Việc nghiên cứu và sản xuất ra những hệ sơn với chất tạo màng vô cơ gốc nước sẽ khắc phục được các nhược điểm của hệ sơn cũ, nâng cao độ bền của các kết cấu thép và kim loại trong môi trường ăn mòn mạnh.
VN đã nghiên cứu và đưa vào ứng dụng một số vật liệu "sạch" góp phần giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường như: Nano TiO2 làm sạch không khí, túi vải thay thế túi nilon, gạch "sạch" làm từ bê tông ép thủy lực hoặc đá xít thải...
“Hệ thống tự động hóa quản lý, giám sát và điều khiển tàu thuyền” hiện đang được Viện Điện tử Viễn thông (Viện khoa học và công nghệ quân sự) thực hiện.
Công nghệ đập xà lan di động được áp dụng thành công lần đầu tiên cho công trình đập Phước Long – Bạc Liêu, sau đó là đập Thông Lưu –Bạc liêu vào năm 2005.
Đó là loại vật liệu được làm từ xơ tre tự nhiên và các polymer tổng hợp - sản phẩm do TS Lê Phúc Bình và cộng sự thuộc Khoa Công nghệ Dệt may và thời trang (ĐH Bách khoa Hà Nội) nghiên cứu, chế tạo.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp xi măng, chế tạo những thiết bị cơ khí cho ngành xi măng đã trở thành yêu cầu cấp thiết. Một số thiết bị cơ khí quan trọng đã được Viện Nghiên cứu cơ khí - Bộ Công Thương nghiên cứu, sản xuất và ứng dụng thành công tại một số DN xi măng, góp phần tăng sức cạnh tranh của DN cũng như góp phần nội địa hóa sản phẩm cơ khí.
Hội đồng Khoa học Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết: Bộ công nhận và cho phép sản xuất thử giống lúa lai mới “Thanh Ưu 3” do Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học giống cây trồng nông nghiệp Thanh Hóa lai tạo.
PH1 dạng bột khô toàn phần từ sâu chít có tác dụng điều trị hỗ trợ bệnh nhân ung thư có xạ trị đã được TS Phan Anh Tuấn thuộc Khoa Nam học (Viện Y học cổ truyền Quân đội) cùng các đồng nghiệp bào chế thành công.
Nhằm đảm bảo an toàn trong bảo dưỡng, vận hành để khai thác dầu khí, Công ty liên doanh điều hành khai thác Dầu khí Cửu Long đã cho ra đời sản phẩm phần mềm chế tạo giàn khoan và Quản lý xây dựng đồng bộ - TCM. Sản phẩm đã đoạt giải ba Hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật toàn quốc 2009.
Ngày 22/10/2010, tại Hà Nam, Trung tâm Sinh học Thực nghiệm, Viện Ứng dụng công nghệ (Bộ KH&CN) phối hợp với Sở KH&CN tỉnh Hà Nam, UBND xã Thanh Nguyên đã tổ chức chương trình giới thiệu xử lý phế thải nông nghiệp bằng công nghệ vi sinh vật tạo phân bón hữu cơ tại xã Thanh Nguyên, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.
Việc ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) trong sản xuất phụ gia thực phẩm ngày càng trở nên phổ biến, tập trung vào một số nội dung chủ yếu như nghiên cứu công nghệ sản xuất amino acid, acid hữu cơ bằng phương pháp lên men chìm, lên men bề mặt quy mô pilot.