Bình luận khoa học Thứ sáu, 19/04/2024 , 07:20 am
Cập nhật : 04/04/2014 , 14:04(GMT +7)
Nên đầu tư vào khởi nghiệp công nghệ thay vì gửi kiều hối
Những thống kê mới đây cho thấy, người Việt Nam sống tại nước ngoài thường có xu hướng gửi về gia đình một lượng lớn kiều hối, nếu số tiền này được đầu tư cho những công ty khởi nghiệp, hiệu quả mang lại có thể sẽ rất lớn.

Cụ thể trong năm 2013, người Việt sinh sống tại nước ngoài đã gửi về nước một lượng kiều hối ước tính khoảng 11 tỷ USD, trong khi đó, GDP năm 2013 của Việt Nam là 170 tỷ USD. Có thể thấy, lượng kiều hối chiếm tỷ lệ xấp xỉ 6 % tổng GDP. Hơn nữa, tăng trưởng GDP hàng năm của Việt Nam đạt 5%, do vậy con số 11 tỷ USD kiều hối sẽ tiếp tục tăng năm sau cao hơn năm trước.

Theo ước tính, chỉ một lượng nhỏ số kiều hối đầu tư vào các khởi nghiệp tại Việt Nam. Hiện tại, nước ta có khoảng 3600 doanh nghiệp thuộc sở hữu của Việt kiều với số vốn khoảng 8,6 tỷ USD. Cũng theo nghiên cứu, tổng thu nhập hàng năm của Việt kiều lên tới 50 tỷ USD, rõ ràng đây là con số rất lớn so với 8,6 tỷ USD đầu tư vào các khởi nghiệp tại nước nhà.

Người Việt có vai trò không hề nhỏ tại Thung lũng Silicon

Đây là nhận đính chính xác, không chỉ vì vấn đề tiền bạc mà còn là vấn đề về chất xám. Rõ ràng, cộng đồng người Việt ở nước ngoài đã thực hiện tốt công việc của mình. Hiện tại, 13% các kỹ sư châu Á ở thung lũng Silicon là người Việt Nam và số kỹ sư châu Á chiếm 11 % tổng số kỹ sư tại Thung lũng Silicon . Mặc dù con số đó chưa phải là nhiều so với số lượng kỹ sư của Trung Quốc và Ấn Độ nhưng điều này có tác động trở lại rất lớn đến hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ tại Việt Nam.

Sau đây là một vài ví dụ: Trung Dũng - đồng sáng lập của OnDisplay đã bán công ty của mình với giá gần 2 tỷ USD. Sau khi thành công tại Hoa Kỳ, anh đã trở lại Việt Nam để bắt đầu Mobivi. Đó là một giải pháp khắc phục những hạn chế của ngành công nghiệp thanh toán di động .

Trung Dũng không phải là người Việt Nam duy nhất có được thành công tại thung lũng Silicon. Chỉ mới vài tuần trước, Klout đã được mua lại với giá hơn 200 triệu USD, đồng sáng lập dự án này là Bình Trần. Ngoài ra còn có Sonny Vũ - nhà sáng lập Misfit Wearables, công ty này đã cho thấy khởi nghiệp viên có thể điều hành một nhóm ở hai nước khác nhau cùng một lúc, vừa tận dụng lao động ở quê hương vừa tận dụng các mỗi quan hệ ỏ Thung lũng Silicon tại Mỹ.

Ngoài ra, người Việt còn đóng góp công sức rất lớn vào thành công một số công ty tại Silicon như: Katango, Color, Sparrow, HealthyOut, TastyLabs, Path, FoodGawker, Munchery , và Beautylish. Trong đó, cả Katango và Sparrow đều được mua lại bởi Google.

Qua những dẫn chứng trên, có thể thấy được rằng nếu được tương tác với bên ngoài nhiều hơn, khởi nghiệp tại Việt Nam hoàn toàn có cơ hội thành công.

Động lực nào để Việt kiều đầu tư về quê nhà

Về vấn đề con người, hiện nay các kỹ sư tại Việt Nam đã có được những trình độ và khả năng nhất định, thậm chí không thua kém so với khu vực. Hơn nữa, ngành công nghiệp phần mềm của Việt Nam có giá trị ước tính trên 2 tỷ USD năm 2012. Nước ta hiện nay cũng có một số những công ty phần mềm lớn như FPT Software và dân số thuộc tầng lớp trung lưu đang tăng lên mạnh mẽ ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

Đây là những điều kiện cơ bản, làm nền để những khởi nghiệp có cơ hội phát triển và vươn ra khu vực Đông Nam Á. Thị trường này hiện nay chứng kiến sự phát triển vượt bậc của Singapore và Thái Lan, Indonesia và Philippines thì gặp phải những vấn đề về hạ tầng. Còn Việt Nam, tuy chưa thể đạt đến tầm như Singapore nhưng chí ít cũng có đủ điều kiện cần thiết để mang lại thành công cho một khởi nghiệp công nghệ. Hơn nữa, nếu đầu tư vào Việt Nam, Việt kiều sẽ không gặp nhiều khó khăn trong việc thích ứng với thói quen của đại đa số người dân.

Sẽ gặp rào cản pháp lý nhưng có thể khắc phục được

Tất nhiên sẽ có nhiều rào cản pháp lý khi Việt kiều đầu tư về nước nhà. Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề không thể khắc phục, có thể kể đến Trung Dũng, người đã thành công với doanh nghiệp của mình tại Việt Nam như đã nêu bên trên. Bên cạnh đó, có những quỹ đầu tư như OneCapitalWay được điều hành chủ yếu từ những Việt kiều tại thung lũng Silicon. Thậm chí, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tài trợ một dự án với tên gọi Silicon Valley Project để đầu tư vào những công ty và khởi nghiệp công nghệ cao. Mọi nguồn lực đã sẵn có, vậy đây chính là thời điểm thích hợp để những người Việt tại nước ngoài có thể đầu tư vào công nghệ tại Việt Nam.

Nguồn tin: ICTnews

Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Video  
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner