Công nghệ đập xà lan di động được áp dụng thành công lần đầu tiên cho công trình đập Phước Long – Bạc Liêu, sau đó là đập Thông Lưu –Bạc liêu vào năm 2005.
Cho đến nay, đã có gần 100 công trình được thiết kế và thi công theo công nghệ này. Công nghệ đập xà lan đã giải quyết được những khó khăn và các loại hình công trình hiện nay không thể giải quyết được trong khu vực bán đảo Cà Mau.
PGS.TS Trần Đình Hoà, Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu cấp nhà nước “Hoàn thiện công nghệ thiết kế, chế tạo thi công và quản lý vận hành đập xà lan di động áp dụng cho vùng triều phục vụ các công trình ngăn sông vùng ven biển” cho biết, đập xà lan di động giá thành rẻ, chi phi cho đập xà lan chỉ vào khoảng 50% đến 70% so với công trình truyền thống có cùng điều kiện. Bên cạnh đó, đập xà lan di động thay thế được đập đất lạc hậu, lãng phí vừa ô nhiễm môi trường và tiết kiệm chi phí.
Nhờ có đập xà lan di động nhiều vùng rộng lớn trước đây đã ngọt hóa thì nay đã đưa được nước mặn vào để nuôi trồng thủy sản.
Công nghệ đập xà lan đã được trao giải thưởng Vifotec năm 2006, được cấp bằng độc quyền sáng chế năm 2007 và là 1 trong 5 công nghệ xuất sắc được Hội đồng điều phối Xây dựng châu Á (ACECC – Asian Civil Engineering Coordinating Council) trao giải thưởng.
Tin, ảnh: Hoàng Anh