Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Hoạt động KH&CN
Sáng 24/9, tại Đại học Bách Khoa Hà Nội, Tập đoàn công nghệ Bkav công bố chương trình cấp 120 suất học bổng trị giá 12,7 tỷ đồng, cho sinh viên Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông, ĐHBK HN. Cùng với đó, phòng Lab của Bkav tại trường cũng được chính thức đưa vào sử dụng.
Đây là kết quả của Đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ nhân giống dạng dịch thể để sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu” do Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) giao Trung tâm Công nghệ sinh học Thực vật - Viện Di truyền Nông nghiệp thực hiện.
Chị Nguyễn Thị Sau thoát khỏi căn bệnh ung thư sau khi được chữa bằng phương pháp điều trị ung thư bằng hóa trị liều cao, điều trị đích, kết hợp với ghép tế bào gốc tạo máu tự thân cho phép tiêu diệt tận gốc tế bào ung thư. Thành công nói trên là kết quả một đề tài khoa học lần đầu ứng dụng tại Bệnh viện T.Ư Huế. Từ đây mở ra triển vọng áp dụng cho nhiều người bị bệnh hiểm nghèo như ung thư vú và ung thư buồng trứng.
Tin từ Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ cho biết, ngày 22/9, tại thị trấn Đắk Tô, huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum, Bộ Khoa học và Công nghệ và Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum đã tổ chức Lễ động thổ xây dựng Trung tâm quốc gia nghiên cứu và phát triển sâm Ngọc Linh.
Ngày 20/9, tại Hà Nội, Đề tài độc lập cấp Nhà nước “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp ổn định tỷ lệ phân lưu hợp lý tại các phân lưu sông Hồng, sông Đuống và sông Hồng, sông Luộc” Mã số ĐT-PTNTĐ.2011-G/10 do PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quỳnh, Phòng Thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về động lực học sông biển làm chủ nhiệm đã được nghiệm thu cấp Nhà nước.
Những năm trở lại đây, kinh tế Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt ở các lĩnh vực được coi là mũi nhọn. Tuy nhiên, để có thể tiếp tục duy trì và phát triển, chúng ta cần phải dựa vào khoa học và công nghệ. Một nền kinh tế không thể có bước đột phá nếu như không dựa vào trụ cột chính là khoa học và công nghệ. GIÁO SƯ NGÔ BẢO CHÂU khẳng định.
Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định thành lập Học viện Khoa học và Công nghệ trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Cần 7-10 năm để có nguồn nhân lực cho điện hạt nhân; Hội nghị giao lưu khoa học sinh viên Việt Nam – Nhật Bản lần thứ 7; Cá thát lát Hậu Giang được bảo hộ độc quyền,… là những thông tin KH&CN đáng chú ý trong tuần qua.
Đổi mới công nghệ thật sự trở thành yếu tố có tính chất quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Sự đổi mới liên tục về công nghệ trong các lĩnh vực, các ngành kinh tế đã trở thành yếu tố then chốt để duy trì sức cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế.
Ngày 17/9, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân đã làm việc với Đoàn công tác tỉnh Bình Định về việc phối hợp hỗ trợ Hội khoa học Gặp gỡ Việt Nam xây dựng Dự án Tổ hợp “Không gian khoa học” tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Trong bài phát biểu tại Hội nghị tập huấn công tác kế hoạch vừa qua, Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân đã đề cập đến một số quan điểm nguyên tắc và biện pháp tổ chức trong đổi mới công tác kế hoạch của Bộ KH&CN.
Nhằm tạo dựng niềm say mê nghiên cứu khoa học cho các bạn trẻ, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Trung tâm Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICE) tổ chức các đoàn đại biểu gồm những bạn trẻ yêu khoa học và có thành tích trong học tập, nghiên cứu khoa học tại các trường đại học, viện nghiên cứu tham gia chương trình “Giao lưu thanh thiếu niên các nước Châu Á – Thái Bình Dương” – JENESYS 2.0.
 

   
Xem tin theo ngày
   
 

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner