“Tư duy đổi mới sáng tạo - một nhân tố cốt lõi để khởi nghiệp không phải do di truyền hay có sẵn mà là một quá trình rèn luyện của mỗi người” - nhận định của TS Nguyễn Ngọc Dũng, chuyên gia đổi mới sáng tạo ĐH Bách khoa TP.HCM.
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam vừa có thông báo về Kết quả xét tặng Giải thưởng Trần Đại Nghĩa năm 2016 của Hội đồng Giải thưởng Trần Đại Nghĩa.
Giảm thuế thu nhập cá nhân trong lĩnh vực công nghệ cao: Tín hiệu tích cực, động lực thúc đẩy sáng tạo;Mật ong hoa nhãn Hưng Yên được cấp nhãn hiệu chứng nhận bảo hộ;...là những thông tin khoa học và công nghệ (KH&CN) đáng chú ý trong tuần qua.
GS John Ball, Trường ĐH Oxford cho biết, ông hy vọng thông qua bài giảng đặc biệt tại Viện Nghiên cứu Cao cấp về Toán (VIASM), ông sẽ tìm kiếm được những học trò tài năng là người Việt Nam để cùng ông giải quyết các câu hỏi thú vị đang được đặt ra.
Giữa công trường Công ty cổ phần Chế tạo giàn khoan dầu khí - PV Shipyard (thành phố Vũng Tàu), giàn khoan Tam Đảo 05 hiện ra sừng sững. Những khối thép siêu trường, siêu trọng cùng các cụm thiết bị công nghệ tối tân được thiết kế, lắp đặt công phu, chính xác dưới bàn tay thạo nghề của những người thợ cơ khí Việt. Hơn một sản phẩm công nghệ thuần túy, Tam Đảo 05 đánh dấu bước tiến lớn của công nghệ chế tạo giàn khoan trong nước, vốn đã được đặt nền móng vững chắc từ Tam Đảo 03 ra đời cách đó 6 năm.
Hội đồng Khoa học TP.HCM đã chính thức được thành lập với 21 thành viên là các chuyên gia thuộc viện nghiên cứu, trường ĐH... ở nhiều lĩnh vực chuyên ngành khác nhau.
Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ (KH&CN) là hai Giải thuởng cao quý thuộc lĩnh vực KH&CN do Đảng và Nhà nước trao tặng cho tác giả công trình có giá trị cao về khoa học, công nghệ và thực tiễn. Công trình được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về KH&CN là công trình khoa học tiêu biểu, có giá trị cao về KH&CN, hiệu quả kinh tế - xã hội, có ảnh hưởng rộng lớn, lâu dài trong đời sống, là kết quả của sự dày công nghiên cứu, cống hiến trí tuệ và tài năng của các nhà khoa học phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Huy động nguồn lực phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN): Quan trọng nhất là cơ chế; Hội nghị giao thương Châu Á – Mở rộng hợp tác trong lĩnh vực công nghệ; 400 doanh nghiệp Việt được Hàn Quốc chuyển giao công nghệ; ...là những thông tin KH&CN đáng chú ý trong tuần qua.
Cụm công trình “Ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến trong chẩn đoán, điều trị một số bệnh lý mạch não bằng điện quang can thiệp nội mạch” do GS. TS. Phạm Minh Thông cùng đồng nghiệp thực hiện có giá trị cao về khoa học, công nghệ. Đó là các kỹ thuật mới, hiện đại, ít gây tổn thương tổ chức lành xung quanh, điều trị qua đường nội mạch, thay thế phẫu thuật trong điều trị thông động mạch cảnh xoang hang và điều trị phình động mạch não tại Việt Nam. Đây cũng là phương pháp điều trị biến chứng ít, không để lại di chứng nặng nề cho người bệnh từ đó giảm các chi phí điều trị và giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Đó là chia sẻ của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Quốc Doanh với phóng bên lề buổi làm việc của Đoàn giám sát của UBTVQH với đại diện Chính phủ, các bộ, ngành về “Hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển khoa học, công nghệ nhằm thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giai đoạn 2005 - 2015 và định hướng phát triển giai đoạn tới, trong đó chú trọng đẩy mạnh công nghiệp hỗ trợ và cơ khí chế tạo”.
Là một nhà khoa học đầu ngành về lĩnh vực khoa học xã hội, GS. Phan Huy Lê đã có nhiều công trình nghiên cứu giá trị đặt nền móng cho lý luận và thực tiễn nghiên cứu khoa học xã hội tại Việt Nam. Ông là một trong những nhà khoa học tiêu biểu vinh dự được lựa chọn trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về KH&CN 2016 (đợt 5) cho công trình nghiên cứu: "Lịch sử và văn hóa Việt Nam - Tiếp cận bộ phận" giải thưởng cao quý cho lĩnh vực Lịch sử - Văn hóa.