Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Hoạt động KH&CN Thứ năm, 07/11/2024 , 10:44 pm
Cập nhật : 31/12/2010 , 10:12(GMT +7)
Ứng dụng và đổi mới công nghệ đối với sự phát triển doanh nghiệp
Vinaxuki luôn chú trọng đầu tư, đổi mới công nghệ trong thiết kế và sản xuất
Ứng dụng và phát triển công nghệ theo hướng hiện đại để cạnh tranh, tồn tại và phát triển trong bối cảnh hội nhập toàn diện vào nền kinh tế quốc tế đã trở thành một yêu cầu cấp bách trong việc nâng cao trình độ công nghệ của các doanh nghiệp hiện nay.

Cần đầu tư ứng dụng và phát triển công nghệ

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, hiện nay doanh nghiệp Việt Nam là bộ phận kinh tế quan trọng, đóng góp 60% GDP của cả nước.

Tuy nhiên, trên 90% doanh nghiệp Việt Nam là vừa và nhỏ, khả năng cạnh tranh thấp, chủ yếu do trình độ khoa học, công nghệ, lạc hậu do chưa được đầu tư thích đáng. Các ngành công nghệ cao hầu như rất nhỏ bé, hàm lượng chất xám thấp, sử dụng nhiều lao động nhưng giá trị gia tăng thấp. (trừ một số doanh nghiệp liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài).

Ông Phạm Đình Thúy, Vụ trưởng Vụ Thống kê Công nghiệp khẳng định: Con đường duy nhất để phát triển doanh nghiệp Việt Nam là đầu tư ứng dụng và phát triển công nghệ để đủ sức cạnh tranh ngay trong nước và quốc tế trong xu thế hội nhập hiện nay.  Chính phủ và các Bộ, ngành đã và đang quan tâm phát triển KH&CN để nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam nhưng nhìn chung chưa được đầu tư và quan tâm đúng mức. Các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu nhỏ bé, chưa có thói quen, quan niệm đầu tư phát triển công nghệ để phát triển bền vững, lâu dài. Chi phí đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam cho nghiên cứu khoa học, đầu tư phát triển công nghệ còn thấp.

Gắn kết chặt chẽ giữa nhà khoa học và doanh nghiệp

Ông Trần Thanh Thủy, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Điện tử, Tin học, Tự động hóa (VIELINA), Bộ Công Thương nhận định, các sản phẩm nghiên cứu muốn đưa được vào ứng dụng cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa người sử dụng với người thiết kế. Người sử dụng phải là một thực thể của quá trình thiết kế và tham gia từ đầu đến cuối vào quá trình thiết kế, chế tạo sản phẩm. Việc người sử dụng được tham gia vào quá trình thiết kế, một mặt tạo sự thống nhất trong phân tích, lựa chọn các giải pháp kỹ thuật nhằm đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn sản xuất, một mặt giúp họ nắm bắt và làm chủ kỹ thuật sản phẩm chế tạo ra.
Về phía các nhà khoa học phải có quyết tâm theo đến cùng sản phẩm của mình. Thực tế cho thấy không có sản phẩm nào chỉ qua một hoặc hai thế hệ là hoàn thiện mà phải qua nhiều lần tiếp thu, hiệu chỉnh thì mới tạo ra được sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng. Do đó, nếu nhà khoa học không quyết tâm, kiên định thì rất dễ bỏ cuộc và sẽ không thể tạo ra sản phẩm có thể đưa vào thực tế được.

Đối với nhà khoa học, ai cũng muốn tạo ra được sản phẩm có thể áp dụng sâu, rộng vào thực tế để góp phần thúc đẩy xã hội phát triển đồng thời cũng  khẳng định năng lực của mình. Nhưng để thực hiện điều này cần có sự ủng hộ và gắn kết chặt chẽ của doanh nghiệp chứ không thể chỉ cố gắng một phía từ các nhà khoa học mà được.

Về phía Nhà nước nên tập trung đầu tư có chọn lọc, có trọng điểm và đầu tư đến cùng để đảm bảo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học có thể chuyển hóa thành sản phẩm phục vụ đời sống. Các đề tài có kết quả tốt, thì nên tạo điều kiện để đề tài được chuyển sang giai đoạn dự án sản xuất thử nghiệm. Kết quả của các dự án sản xuất thử nghiệm là thước đo chính xác nhất đánh giá hiệu quả đầu tư của Nhà nước cho KH&CN..
Bài và ảnh: Mai Chi


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner