Chính sách KH&CN
Theo GS. Nguyễn Ngọc Trân – Chuyên gia cao cấp của Hội đồng Chính sách Khoa học và Công nghệ (KH&CN) quốc gia, nguồn nhân lực là một hợp phần tạo nên năng lực cạnh tranh quốc gia. “Chảy máu tài năng” là một thách thức lớn đối với các nước, đặc biệt các nước đang phát triển.
Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đang lấy ý kiến góp ý dự thảo Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) tại Bộ năm 2017. Theo đó, tỉ lệ trao đổi văn bản dưới dạng điện tử giữa các cơ quan, đơn vị sẽ tăng ít nhất 15% so với năm 2016.
Theo dự thảo Lộ trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) năm 2017 và định hướng đến năm 2020, đến năm 2017, 100% số dịch vụ hành chính công được cung cấp trực tuyến tối thiểu mức độ 3.
Hoàng Tụy - Theo tôi, cơ chế quản lý các viện nghiên cứu cơ bản như hiện nay cũng đã tương đối ổn, ít nhất đối với các viện về khoa học tự nhiên. Tuy nhiên nhiều việc còn phụ thuộc vào cấp trên trực tiếp (như Viện Hàn lâm hay bộ chủ quản) mà ở cấp này vẫn còn một số mắc mứu chưa được giải quyết thỏa đáng. Và một trong những số đó có lẽ là mức độ hội nhập quốc tế ở khoa học cơ bản của ta nói chung còn yếu và thiếu cơ chế khuyến khích ứng dụng các thành tựu nghiên cứu cơ bản.
Để phát triển công nghệ, bên cạnh nghiên cứu hoàn thiện công nghệ, việc xem xét, lựa chọn chuyển giao công nghệ đóng vai trò quan trọng, đặc biệt trong hoàn cảnh thực tiễn Việt Nam, quốc gia đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Việc đánh giá công nghệ là công cụ quan trọng để hỗ trợ hoạt động chuyển giao công nghệ, bảo lãnh công nghệ, bảo lãnh vay vốn, qua đó giúp các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện nghiên cứu, chuyển giao, đổi mới hoàn thiện công nghệ”.
Triển khai nhiệm vụ thống kê năm 2016, ngày 22/11, Cục Thông tin khoa học và công nghệ (KH&CN) quốc gia tổ chức tập huấn nghiệp vụ “Hoạt động Thống kê KH&CN” nhằm nâng cao năng lực tổ chức và thực hiện công tác thống kê KH&CN. Khóa tập huấn được tổ chức dành cho các cán bộ được giao nhiệm vụ triển khai công tác thống kê của các Bộ, ngành và cơ quan Trung ương.
Hiệu quả thực hiện các cơ chế chính sách, thực trạng đào tạo và phát triển, các giải pháp thúc đẩy phát triển nhân lực khoa học và công nghệ (KH&CN) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội,… là những nội dung chính được bàn luận tại Phiên họp thường kỳ của Hội đồng Chính sách KH&CN quốc gia diễn ra trong hai ngày 18 và 19/11, tại Hà Nội.
Ngày 11/11 tại Hà Nội đã diễn ra lễ ký kết Chương trình phối hợp hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) giữa Bộ KH&CN và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giai đoạn 2016 - 2020.
Đến năm 2015, theo Nghị quyết số 67/NQ-CP và Nghị quyết số 25/NQ-CP của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ, số lượng thủ tục hành chính cần thực thi là 89, số thủ tục đã thực thi là 86, tỉ lệ hoàn thành 97%.
Tại Phiên họp toàn thể lần thứ ba của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KH,CN&MT) diễn ra chiều 20/10, đa số ý kiến các đại biểu tán thành với sự cần thiết ban hành và những nội dung chính của Dự án Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi), đánh giá cao sự chuẩn bị của Ban soạn thảo và cho rằng dự án Luật đủ điều kiện để trình Quốc hội Khóa XIV tại kỳ họp thứ 2.
Vừa qua, tại Hà Nội, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KH, CN&MT) đã tổ chức Hội nghị thẩm tra sơ bộ về Dự án Luật Chuyển giao công nghệ (CGCN) sửa đổi.
Xây dựng và thực hiện thí điểm cơ chế đối tác công - tư, đồng tài trợ một số chương trình khoa học và công nghệ theo hướng huy động nguồn lực và sự tham gia thực hiện của nhiều đối tác khác nhau nhằm giải quyết các vấn đề lớn của ngành, lĩnh vực; thúc đẩy sự hợp tác và gắn kết giữa các doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ, các cơ quan quản lý nhà nước và các bên liên quan góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư trong hoạt động khoa học và công nghệ.
 

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Video  
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner