Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Hoạt động KH&CN Thứ năm, 07/11/2024 , 12:21 pm
Cập nhật : 01/10/2011 , 08:10(GMT +7)
Ứng phó với biến đổi khí hậu: Nhiệm vụ cấp bách
Toàn cảnh buổi hội thảo ngày 28/9 tại Hà Nội (Ảnh: Hoàn Hiền)
Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã thực sự trở thành một trong những thách thức lớn nhất trong thế kỷ 21 và ngày càng tác động mạnh mẽ trên toàn thế giới, ảnh hưởng đến tất cả cộng đồng. Ứng phó với biến đổi khí hậu không chỉ là việc của riêng bộ, ngành nào mà còn là của toàn dân.

Đây là chủ đề chính được các đại biểu đưa ra thảo luận trong buổi hội thảo điều phối các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu trong ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ngày 28/9 tại Hà Nội.

 
Nhiệm vụ cấp bách
 
Việt Nam là một trong năm quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH trên thế giới. Tại cuộc họp, Ban Chỉ đạo quốc gia về Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH diễn ra ngày 3/3/2011, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo “Ứng phó với biến đổi khí hậu được coi là vấn đề sống còn của đất nước”.
 
Ứng phó với BĐKH, giảm thiểu rủi ro thiên tai là một nhiệm vụ trọng tâm quan trọng trong phát chiến lược triển kinh tế của quốc gia. Để làm tốt nhiệm vụ này, đòi hỏi phải có sự tập trung của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội, của các cấp, các ngành, các tổ chức, mọi người dân và cần được tiến hành với sự đồng thuận và quyết tâm cao của cả cộng đồng. Nhiệm vụ này còn được sự hỗ trợ lớn từ các tổ chức quốc tế trên phương diện hợp tác song phương, đa phương…
 
Ông Lê Công Thành,  Cục trưởng Cục  khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, Bộ đã xây dựng dự thảo cho chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu dài hơi từ nay đến năm 2050 nhằm ứng phó với hiện tượng BĐKH đang ngày càng diễn ra phức tạp ở Việt Nam.
 
PGS. TS. Đinh Vũ Thanh, Chánh Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo chương trình hành động thích ứng với biến đổi khí hậu - Bộ NN&PTNT khẳng định, Bộ cũng đã vạch ra nhiều chương trình hành động ứng phó với BĐKH. Hiện, Ban chỉ đạo chương trình hành động thích ứng với BĐKH với 22 thành viên đang hoạt động rất tích cực.
 
Từ năm 2012 Bộ NN&PTNN cũng sẽ tập trung vào 4 nội dung ưu tiên của Bộ như xây dựng và triển khai thực hiện Đề án giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp Việt Nam; xây dựng và triển khai thực hiện các nhiệm vụ, mô hình thích ứng nhằm giảm thiểu tác động xấu đến nông nghiệp hay xây dựng các nhiệm vụ về chính sách, quy hoạch, kế hoạch của các lĩnh vực thuộc ngành nông nghiệp giai đoạn 2011 – 2015 và tăng cường công tác tập huấn, phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân Việt Nam về BĐKH.
 
Ông Đinh Vũ Thanh cũng cho rằng, việc xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH được đặt ra vô cùng cấp bách. Việc thực hiện kế hoạch này đòi hỏi nguồn lực lớn, bao gồm cả nhân lực, vật lực và tài lực. Bên cạnh những hỗ trợ của cộng đồng quốc tế thông qua việc tăng cường năng lực, chia sẻ kiến thức, chuyển giao công nghệ và hỗ trợ tài chính để Bộ Nông nghiệp chỉ đạo thực hiện thành công kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu.
 
Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Đào Xuân Học, đây là cơ hội để các Bộ, ban, ngành trung ương và địa phương, các cơ quan quản lý và nghiên cứu, các nhà tài trợ và các tổ chức phi chính phủ chia sẻ kinh nghiệm, chiến lược và xác định các cơ hội hợp tác, phối kết hợp ứng phó với BĐKH trong ngành NN&PTNT, đồng thời cũng xác định các hoạt động chính sách cần đưa vào đối thoại với Chính phủ về chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu.
 
Có chiến lược cụ thể
 
Trong giai đoạn 2011 – 2015, tầm nhìn đến năm 2020, để ứng phó với BĐKH ngành NN&PTNT chú trọng và đặt các mục tiêu như: Ổn định, an toàn dân cư cho các thành phố, các vùng, miền, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng Bắc bộ, ven biển Miền Trung, sản xuất nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản ổn định, ít phát thải và phát triển bền vững.
 
Bên cạnh đó, cần đảo đảm an ninh lương thực, ổn định diện tích đất lúa 3,8 triệu ha, trong đó ít nhất 3,2 triệu ha canh tác lúa hai vụ trở lên, đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, các công trình dân sinh, hạ tầng kinh tế kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai.
 
Ngành Nông nghiệp cũng đề ra chỉ tiêu giữ vững mức độ tăng trưởng ngành 20%, giảm tỷ lệ đói nghèo 20% và giảm phát thải khí nhà kính 20% trong từng giai đoạn 10 năm.
 
Ông Lê Công Thành, Cục Trưởng Cục khí tượng thủy văn, Bộ Tài Nguyên và Môi trường cho rằng, vấn đề BĐKH đang làm “nóng” lên toàn cầu nhưng khi về mỗi quốc gia, xuống các địa phương, đặc biệt là khi về đến người dân nông thôn thường đã bị “nguội” hẳn và việc nâng cao hiểu biết cũng như nhận thức của người dân về vấn đề này hết sức quan trọng. Vì vậy, chỉ từ nhận thức của mỗi người thì hành động ứng phó với BĐKH mới đạt được kết quả cao.
 
Bà Toda Atsuko, đại diện tổ chức IFAD cũng cho rằng việc lập kế hoạch nên bắt đầu từ cộng đồng, từ đó có cơ sở để lồng ghép hoặc xây dựng các chiến lược mang tầm cỡ quốc gia. Có như vậy vừa tránh được việc xử lý chồng chéo mà mỗi cá nhân, mỗi địa phương, mỗi người dân đều nắm vững tinh thần của công tác ứng phó với BĐKH.
 
Theo Thứ trưởng bộ NN&PTNN Đào Xuân Học, hiện nay đã có 10 Bộ, ngành và 8 địa phương đang thực hiện triển khai các chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu. Hiện tại, những Chương trình quản lý thiên tai dựa vào các tỉnh cũng đang được triển khai tại một số tỉnh và trong thời gian tới, Bộ NN&PTNT sẽ tổ chức triển khai tại toàn bộ các tỉnh thành trong cả nước.
 
Tuy nhiên ông Học cũng chia sẻ, ngành nông nghiệp đang phải  đối mặt với vấn đề về kinh phí đầu tư, nhiều nghiên cứu đòi hỏi thời gian lâu hơn…
 
Phương Hoàn – Mai Chi



 

 


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner