KH&CN địa phương Thứ ba, 23/04/2024 , 01:47 pm
Cập nhật : 04/02/2016 , 16:02(GMT +7)
Xử lý rác thải tại các bãi chôn lấp tập trung
Chế phẩm sinh học xử lý nước thải BIO - CNLM-S
PGS.TS. Đặng Xuân Hiển và các cộng sự Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội vừa nghiên cứu thành công công nghệ tích hợp hóa lý – sinh học để xử lý nước rỉ rác tại các bãi chôn lấp rác tập trung. Công nghệ này được đánh giá hiệu quả, an toàn và bền vững với môi trường và phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Giải quyết vấn đề rác đô thị

Chất thải rắn sinh hoạt từ các đô thị đang là một vấn đề nan giải của hầu hết các nước trên thế giới, trong đó có cả nước phát triển như Pháp, Hoa Kỳ, Canada, Anh Quốc, Tây Ban Nha.  Ở nước phát triển đã vậy, với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam càng trở nên bức thiết. Theo các nhà khoa học, nước rác thải có thể coi là chất ô nhiễm sinh thái, có khả năng gây hại cho cuộc sống con người, thực vật và động vật, đặc biệt là nguồn nước ngầm.

Tại Việt Nam, cùng với sự phát triển của kinh tế đất nước, tốc độ đô thị hóa phát triển nhanh chóng, lượng chất thải rắn sinh hoạt sinh ra càng hoạt sinh ra càng nhiều ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái và đe dọa chất lượng cuộc sống của con người. Hiện nay, lượng chất thải rắn sinh ra ngày một nhiều trên hầu hết các tỉnh thành cả nước. Ước tính tính một năm cả nước thải ra khoảng 1950 tấn, trong đó chất thải sinh hoạt chiếm 900 tấn, tỷ lệ thu gom chất thải rắn chỉ đạt 50 – 60%. Theo PGS.TS. Đặng Xuân Hiển, ở Việt Nam xử lý rác thải bằng phương pháp chôn lấp là phổ biến nhưng hầu hết các bãi chôn lấp đều trong tình trạng báo động, gây ô nhiễm môi trường và cần được xử lý nâng cấp.

Các bãi rác này đều không đúng kỹ thuật, không theo quy hoạch. Rác tải khi thu gom về không được phân loại khi chôn lấp vì vậy nước rỉ  rác vừa có tải lượng lớn vừa có nồng độ chất ô nhiễm cao, có thành phần phức tạp, khó xử lý.

Vấn đề xử lý rác thải ở Việt Nam mới được quan tâm 10 năm trở lại đây nên những nghiên cứu về công nghệ chưa nhiều. Các hệ thống được xây dựng để xử lý nước rỉ rác được hình thành chủ yếu do tính bức xúc tại địa phương - nơi có rác chôn lấp. Do vậy công nghệ xử lý nước rỉ rác cũng có tính đặc thù cao được xác lập bởi đơn vị thực hiện công nghệ, năng lực công nghệ và điều khả thi hiện có của địa phương. 

Khả năng cạnh tranh cao

Đến nay, Việt Nam vẫn chưa có công nghệ hoàn chỉnh để xử lý nước rỉ rác của bãi chôn lấp rác. Một số dự án thất bại do công nghệ không ổn định, hiệu suất xử lý thấp, chi phí hóa chất và năng lượng lớn tạo ra nguy cơ ô nhiễm thứ cấp, giá thành xử lý quá cao. Tuy giá thành cao nhưng nước sau xử lý không đạt được tiêu chuẩn thải ra môi trường. Vì thế cần thiết phát triển một công nghệ tích hợp hóa lý – vi sinh- sinh thái để xử lý hiệu quả rác, an toàn, phù hợp với điều kiện với Việt Nam.

Ở nước ta sử dụng công nghệ tích hợp hóa lý – vi sinh – sinh thái để xử lý nước rỉ rác còn khá mới mẻ và hạn chế. Trong những năm gần đây, một số đơn vị đã nghiên cứu triển khai một số công nghệ xử lý nước rỉ rác nhưng do chưa đủ cơ sở khoa học khi lựa chọn công nghệ và tính toán nên hiệu quả xử lý chưa cao, còn gây ô nhiễm thứ cấp.

Để góp phần giải quyết thực trạng trên, từ tháng 01/2012, nhóm nghiên cứu của PGS.TS. Đặng Xuân Hiển và các cộng sự Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã triển khai Đề tài “Nghiên cứu xây dựng công nghệ tích hợp hóa lý – sinh học thích ứng, hiệu quả, an toàn và bền vững với môi trường sinh thái để xử lý nước rỉ rác tại các bãi chôn lấp rác tập trung”.

Nhóm nghiên cứu đã thu thập tài liệu và đánh giá tổng quan các công nghệ xử lý nước rỉ rác, đánh giá thực trạng và xu thế phát triển các công nghệ xử lý nước rác trên thế giới; Nghiên cứu phát triển công nghệ hóa lý có hiệu suất chuyển hóa cao và hiệu quả các thành phần ô nhiễm trong nước rỉ rác. Nhóm nghiên cứu cũng  phát triển và sản xuất chế phẩm vi sinh vật làm tác nhân sinh học để xử lý ô nhiễm nước rỉ rác.

TS. Trương Nam Hải, nguyên Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết,  sau 3 năm nghiên cứu, Đề tài đã thiết lập được quy trình công nghệ tích hợp (hóa lý - vi sinh - sinh thái) để xử lý hiệu quả nước rỉ rác, quy mô 30-100m3/ngày đêm. Với quy trình này, nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn theo cột B2, QCVN 25:2009/BTNMT, hiệu quả xử lý nước cao hơn các công nghệ hiện hành đang ứng dụng ở Việt Nam. Công nghệ này thự sự an toàn, bền vững với môi trường và phù hợp với điều kiện Việt Nam. 

Tại buổi nghiệm thu cấp Nhà nước đối với Đề tài này, GS.TS. Trần Hiếu Nhuệ, Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu cho biết, ngành công nghiệp môi trường có thể căn cứ vào kết quả Đề tài mở ra một hướng mới trong tích hợp công nghệ, thiết kế chế tạo, lắp đặt và chuyển giao công nghệ các dây chuyền xử lý rác thải hiệu quả, an toàn và thân thiện với môi trường. Giá thành của sản phẩm chỉ bằng 70 – 80% sản phẩm nhập ngoại cùng loại.

Dự kiến, mô hình ứng dụng công nghệ tích hợp hóa lý – vi sinh – sinh thái xử lý nước rỉ rác từ bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt sẽ được lắp đặt tại Hà Nội. Chất lượng nước sau xử lý đạt chất lượng theo QCVN 25:2009/BTNMT. Sau khi tiến hành thực nghiệm xong sẽ bàn giao cho địa phương xử lý nước rỉ rác từ bãi chôn lấp rác của địa phương. Kết quả Đề tài sẽ được ứng dụng tại các công ty xử lý rác, tái chế chất thải, các cơ sở chế biến lâm sản.

Bài, ảnh: Hoàn Phương

 


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Video  
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner