Ngày 4/4, đoàn công tác của Bộ Khoa học và Công nghệ đã có chuyến khảo sát vùng nguyên liệu và giới thiệu công nghệ CAS nhằm giúp bảo quản, chế biến, nâng cao chất lượng quả vải thiều và các loại rau quả, thực phẩm khác tại tỉnh Bắc Giang.
Phó giáo sư-tiến sỹ Trần Thị Văn Thi, Trường Đại học Khoa học Huế-Đại học Huế vừa hoàn thành và chuyển giao đề tài "Nghiên cứu thành phần và tác dụng dược lý của Plysaccharide và Trierpenoid trong nấm linh chi," giúp người trồng nấm tại Thừa Thiên-Huế từng bước hoàn thiện quy trình và nâng cao chất lượng sản phẩm.
TP. Hồ Chí Minh là 1 trong 2 trung tâm khoa học và công nghệ (KH&CN) lớn nhất cả nước. Đây là nơi đóng góp nhiều thành tựu nghiên cứu khoa học công nghệ nổi bật thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Chương trình nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh Lâm Đồng đã góp phần nâng cao trình độ sản xuất nông nghiệp trên quy mô lớn. Nhận thức của người dân được nâng cao thông qua các khóa đào tạo chuyên sâu, năng suất và chất lượng cây trồng, vật nuôi tăng cao.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách về phát triển nông nghiệp nông thôn trong đó có việc chuyển giao ứng dụng Khoa học và Công nghệ (KH và CN) trong nông nghiệp nông thôn. Và việc ứng dụng KH và CN trong nông nghiệ đã và đang tạo những chuyển biến tích cực tại các địa bàn nông thôn.
Trong những năm qua, hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ tại các địa phương đã đạt được nhiều kết quả, đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, công tác đầu tư, phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN) tại các địa phương thời gian qua vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế.
Đó là thực trạng được nêu lên tại buổi tọa đàm “Ảnh hưởng cơ chế chính sách quản lý hoạt động nghiên cứu KH-CN đến chất lượng, khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu vào hoạt động sản xuất nông nghiệp”, do Sở KH-CN TPHCM phối hợp với Trung tâm Sáng tạo Xanh vừa tổ chức.
Sở GD-ĐT Hà Nội vừa khai mạc cuộc thi khoa học, kỹ thuật dành cho học sinh trung học (Intel Isef) thành phố lần thứ 2. So với năm trước, số lượng đề tài lẫn HS tham gia tăng mạnh. Toàn thành phố có 23 trường THPT tham gia với 55 đề tài.
Ông Võ Khiếm, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng KH&CN Lâm Đồng khẳng định, “nếu có đủ các điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực, hoạt động chuyển giao KH&CN của các trung tâm cũng như các nhà khoa học trong thời gian tới sẽ có chuyển biến rõ rệt hơn, mang lại hiệu quả gấp nhiều lần so với hiện nay”.
Chương trình trồng đại trà cây thông đỏ (khoảng vài trăm hecta) đã bắt đầu được triển khai tại một số vùng thuộc các tỉnh Tây Nguyên. Như vậy, trong tương lai, nguồn dược liệu thông đỏ của Việt Nam có thể dồi dào. Còn trong hiện tại, theo TS Dương Tấn Nhựt - Phó Viện trưởng Viện Sinh học Tây Nguyên, người có rất nhiều năm nghiên cứu cây thông đỏ - thì nguồn biệt dược này vẫn đang rất hiếm.
Những năm trước đây, nghề nuôi ong của tỉnh Lào Cai chưa thực sự được chú trọng phát triển, hầu hết người dân nuôi ong tự phát, năng suất mật và hiệu quả kinh tế còn bị hạn chế, chưa được thương mại hóa mạnh.
Bám sát các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà, thời gian qua, ngành Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã hướng hoạt động của mình vào việc ứng dụng, chuyển giao gắn trực tiếp với sản xuất và đời sống, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hàng hóa, thị trường.