Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Hoạt động KH&CN Thứ bảy, 02/11/2024 , 02:17 pm
Cập nhật : 22/11/2018 , 10:11(GMT +7)
Việt Nam – Thúc đẩy nghiên cứu, chế tạo vi mạch điện tử
Phó Viện trưởng Viện Ứng dụng Công nghệ Phạm Hương Sơn phát biểu tại Hội thảo
Ngày 21/11 tại Hà Nội, Viện Ứng dụng Công nghệ (Bộ KH&CN) đã tổ chức hội thảo Thiết kế và Chế tạo Vi mạch 2018 (WeFab 2018). Hội thảo được tổ chức nhằm mục đích tập hợp các nhà nghiên cứu, chuyên gia, các nhà phát triển, sản xuất và các nhà hoạch định chính sách để tạo ra mạng lưới thúc đẩy ngành nghiên cứu và chế tạo vi mạch tại Việt Nam.

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Viện trưởng Viện Ứng dụng Công nghệ Phạm Hương Sơn cho biết: vi mạch là một sản phẩm công nghiệp cơ bản, mấu chốt trong tất cả các sản phẩm công nghiệp, nhất là công nghiệp điện tử. Việc chủ động thiết kế được các dòng vi mạch điện tử có chức năng đa dạng và cập nhật về công nghệ sẽ giúp nâng cao giá trị sản phẩm điện tử sản xuất tại Việt Nam. Ngoài ra, việc nghiên cứu thiết kế và chế tạo thành công vi mạch còn đóng góp vào công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho nền kinh tế tri thức; giảm nhập siêu linh kiện điện tử và giải pháp công nghệ; tạo ra các sản phẩm có ảnh hưởng và tác động lớn đến sự phát triển của nền kinh tế đất nước.

Đồng ý với quan điểm trên, Vụ Phó vụ Công nghệ Cao (Bộ KH&CN) Lý Hoàng Tùng cho rằng: công nghệ thiết kế và chế tạo vi mạch đóng một vai trò rất quan trọng trong công cuộc phát triển nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Điều này được thể hiện qua những chính sách hỗ trợ của Chính phủ như: Luật công nghệ cao (7/2009), Nghị định 95/2014/NĐ-CP quy định về đầu tư và cơ chế tài chính hoạt động KH&CN,…đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành thiết kế và chế tạo vi mạch thời gian qua.

Bên cạnh đó, công tác nghiên cứu và chế tạo vi mạch là một trong những ngành công nghệ mũi nhọn với những giá trị rất to lớn. Tại Việt Nam, cùng với những chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, sự tham gia của doanh nghiệp và cộng đồng sẽ là những động lực để đưa nghành chế tạo vi mạch của đất nước tiến lên nấc thang mới, mang lại lợi ích cộng đồng, xã hội.

“Hội thảo là cơ hội tuyệt vời để các đại biểu, chuyên gia trong và ngoài nước cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm, tháo gỡ khó khăn cũng như đề ra những giải pháp phù hợp trong đào tạo, nghiên cứu, triển khai và sản xuất vi mạch tại Việt Nam” Phó Vụ trưởng Lý Hoàng Tùng chia sẻ.

Một số sản phẩm vi mạch, điện, điện tử được giới thiệu tới các đại biểu tại Hội thảo

Nhấn mạnh vai trò nghiên cứu, chế tạo vi mạch, Giám đốc Công nghệ tập đoàn MK Lê Minh Quốc (tập đoàn chuyên sản xuất thẻ thông minh cho ngân hàng, truyền thông và các sản phẩm bảo mật khác) cho rằng: Tập đoàn MK rất mong muốn sử dụng những sản phẩm vi mạch made in Viet Nam thay vì phải dùng sản phẩm có xuất sứ từ nước ngoài. Do vậy, Hội thảo được tổ chức là cơ hội tốt để các đơn vị, doanh nghiệp trong nước cùng tìm ra hướng, giải pháp phát triển phù hợp, đặc biệt là trước làn sóng cách mạng công nghiệp lần thứ 4 hiện nay.

Theo Ban tổ chức, xuất khẩu linh kiện và sản xuất đồ điện tử đã đóng góp phần lớn vào sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt việc chế tạo vi mạch, linh kiện, thiết kế vi mạch,... là nhóm ngành đứng hàng đầu trong danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quyết định số 66/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 25 tháng 11 năm 2014.

Cũng trong khuôn khổ Hội thảo, các đại biểu tham dự đã chia sẻ kinh nghiệm và giới thiệu sản phẩm, sáng kiến thông qua các tham luận như: thách thức và cơ hội cho Thiết kế và Chế tạo vi mạch tại Việt Nam; thiết kế và mô hình hóa vi mạch; phát triển vi mạch và cảm biến; giải pháp nhúng ứng dụng vi mạch trong y sinh,…

Tin, ảnh: Hoàng Phiêu


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner