Sở hữu trí tuệ Thứ sáu, 26/04/2024 , 08:26 am
Cập nhật : 01/11/2019 , 11:11(GMT +7)
Muối Bạc Liêu được bảo hộ chỉ dẫn địa lý
Muối Bạc Liêu (Ảnh internet)
Ông Huỳnh Minh Hoàng, Giám đốc Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Bạc Liêu, cho biết Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ Khoa học - Công nghệ) vừa chứng nhận đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm “Muối ăn Bạc Liêu”, với tên khoa học Solar salt và công thức hóa học NaCl.

Đây là chỉ dẫn địa lý thứ hai được bảo hộ cho sản phẩm muối ăn; trước đó mới có chỉ dẫn địa lý muối ăn Bạc Liêu được cấp vào năm 2013.

Từ những năm đầu thế kỷ 18, muối Bạc Liêu đã nổi tiếng ở Nam bộ với hàm lượng NaCl cao, hàm lượng Mg, Ca và Sunfat thấp nên có hương vị đậm đà. Sản xuất muối ăn đã trở thành nghề truyền thống tại một số xã thuộc huyện Hòa Bình và huyện Đông Hải của tỉnh Bạc Liêu. Muối Bạc Liêu không chỉ sử dụng ở trong nước mà còn được xuất khẩu, chủ yếu sang Nhật Bản.
 
Chất lượng của muối Bạc Liêu có được là do điều kiện tự nhiên ở vùng này phù hợp cho sản xuất muối. Nước biển tại khu vực sản xuất muối có chất lượng tốt, chưa bị ô nhiễm, các chất độc hại đều trong ngưỡng cho phép. Ngoài ra, quy trình và kỹ thuật sản xuất muối đặc thù của diêm dân cũng góp phần làm tăng chất lượng hạt muối.
 
Ông Hoàng khẳng định việc muối Bạc Liêu được bảo hộ chỉ dẫn địa lý không chỉ nâng cao giá trị hạt muối, giúp diêm dân an tâm sản xuất mà còn khẳng định thương hiệu muối Bạc Liêu trên thị trường trong nước và nước ngoài.
 
Theo đó, đến năm 2020, Bạc Liêu sẽ chuyển đổi khoảng 500 ha làm muối sang nuôi Artemia. Cùng với đó, tỉnh khuyến khích bà con chuyển đổi nhanh từ phương thức sản xuất muối đen truyền thống sang sản xuất muối trắng trải bạt trên.
 
Bạc Liêu là một trong những địa phương có diện tích sản xuất muối lớn của cả nước với 1.700 ha, với sản lượng hàng năm hơn 100.000 tấn. Muối Bạc Liêu đã được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý.
 
Hạt muối Bạc Liêu từ xưa đã nổi tiếng tại Nam Bộ, là sản phẩm gắn liền với những người đi khai phá vùng đất mới ven biển. Mùa làm muối ở đây thường bắt đầu khoảng tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau.
 
Bạc Liêu có 2 huyện từ lâu đã gắn bó với nghề làm muối, đó là huyện Hòa Bình và Đông Hải. Mùa làm muối ở đây thường được bắt đầu khoảng tháng 12 năm trước đến tháng 4 dương lịch năm sau. Từ ngày xưa, hạt muối Bạc Liêu đã rất nổi tiếng tại vùng Nam Bộ và được coi là sản phẩm gắn liền với những người đi khai phá vùng đất mới ven biển phục vụ cho các nhu cầu thiết yếu của đời sống nhân dân.
 
 
Có thể nói, những người đi tiên phong trong việc khai phá đất hoang rừng ngập mặn ven biển để sản xuất muối ăn là  những người Hoa, với kỹ thuật phơi nước biển theo những cấp “xa kề – nhì kề – xắp chuối” để kết tinh được hạt muối từ nước biển đại dương. Đến nay, người dân nơi này vẫn tiếp tục lưu truyền và phát triển phương cách sản xuất vừa cổ truyền nhưng lại rất khoa học này.
 
Vào thời Pháp thuộc và Mỹ đô hộ nước ta, muối Bạc Liêu được thâu tóm trong tay của nhiều điền chủ sản xuất kinh doanh muối nổi tiếng, chiếm cứ tại dọc tả ngạn và hữu ngạn con sông Bạc Liêu, mà cho đến nay vẫn còn hiện diện các công trình nhà ở kiến trúc kiểu Pháp, trong đó có cả các dinh thự to lớn nổi tiếng của công tử Bạc Liêu, cũng là một trong những ông chủ kinh doanh muối ở Bạc Liêu thời bấy giờ.
 
Hoạt động kinh doanh muối ở Bạc Liêu rất rộng lớn, chiếm cứ toàn vùng Nam Bộ, ra tới tận Phan Thiết và các tỉnh miền Trung và đặc biệt giao lưu xuất khẩu theo đường sông Mê Kông qua Campuchia. Những người theo nghiệp kinh doanh muối ngày xưa còn lưu truyền một kinh nghiệm quý, đó là: “năm nào nước nổi lụt lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long thì năm đó trúng muối Bạc Liêu, buôn bán muối làm ăn phát đạt, do mua muối để ướp cá linh sông Mê Kông và dân Campuchia ăn muối nhiều“.
 
Các nhà khoa từng chỉ ra những nét đặc thù thú vị, gắn liền với nguồn gốc xuất xứ của muối Bạc Liêu qua các cuộc nghiên cứu về cánh đồng muối nơi đây. Muối được sản xuất tại Bạc Liêu thường có hương vị đậm đà, rất độc đáo vì trong muối có hàm lượng magiê, canxi, sunfat… rất thấp do không có những vùng đá vôi ven biển, không gây vị đắng khó chịu. Điều này đã làm muối Bạc Liêu nổi tiếng từ xưa đến nay và thường xuyên được sử dụng trong sản xuất nước mắm, nước tương và chế biến thực phẩm.
 
Đặc biêt, Sự kết hợp giữa kỹ thuật truyền thống của người dân địa phương với điều kiện tự nhiên đặc trưng (thổ nhưỡng, khí hậu) của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tạo ra sản phẩm muối Bà Rịa có chất lượng cao, mang các đặc trưng khác biệt với các sản phẩm muối sản xuất ở những nơi khác. Cũng vì vậy mà bao đời nay, những người làm nước mắm ở Phú Quốc (Kiên Giang) chỉ sử dụng duy nhất muối Bà Rịa để sản xuất nước mắm Phú Quốc nổi tiếng. Vị mặn thanh, không chát của nước mắm Phú Quốc được quyết định một phần do sử dụng muối Bà Rịa để ướp cá. Muối Bà Rịa theo chân ngư dân ra khơi để ủ chượp cá ngay khi đánh bắt được ở trên biển để đảm bảo độ tươi, ngon.
 
Khu vực bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho muối Bạc Liêu thuộc địa bàn các xã Vĩnh Thịnh, Vĩnh Hậu thuộc huyện Hòa Bình, xã Long Điền Đông; Long Điền Tây và Điền Hải thuộc huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu.
 
PV
 

Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Video  
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner