Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Hoạt động KH&CN Thứ năm, 07/11/2024 , 03:30 am
Cập nhật : 10/10/2012 , 14:10(GMT +7)
Vì sao nghề trồng hoa ở Việt Nam kém phát triển?
Công nghệ trồng hoa Việt Nam vẫn lạc hậu so với thế giới. (Ảnh: Phương Hoàn)
Sự lạc hậu, chưa quan tâm đúng mức đến công đoạn sau thu hoạch và việc thương mại hóa các sản phẩm còn yếu kém là hai nguyên nhân gây nên khó khăn lớn trong quá trình phát triển của ngành hoa Việt Nam.

“Đói” thông tin về khoa học kỹ thuật

Ông Đoàn Hữu Thanh, giám đốc Trung tâm Ứng dụng Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Hải Phòng cho biết, người trồng hoa đang bị “đói” thông tin về khoa học kỹ thuật (KHKT). Tiến bộ KHKT mới chưa đến được với người trồng hoa, nhất là công nghệ bảo quản và chế biến sản phẩm sau thu hoạch cho hoa, cây cảnh. Vì vậy các sản phẩm hoa, cây cảnh của thành phố chưa có sức cạnh tranh.

“Việt Nam có tiềm năng lớn về sản xuất hoa để cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu, nhưng hiện nay ngành sản xuất hoa đang có dấu hiệu chững lại. Diện tích đất nông nghiệp đang bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa ngày càng mạnh mẽ. Hàng năm, nông dân Việt Nam có thể sản xuất tới 2,7 tỷ cành hoa các loại nhưng số hoa xuất ra thị trường nước ngoài chỉ chiếm 4 – 5%. Nguyên nhân là công nghệ sau thu hoạch chưa được áp dụng nhiều vào sản xuất. Người dân trồng hoa chủ yếu làm theo thói quen truyền thống, nhiều vùng hoa lớn như Đà Lạt, Mê Linh hay Tây Tựu cũng chỉ dừng lại ở mức dùng nhà lưới cho hoa hay nuôi cấy mô trong việc nhân giống; còn khâu bảo quản sau thu hoạch thì rất yếu”, TS. Lê Đức Thảo, Quyền Trưởng Bộ môn Đột biến và Ưu thế lai - Viện Di truyền Nông nghiệp chia sẻ.

Cùng quan điểm, ông Trần Huy Đường, đại diện người trồng hoa Đà Lạt cho rằng, xử lý sau thu hoạch đang là khâu yếu nhất trong chuỗi các công đoạn sản xuất hoa ở Đà Lạt. Theo ông Đường thì thị trường hoa Việt Nam quá dễ tính, quan trọng hơn là người trồng hoa Việt chưa nhận thức được tầm quan trọng và thiếu thông tin về việc ứng dụng KHKT vào công đoạn sau thu hoạch. Thực tế cho thấy ở Đà Lạt có hơn 90% hộ trồng hoa không có nhà đóng gói, 99% không có sử dụng thuốc bảo quản và cũng 99% số hộ trồng hoa không có nhà bảo quản lạnh.

Tự do “thương mại hóa”

TS.Lê đức Thảo chia sẻ, ở Nhật Bản, người trồng hoa chỉ việc lo sản xuất ra các loại hoa có chất lượng cao, còn các khâu khác đã có bộ phận khác xử lý. Vì thế, sản xuất hoa của họ trở thành một chu trình khép kín từ khi có cây giống đến khi ra thị trường. Trong khi người trồng hoa Việt Nam tự trồng, tự tìm thị trường tiêu thụ theo kiểu manh mún, không tập trung, không có sàn giao dịch hoa hay chợ hoa với quy mô lớn, ngay như Đà Lạt cũng chưa có một chợ hoa đúng nghĩa. Hình thức tiêu thụ hoa này đang gây bất lợi trực tiếp cho người sản xuất.

Tăng cường phát triển KH&CN là giải pháp mà ông Đoàn Hữu Thanh, giám đốcTrung tâm Ứng dụng KH&CN Hải Phòng cho rằng sẽ tăng năng suất và chất lượng hoa Việt Nam. Theo ông Thanh, cần đầu tư nhiều hơn cho công tác nghiên cứu tại chỗ, du nhập giống mới và quy trình trang thiết bị hiện đại trồng hoa của nước ngoài, hoàn thiện quy trình sản xuất, bảo quản giống hoa mới, ứng dụng tiến bộ KHKT nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị của hoa.

Bên cạnh đó, cần mở các chợ hoa, trung tâm hoa thương mại có tầm cỡ lớn để giao dịch. Tăng cường hợp tác quốc tế, kêu gọi nhà đầu tư nước ngoài trong nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao KHKT; tranh thủ các dự án đầu tư năng lực cho sản xuất địa phương nhằm tiếp thu kỹ thuật, công nghệ của nước bạn để người dân trồng hoa ở Việt Nam có điều kiện tiếp nhận KHKT tiên tiến nâng cao năng suất và chất lượng của hoa, từng bước vươn ra thị trường quốc tế.



 

 

 

 

 


 

Nguồn tin: Báo Đất Việt

Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner