Bình luận khoa học Chủ nhật, 28/04/2024 , 04:22 am
Cập nhật : 09/08/2012 , 09:08(GMT +7)
Công nghiệp vi mạch: Nền tảng phát triển công nghệ cao
Việt Nam đang ưu tiên phát triển công nghệ cao ở 4 ngành công nghệ vi mạch, thông tin, tự động hóa và sinh học. Trong đó, ngành công nghiệp thiết kế vi mạch được ưu tiên số 1.

Tại châu Á, Nhật Bản là quốc gia tiên phong trong lĩnh vực này. Công nghiệp vi mạch Nhật Bản có quy mô lớn, mỗi năm đóng góp hàng chục tỷ USD vào GDP. Nhiều nước làm theo khuôn mẫu của Nhật Bản và đã thành công, đơn cử như Hàn Quốc. Hiện nước này đã trở thành một trong số ít các nước hàng đầu về công nghiệp vi mạch.

 

 

Việt Nam được đánh giá là có nhiều tiềm năng để phát triển ngành công nghiệp vi mạch. Trước hết, phải kể đến nguồn nhân lực khá dồi dào (khoảng 7.000 người), bao gồm nghiên cứu sinh, chuyên gia đang nghiên cứu, làm việc tại một số nước có nền công nghệ vi mạch phát triển như: Nhật Bản, Hoa Kỳ. Trong số đó, không ít người đã và đang mong muốn trở về Việt Nam làm việc. Ngoài ra, nhờ chính sách khuyến khích của nhà nước, phong trào nghiên cứu vi mạch gần đây tại các trường, viện đã phát triển mạnh mẽ. Một số nghiên cứu từ các trường đã hướng đến phát triển lõi IP có độ phức tạp từ thấp đến cao, đánh dấu những nỗ lực ban đầu của đội ngũ nghiên cứu khoa học Việt Nam.

 

 

 

 

Dù có nhiều tiềm năng cũng như nhu cầu tiêu thụ sản phẩm vi mạch lớn (khoảng 1,9 tỷ USD năm 2012) nhưng ngành công nghiệp này của nước ta mới đang ở giai đoạn khởi đầu. Ông Ngô Đức Hoàng - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đào tạo thiết kế vi mạch (ICDREC) - cho biết, Việt Nam chưa chế tạo được chip, mà mới chỉ dừng lại ở việc thiết kế rồi đưa ra nước ngoài chế tạo. Gần đây nhất, sự kiện Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo thiết kế vi mạch TP.Hồ Chí Minh được giao thực hiện dự án của Bộ Khoa học - Công nghệ trị giá 145 tỷ đồng để thiết kế và chế tạo chip, thẻ, đầu đọc được coi là khởi động ấn tượng của ngành công nghiệp vi mạch. 

 

 

 

 

Nguyên nhân của sự chậm trễ này là do nhà nước chưa có chính sách hợp lý. Nguồn nhân lực tiềm năng phần lớn đang học tập, làm việc ở nước ngoài. Thêm nữa, đây là ngành công nghiệp đòi hỏi công nghệ cao, trong khi đó, việc tiếp cận với công nghệ nước ngoài không dễ. Đặc biệt, đầu tư dự án sản xuất, số vốn ít nhất phải vài chục triệu USD, nhiều thì lên đến hàng tỷ USD. Các DN, đơn vị KH-CN, dù nhận thức được lợi ích ngành công nghiệp này nhưng cũng phải lắc đầu do thiếu vốn.

 

 

 

 

Để phát triển công nghiệp vi mạch phù hợp với điều kiện kinh tế nước nhà,  theo ông Ngô Đức Hoàng, bên cạnh việc hoạch định chiến lược phù hợp cần có những chính sách cụ thể về nhân lực, nguồn vốn, công nghệ và chiến lược sản xuất. Cụ thể: Hợp tác với các đối tác nước ngoài về nguồn vốn và công nghệ, tận dụng, tổng hợp nhiều nguồn lực cho phát triển; đầu tư cho nghiên cứu, phát triển công nghệ và chương trình đào tạo; phối hợp chặt chẽ giữa các trung tâm phát triển vi mạch với trường đại học trong nước nhằm tạo ra nguồn nhân lực chuyên nghiệp; có chính sách đãi ngộ hợp lý để mời gọi các chuyên gia về nước làm việc.

 

 

 

 

Về chiến lược, DN nên lựa chọn những sản phẩm gần gũi, vừa sức như chip cho đồ gia dụng (máy giặt, vi sóng...) hay gắn chip truy tìm sản phẩm cho hàng nông sản Việt Nam để sản xuất. 

 

 

Dù có nhiều tiềm năng cũng như nhu cầu tiêu thụ sản phẩm vi mạch lớn (khoảng 1,9 tỷ USD năm 2012) nhưng ngành công nghiệp này tại Việt Nam mới đang ở giai đoạn khởi động.


Nguồn tin: Công Thương

Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Video  
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner