Thời gian qua, thành phố Hải Phòng đã tập trung đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ (KH&CN) hướng mạnh vào hỗ trợ doanh nghiệp, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành phố, thực hiện thắng lợi các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển KH&CN và đã đạt được các kết quả nổi bật.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Trần Việt Thanh và đoàn công tác của Bộ KH&CN đã có buổi làm việc với Lãnh đạo UBND tỉnh Cà Mau và các sở ban ngành liên quan nhằm bàn về thực trạng sạt lở đất ven sông, ven biển tỉnh Cà Mau và những đề xuất giải pháp khắc phục ở tỉnh cực Nam tổ quốc này.
Nhóm các nhà khoa học thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vĩnh Phúc công bố vừa lai tạo thành công giống dê có nhiều ưu điểm như sinh sản nhiều, trọng lượng cơ thể lớn và sức chống đỡ với bệnh tật cao hơn hẳn giống dê địa phương.
Ngày 14 tháng 4, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam đã chính thức ký quyết định thành lập Khu Bảo tồn (KBT) Saola, trực thuộc Chi Cục Kiểm lâm Quảng Nam, mang đến một hy vọng lớn cho loài Saola, một loài đặc hữu của vùng sinh thái dãy Trường Sơn, biểu tượng cho các giá trị đa dạng sinh học ở đây, đang đứng bên bờ tuyệt chủng.
Đó là nông dân Trần Văn Lía ở thôn Phú Bình, xã Ninh Phụng, huyện Ninh Hoà, Khánh Hoà. Thời gian gần đây, có rất nhiều nông dân từ các địa phương khác đã tìm nhà “kỹ sư hai lúa” Trần Văn Lía để đặt mua hoặc nhờ ông chỉ dẫn cách chế tạo máy bắt côn trùng.
Giai đoạn 2006 – 2010, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của tỉnh Bắc Ninh đạt 15,1%/năm; trong đó công nghiệp – xây dựng tăng 18,3%, dịch vụ tăng 19,1%, nông – lâm nghiệp – thủy sản tăng 1,2%. Năm 2010 GDP bình quân đầu người đạt 1.800USD. Theo ông Bùi Vĩnh Kiên – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh, những thành tựu kinh tế - xã hội nói trên có sự đóng góp tích cực của hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN).
Thông tin từ Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Vĩnh Phúc cho biết: 5 năm qua, các đề tài, dự án KH&CN đã được triển khai hiệu quả trên địa bàn tỉnh. Có 66% đề tài sau khi nghiên cứu được ứng dụng vào thực tiễn. Việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ cao vào sản xuất và đời sống đã đạt được những kết quả khả quan.
Từ khi tách tỉnh (năm 2004) đến nay, Hậu Giang đã đầu tư hàng chục tỷ đồng nhằm đẩy mạnh việc nghiên cứu và ứng dụng các đề tài khoa học phục vụ phát triển. Một số đề tài, dự án nghiên cứu, triển khai ứng dụng có kết quả cao, góp phần hoạch định đường lối, chính sách cũng như phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, kết quả ứng dụng nghiên cứu còn khá khiêm tốn so với số đề tài, dự án được nghiệm thu.
Hội Sinh vật cảnh Vĩnh Phúc vừa nhân giống thành công 7 giống cây cảnh nền, cây trang trí (hoa dâm bụt, mẫu đơn, chuỗi ngọc, mắt nai, tía tô cảnh, muống Nhật, cỏ Nhật) bằng phương pháp vô tính.
Thứ trưởng Thường trực Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Nguyễn Quân đã có ý kiến như trên tại buổi làm việc với UBND tỉnh Lâm Đồng, Sở KH&CN cùng đại diện một số ban ngành có liên quan trong tỉnh vào ngày 14/3 .