Trung tâm Đổi mới sáng tạo toàn cầu tại Việt Nam sẽ kết nối các nhu cầu đổi mới sáng tạo của các tập đoàn, công ty trong nước với mạng lưới hơn 12 nghìn nhà khoa học, nhà sáng tạo toàn cầu, tạo điều kiện cho các nhà khoa học, các kỹ sư Việt Nam tham gia mạng lưới này, cũng như đào tạo đội ngũ cán bộ làm quản lý công nghệ và ĐMST tiếp cận với những phương thức thúc đẩy ĐMST mới của thế giới.
Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc nhấn mạnh, KH&CN đã thực sự là một trong các giải pháp quan trọng, đã đóng góp có hiệu quả, tạo ra chuyển biến mang tính đột phá trong phát triển sản xuất nông nghiệp như nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa nông sản trên thị trường trong nước và quốc tế, giải quyết bài toán cực đoan về biến đổi khí hậu… phục vụ tái cơ cấu nền nông nghiệp, nâng cao đời sống của nông dân.
Nhằm đánh giá công tác triển khai phát triển doanh nghiệp (DN) Khoa học và Công nghệ (KH&CN); đề ra giải pháp phát triển phù hợp đối với hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo DN KH&CN tại Việt Nam. Ngày 28/11 tại Tp Đà Nẵng, Cục Phát triển thị trường và DN KH&CN (Bộ KH&CN) phối hợp với Sở KH&CN Tp Đà Nẵng tổ chức Hội thảo “Phát triển DN KH&CN, cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo DN KH&CN năm 2018”
Là một trong những chia sẻ của ông Nguyễn Việt Đức, cố vấn cao cấp mảng đầu tư, Quỹ Khởi nghiệp doanh nghiệp KH&CN Việt Nam; Tổng Giám đốc Cty CP Quản lý đầu tư Khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam tại Hội thảo Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) tại địa phương và kiến nghị chính sách từ các quỹ đầu tư mạo hiểm, nhà đầu tư thiên thần diễn ra ngày 26/11 tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
Trong không khí sôi động, hào hứng và đầy tinh thần sáng tạo, chiều ngày 27/11 tại trường Đại học Duy Tân, Tp Đà Nẵng đã diễn ra lễ tổng kết Hành trình “Tôi yêu tổ quốc tôi” năm 2018 với chủ đề: Thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Đó là chủ đề Hội thảo chuyên đề 1 của Hội nghị trực tuyến toàn quốc và triển lãm quốc gia tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn diễn ra chiều 26/11 tại Hà Nội.
Thành tựu phát triển nông nghiệp, cuộc sống nông dân, bộ mặt nông thôn không thể thiếu sự đóng góp của khoa học và công nghệ (KH&CN), đặc biệt là các nhà khoa học trong các viện, trường... nông nghiệp luôn đồng hành cùng người nông dân. Nhờ có KH&CN đã tạo ra nhiều giống lúa mới, giống vật nuôi, đổi mới cải tiến quản lý, phát triển nông nghiệp.
Nếu muốn trở thành “ông chủ”, làm thầy thì trước hết phải trải qua quá trình làm thợ. Bởi kinh nghiệm công tác dịch vụ trong ngành du lịch sẽ tạo nền tảng cơ bản cho việc khởi nghiệp sáng tạo đối với các bạn trẻ.
Giải thưởng KOVA năm nay đã được trao cho các tác giả của 3 công trình khoa học (Hạng mục Kiến tạo), 9 tập thể và cá nhân (Hạng mục Sống đẹp), 12 sinh viên xuất sắc có thành tích nghiên cứu khoa học (Hạng mục Triển vọng). Giải thưởng còn trao 151 suất học bổng (mỗi suất trị giá 8 triệu đồng) cho các sinh viên giàu nghị lực đến từ 60 trường đại học công lập.
Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực trong đời sống, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp đang đứng trước sự cạnh tranh trong xu thế toàn cầu hoá. Các nhà hoạch định chính sách và các doanh nghiệp, người nông dân cần làm gì để thích ứng với xu thế đó? Đây là nội dung được tập trung bàn luận tại Hội thảo Nông nghiệp thông minh – Cơ hội và thách thức trong chuyển giao công nghệ tại Việt Nam, diễn ra vào ngày 21/11/2018 tại Hà Nội.
Nông nghiệp công nghệ cao được áp dụng rất thành công trên thế giới, tuy nhiên trong điều kiện Việt Nam không phải công nghệ nào cũng phù hợp. Việc “thông minh” lựa chọn công nghệ nào phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, dân trí, mức thu nhập… của từng vùng là điều mà nhiều diễn giả đưa ra lời khuyên với các startup trẻ.
Ngày 22/11, tại Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khoa học công nghệ phục vụ ứng phó thiên tai”, nhằm chia sẻ các kết quả nghiên cứu, đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ trong công tác phòng chống, giảm nhẹ thiên tai tại Việt Nam.