Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Hoạt động KH&CN Thứ tư, 06/11/2024 , 12:22 pm
Cập nhật : 05/12/2013 , 15:12(GMT +7)
Ứng dụng tiến bộ KHKT phát triển nguồn dược liệu quý tại Bắc Giang
Chú thích ảnh: Cây địa hoàng được coi là một dược liệu quý (ảnh: Internet)
Nhằm khôi phục và phát triển nguồn dược liệu quý vốn có của địa phương, từ năm 2012 nhóm nghiên cứu thuộc Công ty CP Dược phẩm Bắc Giang đã tiến hành triển khai dự án “Ứng dụng khoa học kỹ thuật để phát triển vùng nguyên liệu địa hoàng theo hướng GACP – WHO và chế biến một số thành phẩm từ địa hoàng”. Tuy đến năm 2014 dự án mới được nghiệm thu nhưng đã cho nhiều kết quả tốt, khả năng nhân rộng dự án sau khi nghiệm thu được đánh giá là rất khả thi.

Khôi phục và phát triển giống dược liệu quý

Từ xa xưa, ông cha ta đã xây dựng một nền y học dân tộc vững, có bản sắc, đặc trưng riêng. Đảng và Chính phủ luôn quan tâm tới nguồn dược liệu làm thuốc, việc phát triển nền Y học Việt Nam trên cơ sở kết hợp giữa Y học cổ truyền và y học hiện đại. Đặc biệt, trong thời kỳ hội nhập WTO, Chính phủ đã xác định thế mạnh của Việt Nam là dược liệu. Do vậy, định hướng phát triển công nghiệp dược của Việt Nam giai đoạn đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 chú trọng phát triển nguồn nguyên liệu làm thuốc đi từ nguồn dược liệu mà Việt Nam nuôi trồng chế biến được dược liệu.

Theo Quyết định số 1831/QĐ-TTg ngày 01/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn miền núi giai đoạn 2011 – 2015” đã thể hiện rõ điều này.

Theo đó, Bắc Giang là một tỉnh trung du miền núi có nhiều lợi thế về khí hậu cho nhiều loài cây nhiệt đới, đặc biệt là cây thuốc. Nhiều loại dược liệu được trồng tại Bắc Giang và cung cấp cho thị trường trong nước. Trong các loại cây này có thể kể đến là địa hoàng, địa điền, thảo quyết minh, Cỏ ngọt… Đặc biệt, cây địa hoàng được đánh giá là một loại dược liệu quý. Từ địa hoàng chế biến thành các vị thuốc địa sinh, can địa hoàng, thục địa. Các vị thuốc này đều được dùng phổ biến trong Y học cổ truyền, nhất là thục địa, ngoài ra địa hoàng cũng có thể dùng tươi.

Với những lợi thế vượt trội của cây địa hoàng, trong thời gian qua nhiều công ty đã quan tâm phát triển và khai thác loại cây này. Công ty CP Dược phẩm Bắc Giang đã xây dựng và thực hiện dự án “Ứng dụng khoa học kỹ thuật để phát triển vùng nguyên liệu địa hoàng theo hướng GACP – WHO và chế biến một số thành phẩm từ địa hoàng”. Thời gian thực hiện dự án từ 2012 đến năm 2014.

Thạc sĩ Nguyễn Văn Sinh, Giám đốc Công ty Cổ phần dược phẩm Bắc Giang cho biết, Dự án về cây địa hoàng được xây dựng một trong những đề xuất từ đề tài “Nghiên cứu trồng trọt, thu hoạch, chế biến dược liệu sinh địa theo hướng GACP – WHO và quy trình chế biến một số thành phẩm từ sinh địa” đã thực hiện tại Bắc Giang do Công ty CP Dược Bắc Giang chủ trì. Trên cơ sở từ mô hình nghiên cứu sản xuất 0,2 ha giống địa hoàng của đề tài đã tạo ra nguồn giống để cung cấp cho mô hình trồng 5 ha thương phẩm của dự án.

Dự án được thực hiện với mục đích xây dựng mô hình sản xuất giống địa hoàng sạch bệnh, có hoạt chất iridoidglycosid toàn phần đạt tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam IV quy mô 1 ha; xây dựng và phát triển vùng sản xuất nguyên liệu địa hoàng làm thương phẩm theo hướng tiêu chuẩn GACP – WHO với duy mô 50 ha. Dự án còn nhằm xây dựng quy trình chế biến địa hoàng để được một số sản phẩm can điạ hoàng (sinh địa) và thục địa. Mục tiêu quan trọng nữa của dự án là  đào tạo tập huấn cho 20 cán bộ kỹ thuật và 100 nông dân về trồng trọt, thu hái chế biến, kiểm tra chất lượng và bảo quản dược liệu theo hướng GACP – WHO.

Mô hình trồng địa hoàng được lựa chọn triển khai tại xã Minh Đức - Việt Yên và xã Dình Trì – thành phố Bắc Giang, trong đó mô hình trồng giống là 0,2ha, mô hình trồng nguyên liệu là 1,0 ha. Việc trồng địa hoàng được tuân theo hướng GACP - WHO giúp các sản phẩm can địa hoàng, thục địa được sản xuất từ cây địa hoàng được chuẩn hóa từ nguồn nguyên liệu đầu vào và cho chất lượng tốt, ổn định.

Tạo vùng nguyên liệu sản xuất dược bền vững

Sau hai năm triển khai, tuy chưa nghiệm thu nhưng dự án đã thu được nhiều kết quả khả quan. Qua công tác chuyển giao kỹ thuật thông qua đào tạo tập huấn cho 20 cán bộ kỹ thuật và 100 nông dân tham gia dự án. Người tham gia dự án đã vận dụng khoa học kỹ thuật để triển khai mô hình trồng dược liệu theo hướng GACP theo một quy trình được mô tả chi tiết rõ ràng cho từng công đoạn. Từ giai đoạn chọn ruộng trồng, cách thức làm đất, kỹ thuật trồng, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh, kỹ thuật chăm bón, kỹ thuật thu hoạch và kỹ thuật chế biến sau thu hoạch.

Các quy trình rất sát với thực tế nên bà con nông dân dễ hiểu, dễ áp dụng. Đặc biệt, tác động lan tỏa từ người được đào tạo tập huấn rất hiệu quả. Từ những người tham gia lớp tập huấn đã thu hút được nhiều nông dân khác đăng ký tham gia những lớp tập huấn này, nhờ đó mà vùng dự án tăng thêm 5ha so với 1 ha trồng trước khi có dự án.

Chủ nhiệm dự án cho biết, năng suất trồng địa hoàng trên 1 đơn vị diện tích trước khi chưa có dự án đạt 21,6 tấn/ha nhưng sau khi tham gia dự án thì năng suất tăng khoảng 27 tấn/ha tăng 25% về sản lượng. Dự án còn góp phần hạn chế đáng kể việc nhập địa hoàng của Trung Quốc về Việt Nam sử dụng, Việt Nam đã tự sản xuất nuôi trồng được 33,75 tấn trong năm 2012 và 303, 75 tấn trong năm 2013 – 2014.

Với những kết quả bước đầu rất ấn tượng này thì khả năng nhân rộng dự án là rất lớn. Không những dự án khôi phục được cây địa hoàng, giúp loại cây này phát triển tốt trên đất Bắc Giang mà dự án còn tạo nên một vùng nguyên liệu địa hoàng rộng lớn có hàm lượng hoạt chất iridoidglycosid toàn phần được đánh giá phân tích không thua kém địa hoàng nhập ngoại. Đặc biệt, với giá thành thấp hơn giá địa hoàng nhập khẩu thì khả năng địa hoàng sản xuất tại Việt Nam sẽ có sức cạnh tranh trên thị trường.

Nhóm dự án cho biết, sẽ nhân rộng kết quả dự án này tại tỉnh Bắc Giang và trong tương lai có thể sẽ ra cả các tỉnh ngoài sau khi dự án kết thúc vào năm 2014.

Hoàng Anh
   

                                                                                                                       


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner