Nhiều trí thức Việt kiều cho biết sẵn sàng chấp nhận lương thấp, cơ sở vật chất thiếu thốn khi về Việt Nam làm việc. Điều họ cần là sự trân trọng, cầu thị, tư duy cởi mở, từ đó tạo thành môi trường sống và làm việc tốt.
Hiện nay, sự thừa nhận của xã hội, các ngành, các cấp về vị thế của giới khoa học, nhà khoa học tại Việt Nam trên thực tế còn chưa cao, nên việc thu hút, trọng dụng, đãi ngộ cán bộ khoa học và công nghệ (KH-CN) đã và đang gặp phải nhiều thách thức…
Xây dựng và trình Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 6, khóa XI ban hành Nghị quyết về phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN) và hàng loạt các văn bản mang tính bản lề khác, số lượng các sáng chế được đăng ký bảo hộ tăng 7%, văn bằng bảo hộ độc quyền sáng chế tăng 6% và số lượng công bố, trích dẫn quốc tế tăng 13% so với năm 2011…
Ngày 4/3, tại Hà Nội, ủy ban Giải thưởng Kovalevskaia đã tổ chức trao giải Kovalevskaia năm 2012 và Cuộc thi viết “Những tấm gương phụ nữ Việt Nam Tự tin – Tự trọng – Trung hậu – Đảm đang”.
Ngày 28/2, trường đại học Quốc tế – đại học Quốc gia TP.HCM đã tổ chức hội thảo công bố kết quả nghiên cứu khoa học trên hai lĩnh vực công nghệ sinh học dược và kỹ thuật y sinh.
Chế tạo thành công loại vải lọc dầu hiệu quả cao; Ninh Thuận: Đảm bảo an toàn cho việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân; Thiết bị chống ngủ gật cho lái xe "made in Vietnam… là những thông tin khoa học đáng chú ý trong tuần qua.
Năm 2013 được xem là năm tăng tốc để tạo lực đẩy mới cho khoa học và công nghệ (KHCN) Việt Nam với những vấn đề lớn như: Thông qua Luật KHCN sửa đổi; Đề án Đổi mới cơ bản, toàn diện và đồng bộ về tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động KHCN; khởi động các chương trình quốc gia lớn về KHCN. Việc thể chế hóa Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XI) về KHCN cũng đang hứa hẹn là bước ngoặt mang tính quyết định với sự phát triển của ngành.
Rất nhiều nhà khoa học, giáo dục và quản lý, đã chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến tình trạng yếu kém của nền khoa học Việt Nam hiện nay. Từ đó đã có những giải pháp, chẳng hạn như yêu cầu về cải cách cơ chế quản lý trong khoa học, đầu tư nhiều hơn nữa cho các Viện nghiên cứu, trường Đại học, hay tăng chất lượng đào tạo đội ngũ làm khoa học (nhất là bậc Tiến sĩ), được đưa ra nhằm giúp nền khoa học của chúng ta thu hẹp khoảng cách với các nước trong khu vực, và giảm bớt sự lạc hậu so với các nước tiên tiến trên thế giới.
Sau những chuyến công tác qua lại và trao đổi giữa hai nước, vừa qua đoàn công tác của Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc (KIST) đã có buổi tường trình tại Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam về Báo cáo Nghiên cứu Tiền khả thi Dự án xây dựng một viện nghiên cứu xuất sắc tại Việt Nam theo mô hình của KIST, dự kiến sẽ có tên gọi là VKIST.
“Chắc chắn nếu như chúng ta phát triển bằng con đường khoa học công nghệ (KHCN) và dựa vào KHCN thì tốc độ tăng trưởng của chúng ta ở mức cao hơn và được duy trì tốt hơn. Chúng ta sẽ tạo ra được những sản phẩm của nền kinh tế có sức cạnh tranh tốt hơn và chúng ta có thể đưa sản phẩm của Việt Nam ra thị trường quốc tế, đặc biệt là những sản phẩm chúng ta có thế mạnh…”.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (năm 1960) đã đề ra đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc nước ta là tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng kỹ thuật và cách mạng văn hóa tư tưởng, trong đó cách mạng kỹ thuật là then chốt.
Theo Nghị định 108 và 109/2012/NĐ - CP, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (KHXHVN) đã chính thức hoạt động lần lượt vào ngày 19-2 và 22-2-2013. Sự kiện này có ý nghĩa như thế nào đối với nền khoa học nước nhà?