KH&CN địa phương Thứ sáu, 26/04/2024 , 07:26 am
Cập nhật : 27/11/2015 , 22:11(GMT +7)
Hà Nam: Ứng dụng công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường tại các nhà máy xi măng
Thành công của đề tài sẽ góp phần bảo vệ môi trường quanh nhà máy xi măng (Ảnh: internet)
Trong những năm gần đây, tỉnh Hà Nam có nhiều nhà máy sản xuất xi măng hoạt động, gây hiện tượng ô nhiễm môi trường. Để giải quyết tình trạng này Sở KH&CN Hà Nam đã phối hợp với trường Đại học Công nghiệp Hà Nội triển khai đề tài “Nghiên cứu, chế tạo thiết bị đo, kiểm tra chất lượng môi trường không khí tại khu vực lân cận các nhà máy sản xuất xi măng trên địa bàn tỉnh Hà Nam”, đề tài được triển khai trong thời gian qua.

Giải quyết bài toán môi trường

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hà Nam có tới 8 nhà máy xi măng hoạt động và nhiều cơ sở, doanh nghiệp khai thác chế biến các sản phẩm từ đá, tập trung chủ yếu ở huyện Thanh Liêm và Kim Bảng.

Các hoạt động này gây ô nhiễm môi trường không khí trong nhiều năm nay, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân sống xung các nhà máy. Trước thực trạng này, yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với các cơ quan quản lý Hà Nam là phải tiến hành đánh giá mức độ ô nhiễm bụi cũng như các chất khí gây ô nhiễm sinh ra trong quá trình sản xuất như SO2, NOx, CO,…

Tuy nhiên, trên thực tế tại Việt Nam hầu như đang phải nhập khẩu hoàn toàn công nghệ này từ nước ngoài với giá rất cao, trong khi ở Việt Nam chưa có đơn vị hay doanh nghiệp nào nghiên cứu thành công thiết bị này.

Chính vì giá thành nhập khẩu cao nên ít có địa phương đủ điều kiện kinh tế để trang bị. Theo PGS.TS Trần Duy Qúy thì ở Việt Nam hiện nay đang có hai loại hình công nghệ sản xuất xi măng, đó là phương pháp bán khô bằng lò đứng và phương pháp khô bằng lò quay. Phương pháp bán khô bằng lò đứng là loại hình công nghệ lạc hậu, hiện chỉ còn được sử dụng và Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam. Phương pháp khô bằng lò quay, theo nguyên lý là phương pháp công nghệ tiên tiến hiện nay. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mức độ đầu tư thiết bị, trình độ công nghệ thực tế có sự khác nhau. Các dây chuyền xi măng lò quay đang được vận hành ở nước ta hiện nay được đầu tư với trình độ công nghệ đan xen tùy thuộc vào quy mô công suất và mức độ đầu tư thiết bị của từng nhà máy.

Để giải quyết tình trạng này, chủ động trong việc xử lý ô nhiễm UBND tỉnh Hà Nam đã giao cho trường Đại học Công nghiệp Hà nội phối hợp với Sở KH&CN Hà Nam triển khai đề tài “Nghiên cứu, chế tạo thiết bị đo, kiểm tra chất lượng môi trường không khí tại khu vực lân cận các nhà máy sản xuất xi măng trên địa bàn tỉnh Hà Nam”. Đề tài do PGS. TS Trần Đức Qúy, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội làm chủ nhiệm. Hướng nghiên cứu cũng đáp ứng được tinh thần Quyết định 1663 của UBND tỉnh Hà Nam về quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030, trong đó có mục tiêu đến năm 2020 100% cơ sở sản xuất xi măng và chế biến khoáng sản phải trang bị và hoạt động thường xuyên hệ thống giảm thiểu ô nhiễm môi trường khí.

Đề tài được triển khai với một số mục tiêu chính như  nghiên cứu công nghệ và các thiết bị đo nồng độ bụi lơ lửng và nồng độ khí SO2, NOx, CO; Thiết kế và chế tạo hệ thống thiết bị đo nồng độ các khí SO2, NOx, CO phục vụ đánh giá chất lượng môi trường không khí các vùng lân cận nhà máy xi măng tại Hà Nam.

Bà Nguyễn Thị Lan cho biết, sau khi đề tài được phê duyệt, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát, điều tra, thu thập số liệu cả trong và ngoài nước về công nghệ.

Ban đầu, nhóm nghiên cứu các máy đang được sử dụng ở Việt Nam thì mỗi máy chỉ đo được một loại khí nên nhóm nghiên cứu đã xây dựng kế hoạch chế tạo 3 thiết bị đo 3 loại khí khác nhau SO2, NOx, vaø CO. Tuy nhiên,trong quá trình nghiên cứu nhóm tác giả đã nhận thấy có thể tích hợp 3 trong 1 thiết bị này. Việc này sẽ giúp thiết bị đo được nhiều loại khí khác nhau mà dễ sử dụng và bảo trì, thiết kiệm chi phí.

Khả năng chuyển giao lớn

Sau hai năm triển khai nghiên cứu “Nghiên cứu, chế tạo thiết bị đo, kiểm tra chất lượng môi trường không khí tại khu vực lân cận các nhà máy sản xuất xi măng trên địa bàn tỉnh Hà Nam” nhóm nghiên cứu đã chế tạo thành công 01 thiết bị lấy bụi tổng (TSP) ký hiệu ĐBHN – 01 và 01 thiết bị đo khí độc ký hiệu ĐKHN – 01 đo được 3 loại khí như SO2, NOx, CO.

Nhóm nghiên cứu cũng đã xây dựng thành công các phần mềm điều khiển cho từng thiết bị. Các kết quả khảo sát thực nghiệm cho thấy hoạt động ổn định, đúng thiết kế. Các thiết bị này đã được đánh giá, kiểm định bởi Tổng cục môi trường và Viện Đo lường về độ chính xác và khả năng làm việc.

Việc triển khai thành công đề tài đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ nghiên cứu của tỉnh. Qua đó, giúp đẩy mạnh hoạt động hợp tác nghiên cứu giữa các nhà khoa học với các nhà quản lý nhằm đưa nhanh tiến bộ KH&CN vào sản xuất trên tại địa phương.

Thành công của đề tài cũng đã mở ra khả năng nghiên cứu, thiết kế và chế tạo ở trong nước, thiết bị này có khẳ năng thương mại hóa lớn.

Ông Vũ Đại Thắng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Công nghệ tỉnh Hà Nam nhận định, các thiết bị chế tạo sẽ được sử dụng trong việc khảo sát, đánh giá mức độ ô nhiễm bui và 3 loại khí độc tại các vùng lân cận các nhà máy xi măng tại tỉnh Hà Nam. Kết quả nghiên cứu này sẽ giúp cơ quan quản lý đánh giá được mức độ ô nhiễm, xác định rõ nguyên nhân gây ra để có phương pháp xử lý phù hợp.

Đặc biệt, đề tài sử dụng nguyên liệu máy móc thiết bị và công nghệ trong nước để chế tạo các chi tiết, kết cấu cảu các thiết bị nên giá thành thấp hơn nhiều so với thiết bị nhập ngoại. Hơn nữa, việc các thiết bị chế tạo trong nước sẽ dễ dàng trong việc sửa chữa, bảo hành và giảm các chi phí liên quan, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Như vậy, sau hai năm triển khai, đề tài đã hoàn thành các nội dung nghiên cứu với các kết quả tốt. Tuy nhiên, việc chế tạo các thiết bị đo, kiểm là một lĩnh vực khó vì vậy nhóm nghiên cứu rất mong nhận được sự đầu tư kinh phí của các cơ quan chức năng để sản phẩm được hoàn thiện và thương mại hóa trong nước.

Thành công của đề tài cũng mở ra khả năng Việt Nam có thể hoàn toàn làm chủ Ông Vũ Đại Thắng ghi nhận và đánh giá cao kết quả của đề tài và cho rằng đề tài có tính cấp thiết phù hợp với thực tiễn của tỉnh Hà Nam – nơi tập trung nhiều nhà máy xi măng, khai thác đá lớn. Đề tài có khả năng nhân rộng không chỉ đo nồng độ bụi tại các nhà máy xi măng mà còn có thể đo bụi tại các doanh nghiệp khai thác khoáng sản khác như: đá, vôi... Thành công của đề tài sẽ giúp cho môi trường khu vực lân cận các nhà máy sản xuất xi măng được kiểm soát tốt hơn, sức khỏe người dân được đảm bảo.

Các kết quả nghiên cứu và sản phẩm khoa học của đề tài đã được chuyển giao trực tiếp cho Sở KH&CN tỉnh Hà Nam cùng với các hướng dẫn về cách thức sử dụng các kết quả nghiên cứu, sản phẩm khoa học của đề  tài, PGS.TS. Trần Đức Qúy chia sẻ.

Trong thời gian tới, nhóm nghiên cứu sẽ, tính toán chi tiết các thiết bị, máy móc tiếp tục hoàn thiện để có thể chuyển giao công nghệ đến các địa phương khác.

Hoàng Anh



Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Video  
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner