Bình luận khoa học Thứ bảy, 27/04/2024 , 08:49 am
Cập nhật : 22/03/2013 , 08:03(GMT +7)
Hậu quả khi biến khoa học thành “một doanh nghiệp lớn”
Nhà khoa học phải chịu hoàn toàn lỗi trong gian lận nghiên cứu?
Brian Martinson, nhà xã hội học trực tiếp thực hiện cuộc khảo sát đầu tiên ở quy mô lớn về những hành vi sai trái trong khoa học năm 2005 của Tổ chức HealthPartners Research Foundation cho biết, những giả mạo trong nghiên cứu do khoa học hiện nay đã có sự thay đổi lớn trong khả năng cạnh tranh dành tài trợ và áp lực thương mại hóa sản phẩm của các nhà khoa học.

Việc biến khoa học thành “một doanh nghiệp lớn” đã không lường trước được một số quy tắc trong khoa học không phù hợp với mô hình này.

Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, Đại học New South Wales (Úc), trong tháng 2/2013, có bài phân tích về chủ đề này đăng tải trên vnmed.net cho thấy, khoa học hiện đại hiện đang chịu sự chi phối bởi ‘hai thế lực đứng đằng sau’ là chính phủ và các công ty kĩ nghệ lớn. Cả hai cung cấp kinh phí cho hầu hết các công trình nghiên cứu khoa học và là nguồn nuôi sống các nhà khoa học.

Đáng lưu ý hiện có gần 80% các nghiên cứu lâm sàng y học do các công ty dược tài trợ. Phần lớn các nghiên cứu khoa học tiến hành trong bộ đôi quyền lực này lại có các tiêu chuẩn khoa học bị thay đổi liên tục, nhiều khi không theo những nguyên tắc ‘khoa học’ mà chỉ thích nghi với môi trường thực tế.

Đồng quan điểm, Giáo sư Ferric Fang tại Khoa Y học, Đại học Washington cũng cho rằng, mức độ tài trợ cho khoa học ngày nay không đủ đã tạo ra một cuộc cạnh tranh cao. Nếu phát triển được nguồn lực tốt hỗ trợ các đơn vị khoa học thì sẽ không chỉ làm giảm các hành vi sai trái mà còn cải thiện cuộc sống của tất cả các nhà khoa học và cho phép họ dành nhiều thời gian vào giải quyết các vấn đề nghiên cứu thay vì việc phải xoay sở tìm các quỹ tài trợ.

Số kinh phí tài trợ hạn hẹp, cộng với cuộc sống mưu sinh, duy trì nghề nghiệp của nhà khoa học, lại cộng thêm những khiếm khuyết trong hệ thống bình duyệt đề tài nghiên cứu và bài báo khoa học.

Ở không ít nước, muốn nhận được tài trợ thì các nhà khoa học phải công bố được các công trình khoa học, cụ thể là các bài báo trên những tạp chí uy tín như Nature chẳng hạn.

Áp lực bài báo và kinh phí tài trợ sẽ khiến các tác giả dễ theo xu hướng chứng minh tính khả thi của giả thuyết đưa ra, thậm chí ngay cả khi có những bất ổn thực tế trong nghiên cứu. Theo một thống kê ước tính từ năm 1990 đến năm 2007, số báo cáo khoa học hỗ trợ giả thuyết nghiên cứu tăng cao lên đến 22%.

Khâu đánh giá đề tài để tài trợ cũng tồn tại sự không công bằng. Trong khi một bộ phận người làm khoa học trở nên giàu hơn thì phần còn lại không nhận được gì. Cứ cho là vậy thì vẫn còn khâu kiểm tra, bình duyệt các bài báo khoa học trước khi được đăng tải trên các tập san khoa học chuyên môn nữa.

Nhưng, cơ chế kiểm duyệt cũng tồn tại không ít khiếm khuyết. Hội đồng biên tập phải có chuyên môn sâu, mất nhiều thời gian để kiểm duyệt trong khi lại ít ưu đãi cho người biên tập.

Ngoài ra, hội đồng không phải ai cũng có trách nhiệm làm việc này, thậm chí còn có sự liên kết ‘ngầm’ trong xuất bản bài báo khoa học.

Đặc biệt, sự xuất hiện hàng loạt các tạp chí giả, hiện tượng mua bán bài báo, đứng tên để được nổi tiếng, thiếu cơ chế bảo vệ cho người tố giác những sai phạm…đã góp phần làm tăng sự dối trá trong khoa học.

Nếu sự suy đồi đạo đức trong nghiên cứu là trách nhiệm của nhà khoa học thì có thể nói hệ thống chính sách, bình duyệt trong khoa học cũng góp phần không nhỏ dẫn đến những sai trái đang diễn ra tràn lan hiện nay trong khoa học.

Quá trình vực lại niềm tin cho công chúng đối với khoa học đòi hỏi sự cải tổ của cả hai chiều cạnh: nhà khoa học và cơ chế.

Nguồn tin: Báo Đất Việt

Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Video  
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner