nghiên cứu thực hiện và được quản lý sử dụng thông qua các quỹ khoa học.

Quỹ tài trợ nghiên cứu khoa học


Theo Dự thảo Đề án đổi mới toàn diện và triệt để cơ chế quản lý và chính sách khoa học công nghệ, Bộ KH&CN kiến nghị việc tài trợ kinh phí cho các nhiệm vụ KH&CN sử dụng NSNN sẽ được thực hiện chủ yếu thông qua các quỹ KH&CN, và đó được coi là một đổi mới có tính đột phá nhằm khắc phục những bất cập trong cơ chế và chính sách tài chính KH&CN hiện nay.
Nhưng cho đến nay Bộ Tài chính vẫn muốn duy trì hình thức tài trợ kinh phí nghiên cứu chủ yếu qua hệ thống các cơ quan tài chính, với lý do: Hiện chúng ta đã có Quỹ Phát triển KH&CN quốc gia, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia được thành lập năm 2011 (đến nay vẫn chưa hoạt động vì chưa ban hành được cơ chế hoạt động) và Quỹ KH&CN trong doanh nghiệp, với nhiệm vụ tài trợ, cho vay, bảo lãnh vốn vay và thu hút thêm nguồn lực của xã hội để đầu tư phát triển KH&CN. Tuy vậy trên thực tế Quỹ Phát triển KH&CN quốc gia mới chỉ thực hiện được nhiệm vụ tài trợ vốn chủ yếu từ NSNN, thực chất là đang làm thay nhiệm vụ của NSNN. Còn nguồn lực thu hút của Quỹ KH&CN trong doanh nghiệp rất ít. Do vậy  trước khi tính đến việc thành lập các quỹ phát triển KH&CN mới có nguồn vốn từ NSNN cần xem xét lại hiệu quả của các quỹ KH&CN hiện có, sớm đưa Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia vào hoạt động. Và dường như đã bỏ qua một số sự thật là:
- Viện tài trợ nghiên cứu từ NSNN qua hệ thống tài chính là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng các đề tài, dự án nghiên cứu chậm triển khai.

- Sau gần 3 năm hoạt động, Quỹ Phát triển KH&CN quốc gia đã góp phần rất quan trọng tạo ra bước nhảy vọt trong chất lượng nghiên cứu cơ bản, được các nhà khoa học coi đó là một ngôi nhà chung của mình.

- Quỹ KH&CN trong doanh nghiệp hiệu quả thấp do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là Bộ Tài chính không muốn nâng mức trích lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp để đầu tư cho đổi mới công nghệ lên trên 10%; đồng thời không có quy định sàn trích nộp không được dưới 5% theo kiến nghị của Bộ KH&CN; ngoài ra không ít doanh nghiệp than phiền tiền mình bỏ ra để lập quỹ nhưng khi cần chi tiêu cho việc đổi mới công nghệ thì vướng mắc rất nhiều thủ tục khiến họ chẳng mấy mặn mà với việc gây quỹ.

Cơ chế hoạt động của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Bộ KH&CN đã nhiều lần xin ý kiến Bộ Tài chính và một số các cơ quan liên quan nhưng đến nay vẫn chưa nhận được phản hồi.

Tại một số cuộc hội thảo gần đây do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ KH&CN tổ chức để chuẩn bị nội dung cho Hội nghị Trung ương sắp tới bàn về KH&CN, hầu hết các ý kiến đều cho rằng: cho đến nay chúng ta mới đề cập đến việc tài trợ kinh phí nghiên cứu qua các quỹ KH&CN là quá chậm, vì đó là cách làm tiên tiến, có nhiều ưu điểm, các nước có nền KH&CN phát triển và ngay cả những nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Malaysia…đã thực hiện từ nhiều năm nay.

Để góp phần vào nhận thức về sự cần thiết của việc tài trợ nghiên cứu qua các quỹ KH, chuyên đề về quỹ KH&CN ở số báo này, xin giới thiệu mô hình quỹ KH&CN của một số nước và ý kiến của một số nhà khoa học về vấn đề này.
Q
uỹ tài trợ nghiên cứu khoa học thường chiếm tới trên 90% kinh phí nước Nhật dành cho khoa học. Và chủ yếu dành cho các đề tài khoa học cơ bản thực hiện bởi các cá nhân hoặc những nhóm nghiên cứu ở các đại học hoặc các viện nghiên cứu, hướng đến sản phẩm chủ yếu là các bài báo công bố trên các tạp chí khoa học.

Quỹ tài trợ nghiên cứu khoa học do cơ quan phát triển KH&CN Nhật Bản (JSPS) và Bộ giáo dục, KH&CN, văn hóa, thể thao (MEXT) là hai cơ quan tổ chức và quản lý phần kinh phí KH&CN liên quan đến đông đảo người làm nghiên cứu ở Nhật Bản.

Quỹ JSPS là một tổ chức hành chính độc lập thành lập năm 1932, theo luật Nhà nước hoạt động cho các tiến bộ trong mọi lĩnh vực của khoa học tự nhiên, xã hội và nhân văn. Quỹ do JSPS quản lý gồm: quỹ cho các chương trình nghiên cứu khoa học với kinh phí cỡ vừa và nhỏ (dưới 1 triệu USD) dành cho cá nhân hoặc nhóm nhỏ các nhà khoa học ở đại học hoặc viện nghiên cứu; Quỹ khuyến khích nghiên cứu khoa học dành cho cá nhân các giáo viên phổ thông từ cấp tiểu học hoặc cho mọi công dân với thời gian 1 năm, kinh phí dưới 3 nghìn USD.

Quỹ do MEXT quản lý gồm các chương trình, trong đó có các chương trình kinh phí lớn, quãng từ 1 triệu USD trở lên cho mỗi đề tài mỗi năm:

Nghiên cứu trong các lĩnh vực ưu tiên: Là các lĩnh vực đặc biệt có thể tạo ra những hướng cơ bản và mới của khoa học hoặc đóng góp cho kinh tế và xã hội Nhật Bản, thời gian 3-6 năm với kinh phí từ 200 nghìn đến 6 triệu USD/đề tài.

Quỹ tài trợ cho nhà khoa học trẻ: Cho người dưới 37 tuổi, thời gian 2-3 năm, gồm loại A với kinh phí từ 5 đến 300 nghìn USD/đề tài và loại B với kinh phí dưới 5 nghìn USD/đề tài.
Nghiên cứu thử nghiệm: Các nghiên cứu dựa trên ý tưởng khởi đầu của sự phát triển một đề tài hoặc một hướng nghiên cứu, thời gian 3 năm trở lại với kinh phí dưới 50 nghìn USD/đề tài.

Quỹ tài trợ cho các mục tiêu đặc biệt: Các đề tài nghiên cứu quan trọng hoặc đột xuất.

Các đề tài được cấp kinh phí bởi Quỹ tài trợ nghiên cứu khoa học thường được đề xuất và thực hiện bởi những nhóm người làm việc ở nhiều đại học hay viện nghiên cứu khác nhau trên cả nước nhưng cùng theo đuổi một mục tiêu trong một lĩnh vực khoa học. Mỗi đề tài nhỏ và vừa thường gồm vài ba thành viên, và các đề tài lớn về các lĩnh vực ưu tiên thường gồm quãng vài chục thành viên.

Tổ chức và quản lý của quỹ khoa học

Quá trình tổ chức và quản lý các đề tài nghiên cứu ở Nhật, cũng như ở nhiều nước châu Âu, Mỹ, Úc  và Việt Nam, bao gồm ba bước chính: viết và nộp đề cương, tuyển chọn, và quản lý tiến trình.

Quy định đề cương nghiên cứu

Việc đăng ký, nộp đề cương và tuyển chọn đề tài của Quỹ tài trợ nghiên cứu khoa học được tiến hành hằng năm. Đề cương được nộp vào tháng 10, tuyển chọn trong vòng 6 tháng, và kết quả được công bố vào cuối tháng 4 năm sau, ngay sau khi bắt đầu năm tài chính và năm học mới (và kinh phí hằng năm được chuyển đến trong tháng 6).

Hồ sơ và hướng dẫn đăng ký có trên trang Web của MEXT và JSPS để cho mọi cá nhân và nhóm nghiên cứu có thể dễ dàng lấy về chuẩn bị. Các đại học thường thu đề cương quãng hai tuần trước hạn nộp JSPS, có bộ phận chuyên trách kiểm tra phát hiện những sai sót so với quy định để giúp hoàn chỉnh đề cương. Sau đó, các đại học sẽ nộp các đề cương lên MEXT hoặc JSPS. Gần đây, các đề cương nghiên cứu sau khi hoàn chỉnh được nộp trực tiếp bởi nhà khoa học qua trang Web của MEXT hoặc JSPS. Việc này tăng tốc độ, sự tiện lợi và tiết kiệm công sức, tiền bạc để in và gửi bưu điện một số rất lớn tài liệu tới cơ quan quản lý và rồi từ cơ quan quản lý đến các thành viên của ủy ban xét tuyển.

Tuyển chọn đề cương


Để thực hiện việc tuyển chọn, Quỹ tài trợ nghiên cứu khoa học JSPS có ủy ban xét duyệt gồm khoảng 4700 người được giới thiệu từ các lĩnh vực khoa học.


Việc xét tuyển được tiến hành qua 2 vòng. Vòng một mỗi đề cương đăng ký được đánh giá độc lập bởi từ ba đến sáu phản biện. Vòng hai, các đề cương được chọn sau vòng một sẽ được đánh giá ở các cuộc họp của các nhóm nhỏ gồm từ vài đến hai mươi phản biện. Đối với các loại đề tài lớn như các COE hay đề tài trong lĩnh vực ưu tiên, nếu qua được vòng một người viết đề tài phải đến trình bày trực tiếp và trả lời các câu hỏi của một hội đồng ở vòng hai. Điều đáng chú ý và có thể khác với ở Việt Nam là thời gian trình bày và hỏi luôn được cố định, buộc người nói phải chuẩn bị kỹ để thuyết phục được hội đồng. Thông thường gần một nửa số hồ sơ qua được vòng một và gần một nửa của số này được chọn sau vòng hai.

Các tiêu chuẩn chính để tuyển chọn đề tài luôn được công bố rõ ràng: mục tiêu, nội dung và kế hoạch nghiên cứu rõ ràng; phương pháp nghiên cứu chứng tỏ được tính khả thi; và người làm có kết quả nghiên cứu tốt trong những năm ngay trước khi viết đề cương. Các đề cương phải nêu rõ danh sách các bài báo tạp chí và hội nghị đã công bố từng năm trong 5 năm cuối của từng thành viên, để người thẩm định thấy rõ trong từng năm đó mỗi người đã làm nghiên cứu và thu được kết quả gì, công bố ở đâu. Điều quan trọng và đáng chú ý nhất, là nói chung kinh phí chỉ cấp cho những đề tài dựa vào các công việc đã và đang được tiến hành, đã đi được một phần của con đường và kinh phí được cấp để giúp đi tiếp. Do vậy, kết quả nghiên cứu trong 5 năm cuối của các thành viên đóng vai trò rất quyết định trong việc tuyển chọn đề tài. Việc đòi hỏi kết quả 5 năm cuối sẽ tránh được các trường hợp chỉ làm nghiên cứu trong quá khứ xa xưa (những người này có thể viết các loại đề tài thử nghiệm). Ngoài ra, các thành viên chính của đề tài phải nêu rõ xưa nay đã làm các đề tài nào, nhận bao nhiêu tiền và kết quả được đánh giá ra sao.

Báo cáo và đánh giá kết quả

Việc báo cáo của các đề tài nghiên cứu cơ bản khá đơn giản. Cuối mỗi năm tài chính, các đề tài nộp báo cáo nêu rõ các kết quả đạt được, chủ yếu là danh sách các bài báo đã được công bố và các bằng sáng chế, được khai báo theo những mẫu chặt chẽ để có thể dễ dàng đánh giá giá trị. Vào năm cuối đề tài sẽ có báo cáo tổng kết toàn bộ hoạt động và kết quả. Với mỗi đề tài lớn, sau hai năm đầu thực hiện đều có kiểm tra, có trình bày báo cáo trước một hội đồng và được xếp hạng. Tùy theo đánh giá đề tài có thể bị giảm hoặc tăng kinh phí, hoặc bị ngừng hẳn.

Minh bạch trong quản lý, điều hành và thực hiện các đề tài KH&CN

Trong những năm gần đây, cả METI và MEXT đều nhấn mạnh đến việc công khai hóa toàn bộ kinh phí cũng như việc điều hành, quản lý các đề tài nghiên cứu, nhất là công khai toàn bộ các kết quả nghiên cứu (chủ yếu bằng tiếng Nhật) trên các trang Web của mình. Ý nghĩa sâu xa của việc này là họ cho rằng tiền nghiên cứu lấy từ thuế của nhân dân, nên kết quả cũng phải trả về cho nhân dân bằng cách công bố công khai chứ không bí mật như trước đây. Vì vậy những ai cần đọc chi tiết các kết quả đều có thể trực tiếp tải xuống với sự đồng ý của người quản lý.

Ở Nhật, kinh phí đề tài, dù lớn hay nhỏ, đều không được dùng như một loại thu nhập thêm cho bất kỳ ai. Những khoản chi tiêu chính gồm có thiết bị, tham gia hội nghị, hợp tác khoa học, hỗ trợ sinh viên, và một phần nhỏ cho chi khác. Tất cả kinh phí đều được sử dụng qua hệ thống tài vụ và người làm không bao giờ động đến tiền mặt. Bộ phận tài vụ của mỗi cơ sở đảm bảo việc chi tiêu theo đúng quy định. Đặc điểm chính là kinh phí đề tài luôn minh bạch. Người thực hiện đề tài và người quản lý luôn có thể theo dõi tình hình tài chính của đề tài trong cơ sở dữ liệu qua truy nhập mạng. Cơ quan quản lý được nhận chừng 15% tổng kinh phí đề tài, chi cho nhà cửa, điện nước, liên lạc, công tác quản lý…

***

Một trong những cách làm tốt những việc phức tạp là cố gắng hiểu thật kỹ xem thiên hạ đã làm việc ta muốn làm ra sao, và từ hoàn cảnh cụ thể của mình để định ra đường đi. Chính sách khoa học-công nghệ và việc quản lý kinh phí các đề tài nghiên cứu ở Việt Nam thông qua các quỹ khoa học đã có và sắp hình thành chắc chắn cũng cần làm như vậy. 

 

 

Nguồn tin: Tia sáng

Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Video  
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner