Khu vực Đồng bằng sông Hồng là vùng sản xuất rau lớn nhất cả nước nhưng sản xuất ở quy mô nhỏ lẻ, phân tán, giá thành cao, chất lượng thấp, tổn thất sau thu hoạch lớn... Vì vậy, việc hỗ trợ, nâng cao năng lực ứng dụng và đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp an toàn trong vùng Đồng bằng sông Hồng rất quan trọng.
Những năm qua, hoạt động ứng dụng và chuyển giao công nghệ (CGCN) tại Vĩnh Phúc đã có những bước tiến đáng kể. Trung bình mỗi năm, Vĩnh Phúc triển khai 80 – 100 đề tài cấp tỉnh nghiên cứu các tiến bộ kỹ thuật ứng dụng vào đời sống, sản xuất. Khoa học và công nghệ (KH&CN) đóng góp 33,3% vào tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm của tỉnh bình quân hàng năm (RGDP).
Ngày 21/4 tới, tại Ninh Bình, trong khuôn khổ Hội nghị giao ban khoa học và công nghệ (KH&CN) lần thứ XI vùng Đồng bằng sông Hồng, Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ phối hợp với Sở KH&CN Ninh Bình sẽ tổ chức Hội thảo “Liên kết, ứng dụng và đổi mới công nghệ trong sản xuất nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng”.
Các tổ chức khoa học và công nghệ (KH&CN) hoạt động nghiên cứu, ứng dụng nằm trong 4 ngành công nghiệp trọng điểm tại TP.HCM sẽ được hỗ trợ cơ sở vật chất, chương trình đào tạo, tài chính… để đạt các tiêu chuẩn của một tổ chức tiên tiến.
Hai em Điểu Linh và Voong Thị Hồng Hạnh đều là học sinh người dân tộc thiểu số đang học lớp 12 trường TNHT Dân tộc nội trú Đắk R’Lấp, huyện Đắk R’Lấp (tỉnh Đắk Nông) vừa được một trường đại học ở TP. Hồ Chí Minh cấp học bổng toàn phần.
Chiều 30/3/2017, tại trụ sở UBND tỉnh Hà Nam đã diễn ra Lễ ký kết “Chương trình phối hợp hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) giữa Bộ KH&CN và UBND tỉnh Hà Nam giai đoạn 2017-2020”. Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hà Nam Nguyễn Đình Khang đồng chủ trì buổi Lễ.
Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Quảng Nam đã có những chỉ đạo kịp thời, sắc nét để hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) của tỉnh có hai sự xoay trục vào các sản phẩm chủ lực và tập trung cho doanh nghiệp, đưa các kết quả nghiên cứu khoa học nhanh chóng đi vào cuộc sống, phù hợp với chỉ đạo của Đảng, Chính phủ cũng như định hướng phát triển của toàn ngành KH&CN.
Tình trạng sử dụng hóa chất, nguyên liệu độc hại trong sản xuất và chế biến thực phẩm diễn ra phổ biến ở nước ta những năm gần đây. Đặc biệt, các thành phẩm qua xử lý hóa chất ngày càng tinh vi với màu sắc rất tự nhiên để dễ dàng qua mặt các cơ quan chức năng và người tiêu dùng. Thực tế đó đặt ra trọng trách nặng nề cho các cơ sở phân tích, thí nghiệm trong việc phát hiện, cảnh báo kịp thời những nguy cơ về mất an toàn thực phẩm (ATTP).
Tối 9/3, tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc tế Cần Thơ đã diễn ra Lễ khai mạc Triển lãm Festival quốc tế nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long do Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Phát triển thương hiệu Việt thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp tổ chức.
Hạc Trì và Gia Thanh là 2 giống hồng ngâm không hạt ngon nổi tiếng lâu đời của Phú Thọ nhưng người dùng ít có cơ hội thưởng thức. Nguyên nhân là cây hồng Hạc Trì không thể chiết cành theo cách thông thường, còn hồng Gia Thanh chỉ có chất lượng tốt khi trồng ở xã này.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng Vườn ươm công nghệ công nghiệp Việt Nam-Hàn Quốc tại Cần Thơ là vốn quý của Vùng ĐBSCL và cả nước, là một thành tố của hệ sinh thái khởi nghiệp trong bối cảnh Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp của quốc gia và Quốc hội chuẩn bị thông qua dự án Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.