Tiềm lực KH&CN Thứ năm, 25/04/2024 , 06:48 pm
Cập nhật : 29/08/2014 , 23:08(GMT +7)
Ứng dụng công nghệ trong bảo quản, sơ chế và chế biến nông sản sạch
Toàn cảnh Hội thảo
Ngày 28/8, Cục Thông tin khoa học và công nghệ (KH&CN) Quốc gia phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Hải Dương và Sở KH&CN Hải Dương tổ chức “Hội thảo khoa học ứng dụng công nghệ trong bảo quản, sơ chế và chế biến nông sản sạch” tại Hải Dương.

 Hội thảo được tổ chức với mục đích giới thiệu tổng quan chung về chính sách, thị trường, công nghệ và các kết quả nghiên cứu của các viện, trường đại học trong lĩnh vực này cho các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp Hải Dương có thể lựa chọn công nghệ thích hợp trong việc ứng dụng công nghệ trong bảo quản, sơ chế và chế biến nông sản sạch.

Hải Dương được biết đến là một tỉnh có sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng là vải thiều. Vải thiều là loại quả ngon nổi tiếng ở huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Sau này giống vải thiều được nhân giống trồng ở nhiều khu vực khác trong cả nước như huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương, huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh, hay huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang.

Phát biểu tại hội thảo, bà Lê Thị Khánh Vân, Phó Cục trưởng, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia đã giới thiệu tổng quan chung về thị trường nông sản trong nước và thế giới; những cách thức lựa chọn công nghệ thích hợp và cung cấp thông tin công nghệ chế biến vải như: Vải đông lạnh, Vải đóng hộp, Si-rô vải, Nước giải khát lên men từ vải, Rượu vang vải, Thạch vải, Salat Vải, Mứt vải, Vải khô.

Bên cạnh đó, các đại biểu đã được nghe giới thiệu 11 công nghệ sơ chế và bảo quản rau quả, trong đó nổi bật là các công nghệ: sơ chế và xử lý rau quả tiền bảo quản, công nghệ bảo quản lạnh, công nghệ bao gói khí điều biến (MAP), công nghệ bảo quản bằng chế phẩm tạo màng phủ, công nghệ bảo quản bằng các chế phẩm hấp thụ hoặc ức chế quá trình sinh tổng hợp Ethylene ... Đây được xem là những công nghệ rất cần thiết đối với doanh nghiệp muốn sản xuất ra được những sản phẩm nông sản an toàn theo tiêu chuẩn ViệtGAP, GlobalGAP để xuất khẩu.

Ngoài ra, Thạc sỹ Tạ Thu Hằng, Trưởng phòng KHCN và Môi trường, Viện nghiên cứu và phát triển vùng giới thiệu với Hội thảo về công nghệ Cas. Đây là công nghệ không phá vỡ màng và thành tế bào nên được sử dụng trong bảo quản chế biến thực phẩm tươi như nông sản, thực phẩm, hải sản trong thời gian dài từ 1-2 năm.

Trong phần thảo luận, các đại biểu đã đặt ra nhiều câu hỏi liên quan đến chế biến vải và đặc sản của địa phương như: công nghệ bóc vỏ vải, chôm chôm, bóc cùi vải, bao gói vải; công nghệ sơ chế và bảo quản rau quả và qui trình đóng gói sản phẩm, bảo quản bánh gai. Các thắc mắc trên đã được các nhà khoa học – nhà quản lý giải đáp và đưa ra những lời khuyên hữu ích trong việc áp dụng công nghệ sạch, công nghệ tiên tiến để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm xuất khẩu.

Tin, ảnh: Ánh Tuyết


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Video  
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner