Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
KH&CN địa phương Thứ sáu, 01/11/2024 , 08:30 pm
Cập nhật : 11/04/2011 , 20:04(GMT +7)
Ninh Hoà – Khánh Hoà: “Kỹ sư Hai Lúa” chế tạo thành công máy bắt muỗi, côn trùng
Ông Trần Văn Lía bên cạnh sản phẩm của mình - chiếc máy bắt muỗi
Đó là nông dân Trần Văn Lía ở thôn Phú Bình, xã Ninh Phụng, huyện Ninh Hoà, Khánh Hoà. Thời gian gần đây, có rất nhiều nông dân từ các địa phương khác đã tìm nhà “kỹ sư hai lúa” Trần Văn Lía để đặt mua hoặc nhờ ông chỉ dẫn cách chế tạo máy bắt côn trùng.

Ông Lía cho biết: “Năm 2007, tôi mua mấy con bò lai đắt tiền về nuôi. Nhưng muỗi đốt nhiều quá, khiến bò ốm đau, không lớn được. Tôi đã cố gắng tìm trên thị trường loại máy diệt muỗi, nhưng không có loại nào hiệu quả và phù hợp. Sau nhiều đêm mất ngủ, tôi nảy ra ý tưởng: tại sao không tự chế tạo máy bắt muỗi phù hợp?”. Sau nhiều lần mày mò thí nghiệm, ông đã thiết kế ra một chiếc máy bắt muỗi côn trùng có cấu tạo đơn giản: chỉ cần một chiếc quạt bàn, một ống hút và một ống đẩy chất liệu được làm bằng tôn, một túi đựng muỗi bằng lưới mịn. Khi cắm điện, quạt chạy sẽ hút muỗi bay vào lưới qua ống hút và ống đẩy. Để thu hút muỗi vào ban đêm, ông Lía thiết kế một bóng điện màu và dán giấy màu phản quang vào mặt trong ống hút. Khi ông cho máy chạy thử trong chuồng bò nhà mình thì thấy hiệu quả hơn cả mong đợi. Ông cho biết “Ngay đêm đầu tiên, chiếc máy này đã hút được hơn 2 lạng muỗi. Thấy máy hiệu quả, tôi làm thêm vài chiếc nữa để đặt trong chuồng heo, chuồng gà và ở vườn. Lượng muỗi ngày càng giảm, bò và lợn không còn bị muỗi đốt nên chóng lớn, không bệnh tật. Muỗi bắt được trộn với cám làm thức ăn nuôi gà con rất tốt”.
 
Do máy có cấu tạo đơn giản, gọn nhẹ, dễ sử dụng, hoạt động hiệu quả và giá rẻ chỉ với 260.000 đồng/cái, nên các hộ dân hưởng ứng nhiệt tình. Tiếng lành đồn xa, nhiều nông dân ở Khánh Hoà cũng như các tỉnh khác như: Đắc Lắc, Cà Mau, Bến Tre... đến đặt hàng. Nhiều người ở xa gọi điện thoại nhờ ông hướng dẫn kỹ thuật để tự thiết kế máy bắt muỗi và được ông hướng dẫn nhiệt tình. Đến nay, ông đã bán được trên 400 máy; Ông Lía tâm sự: “Tại TP.Hồ Chí Minh có một số trang trại nuôi bò với số lượng lên đến hàng trăm con, nên có vệ sinh chuồng trại đến mấy thì muỗi vẫn sinh sôi phát triển. Nếu phổ biến việc sử dụng máy bắt muỗi trong từng hộ gia đình tại các vùng nông thôn, sẽ làm giảm đáng kể lượng muỗi trong tự nhiên, ổn định môi trường sinh thái, chăn nuôi có hiệu quả, góp phần hạn chế bệnh tật.
 
Từ thành công trên, ông Lía đã cải tiến máy bắt muỗi thành máy bắt rầy nâu cho lúa, nhằm hạn chế việc sử dụng thuốc trừ sâu. Về cơ bản máy bắt rầy và máy bắt muỗi giống nhau, nhưng máy bắt rầy có ống hút và ống đẩy dài, rộng hơn, có bình sạc điện và công tắc an toàn. Chế tạo xong, ông Lía cho chạy thử tại ruộng lúa bị rầy cắn phá; máy có buộc một cành cây, kéo sát lá lúa để đánh thức rầy. Lượng rầy bị hút vào túi lưới khá nhiều. Tuy nhiên máy bắt rầy khá nặng tới 17kg, nên ông đang nghiên cứu giảm xuống ½ trọng lượng để thuận tiện cho nông dân khi phải mang đi xa. Theo ông: “Nếu sản xuất hàng loạt, thay ống tôn bằng ống nhựa, thay bình sạc điện bằng bình sạc điện chuyên dụng thì máy sẽ gọn nhẹ và giảm giá thành”.
 
Một công ty ở huyện Ninh Hoà đã ký hợp đồng với ông Trần Văn Lía để sản xuất hàng loạt máy bắt muỗi. Ông Lía cho biết, trong thời gian tới máy bắt muỗi sẽ được cải tiến về hình dáng sao cho gọn nhẹ và có thẩm mỹ hơn, không chỉ đặt trong chuồng bò, ngoài vườn mà có thể đặt trong nhà hay phòng ngủ. Niềm vui ngập tràn thể hiện trên gương mặt ông “kỹ sư hai lúa”, đây không chỉ là niềm vui của riêng ông mà còn là niềm vui đối với những người nông dân Việt Nam. Hy vọng sẽ ngày càng có nhiều “kỹ sư hai lúa” hơn nữa để phục vụ bà con nông dân.

(Theo Đại Đoàn Kết)


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner