Đây là một trong những chỉ đạo nhấn mạnh của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ (KH&CN) công lập (Nghị định 115) tổ chức tại Hà Nội, ngày 6/3.
Những ngày này, tại Bộ môn Mô - Phôi thuộc Trường Đại học Y Hà Nội và Khoa Kết giác mạc thuộc Bệnh viện Mắt Trung ương có thêm niềm vui mới bởi các nhà khoa học nữ vừa đoạt giải thưởng tập thể Kovalevskaia năm 2014 cho đề tài: Nghiên cứu sử dụng công nghệ tế bào để điều trị tổn thương bề mặt nhãn cầu do PGS.TS Nguyễn Thị Bình là đại diện.
Việt Nam đang nỗ lực đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm đưa đất nước cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Mục tiêu này sẽ khó đạt được nếu không có các giải pháp mạnh mẽ để thúc đẩy tốc độ đổi mới công nghệ trong các ngành, các lĩnh vực đặc biệt là khu vực doanh nghiệp, khu vực sản xuất kinh doanh và dịch vụ.
Đến với ngành thú y rất tình cờ nhưng với sự tâm huyết và “mối duyên” với người nông dân, gần 40 năm qua, GS.TS. Nguyễn Thị Kim Lan, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Nông lâm, Đại học Thái Nguyên đã cống hiến hết mình cho nghiên cứu khoa học. Không những dành tâm huyết cho nghiên cứu khoa học mà GS.TS. Nguyễn Thị Kim Lan còn là người thầy giỏi trực tiếp đào tạo ra nhiều thế hệ học trò có trình độ phục vụ ngành nông nghiệp nước nhà.
Chiều 3/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì cuộc họp lần thứ VI của Ủy ban quốc gia về biến đổi khí hậu. Tham dự cuộc họp có Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, các ủy viên Ủy ban Ủy ban quốc gia về biến đổi khí hậu
14 nhà khoa học là các giảng viên trường đại học, nhà nghiên cứu và doanh nhân liên quan đến lĩnh vực khoa học và công nghệ sẽ đến Vương quốc Anh tham gia chương trình “Hỗ trợ thương mại hóa kết quả nghiên cứu của nhà khoa học”.
Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định thành lập Hội đồng Chỉ đạo biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam giữ chức Chủ tịch Hội đồng.
Trao đổi với phóng viên tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2014 và triển khai nhiệm vụ năm 2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Bộ trưởng Nguyễn Quân khẳng định mặc dù đạt được những kết quả đáng ghi nhận, song ngành KH&CN còn nhiều khó khăn, bất cập cần giải quyết. Trong năm 2015, Bộ sẽ triển khai các nhiệm vụ quyết liệt và hiệu quả, để KH&CN thực sự trở thành đòn bẩy của nền kinh tế.
Ngày 13/2 tại Hà Nội đã diễn ra buổi họp Hội đồng khoa học công nghệ cấp Nhà nước đánh giá nghiệm thu kết quả đề tài: Khủng hoảng nợ công ở một số nước Liên minh Châu Âu (EU) và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam với mã số KX01.09/11-15 do PGS.TS Đinh Công Tuấn làm chủ nhiệm, Viện Nghiên cứu Châu Âu, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam là cơ quan chủ trì.
Áp dụng nghị định 80/2007/NĐ-CP của Chính phủ về doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã được ban hành từ năm 2007, đến nay, cả nước đã có khoảng 2000 doanh nghiệp (DN) đáp ứng được các tiêu chí về doanh nghiệp KH&CN. Tuy nhiên, do nhiều khó khăn, vướng mắc mà đến nay mới chỉ có chưa đến 200 doanh nghiệp chính thức được công nhận, cấp giấy chứng nhận là doanh nghiệp KH&CN.
Nền nông nghiệp điện tử, nông nghiệp xanh được các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, I-xra-en phát triển từ nhiều năm nay nhằm nâng cao giá trị của sản phẩm nông nghiệp. Ở nước ta, để đạt được mục tiêu xây dựng nông thôn mới cùng với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển nông nghiệp bền vững cần thiết phải xây dựng một nền nông nghiệp điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và những tiến bộ của khoa học-công nghệ (KHCN).
Nhằm kịp thời động viên cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ nhân dịp đón Tết cổ truyền dân tộc Ất Mùi 2015, sáng 11/2, tại Hà Nội, Công đoàn Viên chức Việt Nam phối hợp với Công đoàn Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức các hoạt động thiết thực, nhằm chăm lo đời sống cho Cán bộ công chức, viên chức và lao động đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn.